• 0888.91.91.98
  • Join group

Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì? – Cấu trúc & Quy tắc sóng

Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì? – Cấu trúc & Quy tắc sóng

Mô hình sóng đẩy (Impulse wave) là gì? Mô hình này đề cập đến một khái niệm giao dịch kỹ thuật biểu thị một chuyển động mạnh mẽ về giá của một công cụ tài chính, can thiệp vào đường chính của xu hướng thông thường. 

Nó cũng được sử dụng để thảo luận về Lý thuyết sóng Elliott – một phương pháp được sử dụng để đánh giá và dự đoán những biến động của giá thị trường Forex.

1. Mô hình sóng đẩy là gì? Impulse Wave là gì?

Mô hình sóng đẩy Impulse được ký hiệu là IM.

Mô hình sóng Impulse (mô hình sóng đẩy) là mô hình sóng Elliott cơ bản, có 5 sóng, trong đó có 3 sóng di chuyển theo hướng của xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh, hồi lại di chuyển ngược với xu hướng chính. Mỗi sóng được đánh dấu tại điểm cuối và được đánh số từ 1 đến 5.

Các biến thể mô hình Impulse wave là gì?
Impulse Wave là gì?

2. Những quy tắc quan trọng của sóng Impulse wave

  • Chính sóng 1 phải là mô hình sóng Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Sóng 2 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào ngoại trừ mô hình tam giác điều chỉnh (Contracting Triangle (CT) hoặc Expanding Triangle (ET)).
  • Sóng 2 không thể hồi lại quá 100% so với sóng 1.
  • Sóng 3 phải là mô hình Impulