• 0888.91.91.98
  • Join group

Mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave) là gì? Cấu trúc & Quy tắc sóng

Mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave) là gì? Cấu trúc & Quy tắc sóng

Một trong hai thành phần quan trọng cấu tạo nên phương pháp sóng ElliottSinvest muốn đề cập đến hôm nay là Corrective wave – Mô hình sóng điều chỉnh.

Tại sao nói Corrective way là thành phần chủ chốt khi dùng lý thuyết sóng trong đầu tư Forex, mời các bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ Mô hình sóng điều chỉnh là gì và các quy tắc của nó như thế nào nhé!

1. Mô hình sóng điều chỉnh là gì?

Mô hình sóng điều chỉnh là mô hình gồm 3 sóng ngược xu hướng với mô hình sóng chủ (Impulse).

Để dễ phân biệt sóng điều chỉnh với sóng chủ, chúng được đánh dấu theo các chữ cái A-B-C.

Mô hình sóng điều chỉnh ABC
Mô hình sóng điều chỉnh ABC ngược
Mô hình sóng điều chỉnh ABC

Mô hình sóng điều chỉnh rất đa dạng về cấu trúc. Chúng ta sẽ đi lần lượt từng dạng mô hình sóng điều chỉnh.

2. Mô hình sóng Zigzag

Mô hình sóng Zigzag được ký hiệu là ZZ.

Mô hình sóng Zigzag (ZZ) có cấu trúc 3 sóng được đánh dấu A-B-C, nhìn chung di chuyển ngược với xu hướng chính. Đây là một trong những mô hình sóng Elliott điều chỉnh phổ biến nhất.

mô hình sóng điều chỉnh hình zigzag

2.1. Quy tắc mô hình sóng Zigzag

Sóng A phải theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).

https://vangsaigon.com/iupload/images/zzwavea.png

Sóng B chỉ có thể là mô hình sóng điều chỉnh và phải ngắn hơn sóng A về khoảng cách giá.

https://vangsaigon.com/iupload/images/zzwaveb.png

Sóng C phải theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).

https://vangsaigon.com/iupload/images/zzwavec.png

Sóng C có thể là mô hình Ending Diagonal (ED) nếu sóng A là mô hình Leading Diagonal (LD).

https://vangsaigon.com/iupload/images/zzwavec2.png

2.2. Các biến thể của mô hình sóng Zigzag

#1. Mô hình sóng Zigzag Running

Với mô hình Zigzag Running thì điểm cuối của sóng C không vượt qua điểm cuối của sóng A.

https://vangsaigon.com/iupload/images/zzrunning.png

#2. Mô hình sóng Zigzag Elongated

Với mô hình Zigzag Elongated thì sóng C rất dài so với sóng A, có thể dài bằng 2.618 lần sóng A.

https://vangsaigon.com/iupload/images/zzelongate.png

3. Mô hình sóng Double Zigzag và mô hình sóng Triple Zigzag

Các biến thể phổ biến của mô hình Zigzag (ZZ) là mô hình Double Zigzag (DZ) và mô hình Triple Zigzag (TZ).

Về bản chất thì chúng đều là các mô hình điều chỉnh. Mô hình Triple Zigzag (TZ) thì hiếm xảy ra. Tất cả các mô hình này tạo thành họ Zigzag (ZZ).

3.1. Mô hình Double Zigzag

Mô hình Double Zigzag (DZ) được tạo thành bằng 2 mô hình Zigzag (ZZ) được nối với nhau bởi một mô hình điều chỉnh tương đối ngắn gọi là sóng (X).

Mô hình Double Zigzag (DZ) được biểu thị bằng các sóng (W)-(X)-(Y) trong đó các sóng (W), (Y) theo mô hình Zigzag (ZZ).

https://vangsaigon.com/iupload/images/doublezz.png

3.2. Mô hình Triple Zigzag

Mô hình Triple Zigzag (TZ) được tạo thành bằng 3 mô hình Zigzag (ZZ) được nối với nhau bởi 2 mô hình sóng điều chỉnh tương đối ngắn gọi là sóng (X).

Mô hình Triple Zigzag (TZ) được biểu thị bằng các sóng (W)-(X)-(Y)-(X)-(Z) trong đó các sóng (W), (Y), (Z) theo mô hình Zigzag (ZZ).

https://vangsaigon.com/iupload/images/triplezz.png

3.3. Quy tắc mô hình sóng Double Zigzag và Triple Zigzag

  • Các sóng (W), (Y), (Z) phải theo mô hình Zigzag (ZZ).
  • Các sóng (X) có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình Expanding Triangle (ET).
  • Sóng (X) phải ngắn hơn sóng (W) về biên độ giá.
  • Sóng (Y) phải bằng hoặc dài hơn sóng (X) về biên độ giá.
  • Sóng (X) thứ hai phải ngắn hơn sóng (Y) về biên độ giá.
  • Sóng (Z) phải bằng hoặc dài hơn sóng (X) thứ hai về biên độ giá.
https://vangsaigon.com/iupload/images/dzdetail.png

Chú ý: Các mô hình sóng Double Zigzag (ZZ) và Triple Zigzag (TZ) chứa các mô hình Zigzag (ZZ) vì thế các biến thể Zigzag (ZZ) Running, Zigzag (ZZ) Elongated cũng hàm chứa trong các mô hình sóng này.

4. Mô hình sóng Flat

Mô hình sóng Flat được ký hiệu là FL.

mô hình sóng điều chỉnh Flat

Các mô hình Flat (FL) là một dạng rất phổ biến của các mô hình sóng điều chỉnh. Chúng khác với các mô hình Zigzag (ZZ) ở chỗ chúng có xu thế di chuyển dập dềnh chứ không phải lên mạnh hoặc xuống mạnh, vì thế mới có tên gọi “Flat”.

Đồng thời mô hình Flat (FL) không theo cấu trúc sóng 5-3-5 mà theo cấu trúc sóng 3-3-5 hoặc 3-3-7. Ngược lại các mô hình Zigzag di chuyển lên hoặc xuống nhanh và mạnh và theo cấu trúc sóng 5-3-5.

4.1. Quy tắc mô hình sóng Flat

  • Sóng A có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.
  • Sóng B có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).
  • Sóng B phải hồi lại ít nhất 50% sóng A về giá (theo Fibonacci Retracement) và phải ngắn hơn 2 lần chiều dài sóng A (0.5A ≤ B ≤ 2A).
  • Sóng C chỉ có thể là mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED) hoặc Double Zigzag (DZ). Nếu sóng C theo mô hình Double Zigzag (DZ) mà sóng X mở rộng thì cấu trúc sóng bên trong của mô hình Flat (FL) là 3-3-3 nhưng nếu sóng X không mở rộng thì cấu trúc sóng bên trong của mô hình Flat (FL) là 3-3-7.
  • Sóng C không dài hơn 3 lần chiều dài sóng A (C ≤ 3A).
  • Sóng C phải chia sẻ vùng giá với sóng A.
https://vangsaigon.com/iupload/images/flat2.png
https://vangsaigon.com/iupload/images/flat3eee.png

4.2. Các biến thể của mô hình sóng Flat

#1. Mô hình Flat Irregular

Mô hình sóng Flat Irregular là dạng sóng đặc biệt phổ biến của mô hình sóng Flat. Ở đây sóng B được mở rộng và vượt qua điểm cuối của sóng chủ trước đó (nói cách khác là vượt qua điểm khởi đầu sóng A).

Sức mạnh của sóng B cho thấy thị trường muốn đi theo hướng của sóng B. Nếu sóng C dài hơn nhiều so với sóng A thì sức mạnh đó sẽ kém đi. 

https://vangsaigon.com/iupload/images/flatirregu.png

#2. Mô hình Flat Running

Với mô hình Flat Running thì điểm cuối của sóng C không vượt qua điểm cuối của sóng A. Điều này thể hiện sức mạnh của xu hướng chính. 

https://vangsaigon.com/iupload/images/flatrunnin.png

#3. Mô hình Flat Elongated

Với mô hình Flat Elongated thì sóng C rất dài so với sóng A, có thể dài bằng 2.618 lần sóng A. Ở dạng sóng này thì sóng C thường theo dạng sóng chủ mở rộng sóng thứ 5.

https://vangsaigon.com/iupload/images/flatelonga.png

5. Mô hình sóng Double Three và mô hình sóng Triple Three

Mô hình Double Three được ký hiệu là D3 và mô hình Triple Three được ký hiệu là T3.

Các mô hình Double Three (D3) rất phổ biến trong khi các mô hình Triple Three (T3) thì hiếm gặp hơn.

5.1. Quy tắc

  • Sóng (W) có thể theo bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào trừ các mô hình Triangle (Contracting, Expanding), các mô hình Double hoặc Triple.
  • Sóng (X) có thể theo bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Mức hồi lại tối thiểu của sóng (X) là 50% sóng (W); mức hồi lại tối đa của sóng (X) là 400% sóng (W).
  • Sóng (Y) có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Sóng (Y) phải lớn hơn sóng (X) về giá trừ trường hợp sóng (Y) là mô hình Triangle (Contracting, Expanding).
  • Sóng (X) thứ hai có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Mức hồi lại tối thiểu của sóng (X) thứ hai là 50% sóng (Y); mức hồi lại tối đa của sóng (X) thứ hai là 400% sóng (Y).
  • Sóng (Z) có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Tuy nhiên sóng (Z) không thể là một Zigzag (ZZ) nếu sóng (Y) là một Zigzag (ZZ). Sóng (Z) phải lớn hơn sóng (X) thứ hai về giá.

5.2. Mô hình sóng Double Three

Mô hình Double Three (D3) được tạo thành bằng 2 mô hình sóng điều chỉnh với điều kiện không cùng dạng Zigzag (ZZ) được nối với nhau bởi một mô hình sóng điều chỉnh ngắn gọi là sóng (X).

Mô hình Double Three (D3) được biểu thị bằng các sóng (W)-(X)-(Y) trong đó các sóng (W), (Y) không cùng dạng sóng Zigzag (ZZ). 

https://vangsaigon.com/iupload/images/d301.png

Chi tiết cấu trúc sóng của mô hình Double Three (D3)

Sóng (W) là Zigzag (ZZ) trong khi sóng (Y) là các dạng Triangle (Contracting, Expanding) hoặc các dạng Flat (FL).

https://vangsaigon.com/iupload/images/d302.png

Sóng (W) là các dạng Flat (FL) trong khi sóng (Y) là các dạng Flat (FL), Zigzag (ZZ) hoặc Triangle (Contracting, Expanding):

https://vangsaigon.com/iupload/images/d303.png

5.3. Mô hình sóng Triple Three

Mô hình Triple Three (T3) được tạo thành bằng 3 mô hình sóng điều chỉnh với điều kiện không cùng dạng Zigzag (ZZ) được nối với nhau bởi hai mô hình điều chỉnh ngắn gọi là sóng (X).

Mô hình Triple Three (D3) được biểu thị bằng các sóng (W)-(X)-(Y)-(X)-(Z) trong đó các sóng (W), (Y), (Z) không cùng dạng sóng Zigzag (ZZ).

https://vangsaigon.com/iupload/images/t301.png

Chi tiết cấu trúc sóng của mô hình Triple Three (T3)

Sóng (W) là các dạng Zigzag (ZZ) trong khi sóng (Y) là các dạng Flat (FL) và sóng (Z) là các dạng Triangle (Contracting, Expanding):

https://vangsaigon.com/iupload/images/t302.png

Sóng (W) là các dạng Flat (FL) trong khi sóng (Y) và sóng (Z) là các dạng Flat (FL), Zigzag (ZZ) hoặc Triangle (Contracting, Expanding) nhưng sóng (Z) không là Zigzag (ZZ) khi sóng (Y) đã là Zigzag (ZZ): 

https://vangsaigon.com/iupload/images/t303.png

6. Mô hình Contracting Triangle và mô hình Expanding Triangle

Có 2 dạng mô hình tam giác phổ biến là Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).

Mô hình Contracting Triangle (CT) được ký hiệu là CT, mô hình Expanding Triangle được ký hiệu là ET.

Các mô hình này điều chỉnh có cấu trúc 5 sóng, được đánh dấu A-B-C-D-E, di chuyển trong 2 đường kênh giá hội tụ (contracting) hoặc mở rộng (expanding) được vẽ từ A đến C và từ B đến D.

6.1. Mô hình Contracting Triangle

Mô hình Contracting Triangle (CT) khá phổ biến. Trong mô hình này thì 2 đường kênh giá AC, BD hội tụ dần.

Quy tắc của mô hình sóng Contracting Triangle (CT)

  • Sóng A chỉ có thể là một Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ), hoặc Flat (FL).
  • Sóng B chỉ có thể là một Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ).
  • Sóng C và sóng D có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình Contracting Triangle (CT) hoặc Expanding Triangle (ET).
  • Các sóng A, B, C và D phải di chuyển trong hoặc gần với các đường kênh giá AC và BD. Sự giao nhau của các đường kênh giá phải xuất hiện sau khi kết thúc sóng E. Các đường kênh giá phải hội tụ, chúng không thể song song nhau.
  • Một trong các đường kênh giá có thể nằm ngang (nên mô hình Contracting Triangle (CT) có thể là dạng Symmetrical Triangle, hoặc dạng Ascending Triangle hoặc dạng Descending Triangle).
  • Sóng E có thể là một Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ) hoặc Contracting Triangle (CT).
  • Sóng E phải ngắn hơn sóng D về giá và sóng E phải dài hơn 20% sóng D về giá (0.2D < E < D).
  • Hoặc sóng A hoặc sóng B phải là sóng dài nhất về giá. Sóng E phải kết thúc trong vùng giá của sóng A. Sóng E phải di chuyển trong hoặc gần với đường kênh BD.
https://vangsaigon.com/iupload/images/contrasos.png

Các biến thể của mô hình sóng Contracting Triangle (CT)

  • Khi 2 đường kênh AC, BD hội tụ đối xứng thì có dạng Contracting Triangle (CT) Symmetrical.
  • Khi 2 đường kênh AC, BD hội tụ trong đó AC nằm ngang (Horizonal) và BD hướng xuống (Descending) thì có Contracting Triangle (CT) Descending.
  • Khi 2 đường kênh AC, BD hội tụ trong đó BD nằm ngang và AC hướng lên (Ascending) thì có Contracting Triangle (CT) Ascending.
  • Khi 2 đường kênh AC, BD hội tụ mà cùng chạy với hướng chếch lên hoặc chếch xuống thì có Contracting Triangle (CT) Running.
https://vangsaigon.com/iupload/images/contrasis.png

6.2. Mô hình Expanding Triangle

Mô hình Expanding Triangle (ET) rất ít phổ biến trong số các mô hình sóng Elliott. Trong mô hình này thì 2 đường kênh giá AC, BD mở rộng dần ra về phía bên phải.

https://vangsaigon.com/iupload/images/expandingt.png

Quy tắc của mô hình sóng Expanding Triangle (ET)

  • Tất cả 5 sóng A, B, C, D, E phải theo các mô hình Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ).
  • Sóng B phải ngắn hơn sóng C về giá nhưng dài hơn 40% sóng C về giá (0.4C < B < C). Các sóng A, B, C và D phải di chuyển trong hoặc gần với các đường kênh giá AC và BD. Sóng C phải ngắn hơn sóng D về giá nhưng dài hơn 40% sóng D về giá (0.4D < C < D).
  • Sóng A phải di chuyển trong hoặc gần trong đường kênh AC. Sự giao nhau của các đường kênh giá phải xuất hiện trước khi bắt đầu sóng A. Các đường kênh giá phải phân kỳ, chúng không thể song song nhau. Không có đường kênh giá nào nằm ngang.
  • Sóng E phải dài hơn sóng D và sóng D phải lớn hơn 40% sóng E về giá (0.4E < D < E). Hoặc sóng A hoặc sóng B là sóng ngắn nhất về giá. Sóng E phải di chuyển trong hoặc gần trong đường kênh BD.
https://vangsaigon.com/iupload/images/expanddzd.png

Mô hình Expanding Triangle (ET) không có các biến thể.

7. Kết luận

Qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày chi tiết cấu tạo của mô hình sóng điều chỉnh – cấu trúc quan trọng trong phương pháp sóng Elliott. Với những mô hình đa dạng trên, thật khó để nhận ra ngay lập tức được đó là mô hình gì. Vậy nên những nhà giao dịch lưu ý, luôn quan sát thật kỹ và cân nhắc theo dõi từng đợt sóng trong cấu trúc giá tổng thể để có thể áp dụng thành công!

Xem thêm: Cách kết hợp giữa Fibonacci và sóng Elliott hiệu quả trong Forex

Để có thể tiệm cận hơn nữa thành công trong giao dịch ngoại hối, mời các trader cùng tham khảo Khóa học Forex nền tảng cho người mới bắt đầu được Sinvest xây dựng và chia sẻ MIỄN PHÍ đến tất cả mọi người. Nhằm giúp các trader tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch.

Chúc các trader giao dịch thành công!

Câu hỏi thường gặp?

1. Mô hình sóng điều chỉnh trong Elliott là gì?

Mô hình sóng Corrective wave trong Elliott là các mô hình hình thành trong giai đoạn điều chỉnh giá của thị trường tài chính. Được xác định bởi những đợt giảm giá hoặc tăng giá ngắn hạn, những mô hình này giúp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá trong tương lai. Các mô hình sóng điều chỉnh thường được phân loại thành ba loại chính: mô hình Zig-zag, mô hình phẳng và mô hình tam giác. Mỗi loại mô hình sẽ có cách hình thành và xu hướng giá khác nhau, và nhà đầu tư cần phân tích và hiểu rõ để có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả.

2. Mô hình sóng Corrective wave trong Elliott được chia làm bao nhiêu loại?

Mô hình sóng điều chỉnh Elliott được chia thành 3 loại chính: mô hình zigzag, mô hình phẳng và mô hình tam giác.

3. Mô hình sóng điều chỉnh Elliott có tác dụng gì trong giao dịch tài chính?

Mô hình sóng điều chỉnh Elliott giúp các nhà đầu tư tài chính có thể đánh giá và dự đoán xu hướng giá của tài sản và đưa ra quyết định giao dịch hợp lý hơn.

    5/5 - 12 bình chọn

    Level 3: Phân tích kỹ thuật nâng cao

    SINVEST

    Tại sao SINVEST tồn tại?

    Bởi vì chúng tôi muốn làm nên một thứ gì đó có ích cho cộng đồng, cho những anh em trader Việt Nam có một địa chỉ tin cậy để tìm kiếm những kiến thức đúng về Forex, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh và lớn mạnh.

    Khi chúng ta có một cộng đồng đủ lớn, tiếng nói đủ lớn, chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích của chính mình.

    14 Bình luận
    • TUYÊN BỐ ẤN TƯỢNG :
      “Ngay từ khi sinh ra, SINVEST.vn đã được định vị là website chia sẻ kiến thức đầu tư Forex có-tâm-nhất-Việt-Nam, và chúng tôi luôn nỗ lực đạt được điều đó trong tâm trí cộng đồng.”
      CẦU CHÚC SINVEST.vn ĐƯỢC NHƯ Ý !

    • TÌNH CỜ GÕ RA MỘT TRANG “QUÁ HAY và ĐẦY ĐỦ” VỀ “LÝ THUYẾT” SÓNG ELLIOTT !
      CÁM ƠN TÁC GIẢ NHIỀU NHIỀU !

    • @@@ ED và LD là biến thể của mô hình impulse vậy ED và LD là IM sao nếu thế tại sao khoog ghi sog 1 là mh IM thôi mà phải ghi IM or Ld

    • Xin chào, em cám ơn sinvest đã đầu tư công sức viết những bài học chứa số lượng kiến thức rất bổ ích.
      Em có đọc comment nghe sinvest nhắc đến chu kì hay còn gọi là biên độ về thời gian. Sinvest có thể viết một bài về cách tính chu kì không ạ?
      Chân thành cám ơn.

    • Xin chào Sinvest , sau một thời gian mày mò với google , thế nào lại may mắn tìn được sinvest ^^. Thật sự chỉ biết quá may mắn, tổng hợp đầy đủ hết các mô hình của EW. Mình có biết quyển Nguyên Lý Sóng Elliot nhưng mà không có bản Tiếng Việt, thật sự giới hạn quá lớn với mình, may mắn tìm được Sinvest mà mình tổng hợp được đầy đủ kiến thức cơ bản và các mô hình sóng. Chân thành cảm ơn Sinvest rất nhiều. Chúc sinvest nhiều sức khỏe và thành công !
      —————
      Sinvest qua thời gian đọc và tìm hiểu mình có 1 băn khoăn đó là , có khi nào sóng đẩy 1->5 hoàn thành xong rồi tới giai đoạn sóng điều chỉnh thì có thể là mô hình khác ngoài mô hình Zig Zag và Flat A, B, C không ạ ?
      Kiểu như là mô hình WXY , WXYXZ hoặc là các mô hình khác ngoài mô hình Zig Zag và Flat ( A,B,C ). Hay là bắt buộc sóng đẩy 1-5 xong là hình thành mô hình Zig Zag và Flat ( A,B,C ). Và các mô hình các chỉ được phép bên trong ạ !

      • Chào Nguyen Hoan! Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi “không đơn giản” như vậy.:D Như bạn cũng thấy là lý thuyết sóng Elliott rất dài và khó nhớ đặc biệt là sóng điều chỉnh. Tôi sẽ không trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn, vì bạn càng đi sâu về lý thuyết thì bạn lại càng khó nhớ hơn.
        Đối với giao dịch theo sóng Elliott, điều quan trọng không phải là vẽ sóng Elliott dự đoán 5 sóng, 10 sóng tiếp theo như thế nào trong thời gian dài 1 năm, 2 năm – chả để làm gì cả! Mà theo tôi điều quan trọng là xác định được VỊ TRÍ và THỜI ĐIỂM KẾT THÚC sóng điều chỉnh để vào lệnh ăn sóng chính thuận xu hướng.
        Mà vấn đề này thuộc về kinh nghiệm nhiều hơn là lý thuyết, bạn hãy đọc comment trả lời ở phía trên của tôi để suy ngẫm xem nhé.
        Cảm ơn bạn! Rất mong nhận thêm những câu hỏi nữa từ bạn! 😀

      • Và cho phép mình hỏi thêm 1 câu cũng tương tự là : Ví dụ sóng 2 của sóng đẩy. Thì có thể hình thành mô hình tam giác luôn được không ạ ? Tức là khi kết thúc sóng 1, chuyển sang sóng 2 là hình thành luôn dạng tam giác a,b,c,d,e được không ạ ?
        Mình cảm ơn nhiều ạ , mong hồi đáp của Sinvest <3 <3 <3

    • Thân chào admin sinvest,
      Mình có thắc mắc là mô hình điều chỉnh tam giác (triangle) chỉ xuất hiện ở sóng 4, sóng B và vị trí của sóng X. Tại sao triangle không xuất hiện ở sóng 2 được? vì sóng 2 cũng có thể là dạng phức.
      Mong nhận được hồi âm từ admin
      ———–
      Mới hôm nay mình tìm thấy được trang web thực sự rất vui. Trang có thiết kế đơn giản, dễ đọc nhưng nội dung vô cùng bài bản, logic và sâu sắc. Chúc cho team sinvest dồi dào sức khỏe, hạnh phúc bên gia đình, người thân của mình.
      Xin cảm ơn!

      • Đúng như bạn SIN đã giải thích, do DIỄN BIẾN TÂM LÝ SỐ ĐÔNG ở sóng 2, cụ thể do tâm lí bán tháo (bị động) của traders khi nhận ra đã sang chu kỳ sóng mới (khi xuất hiện sóng 1 thì họ vẫn chưa nhận ra) nên sóng 2 thường hồi sâu vì vậy sóng 2 không có dạng tam giác (điều chỉnh đi ngang), trong khi sóng 4 hồi không sâu là do đám đông chốt lời của lệnh bán đã chủ động mở ở đầu sóng 4..

      • Xin chào bạn!
        Trước tiên mình cảm ơn thiện cảm của bạn với Sinvest team cũng như blog nhỏ này.
        Mong bạn tiếp tục ủng hộ Sinvest trong thời gian tới.
        ~~~~
        Về câu hỏi của bạn mình xin trả lời rằng:
        1) Các quy tắc trong Lý thuyết Sóng Elliott hay bất kỳ quy tắc nào trong PTKT nói chung đều có ý nghĩa là “đúng trong hầu hết trường hợp”. Vì vậy sóng 2 vẫn có thể là mô hình tam giác nhưng với xác suất thấp mà thôi.
        Tại sao sóng 2 thường không phải mô hình tam giác? Theo mình câu trả lời nằm ở việc lý giải DIỄN BIẾN TÂM LÝ SỐ ĐÔNG ở vùng sóng 2, PTKT chỉ là THỐNG KÊ lại kết quả chứ không GIẢI THÍCH.
        Thực ra trả lời câu hỏi của bạn chỉ cần đến đây thôi, nhưng mình không muốn “dở dở ương ương”, bạn chịu khó đọc tiếp nhé!
        2) Mô hình sóng điều chỉnh được chia ra cực kỳ nhiều trường hợp như bạn đã biết, và chúng khác nhau ở 2 điểm chính đó là HÌNH DẠNG và CẤU TẠO (mình cũng không biết dùng từ có hợp lý hay không nữa :D)
        – HÌNH DẠNG tức là hình dạng TỔNG THỂ 3 nhịp A-B-C uốn lượn như thế nào?
        – CẤU TẠO tức là cấu tạo của TỪNG nhịp A, B, C.
        Vì thế Tổ hợp trường hợp trên lý thuyết tạo ra là rất nhiều và khó mà nhớ hết được.
        3) Mình đã dự định là sẽ viết một bài tổng hợp cách dễ nhớ, dễ sử dụng Sóng Elliott trong giao dịch, đặc biệt là đối với Sóng điều chỉnh.
        Vì bạn đã hỏi nên mình sẽ trả lời ngắn gọn phần này bằng một “key quan trọng”: Hãy phân biệt Sóng điều chỉnh theo 3 yếu tố: Số nhịp con, Biên độ về giá và Biên độ về thời gian (nhiều người sử dụng thuật ngữ “Chu kỳ” nhưng mình thì không vì từ “Chu kỳ” là một thuật ngữ rất rộng).
        – Số nhịp con: Tối thiểu 3 nhịp
        – Biên độ về giá: Không vượt quá biên độ sóng chính
        – Biên độ về thời gian: Không nên quá ngắn
        3 yếu tố này trước khi mình có bài viết tổng hợp thì bạn có thể tiếp tục suy nghĩ nhé.
        4) Ví dụ minh họa tốt nhất để bạn tham khảo thêm là bài Chiến lược giao dịch Vàng 07-11/10/2019. Bạn xem lại tại link: https://sinvest.vn/07-11-10-2019-chien-luoc-giao-dich-vang/
        Chúc bạn cuối tuần vui vẻ!
        Sin

        • Mình vẫn đang suy nghĩ về 3 yếu tố ad gợi ý
          Tham khảo ví dụ thực chiến vàng và kết hợp phân tích trên biểu đồ các cặp tiền khác về số nhịp con, biên độ giá và biên độ thời gian, quả thực 3 yếu tố này thực sự rất hữu ích, giúp mình bình tĩnh, nhận định thị trường sâu sắc hơn khi mở lệnh.
          Luôn mong chờ những bài chia sẻ của admin
          Chân thành cảm ơn.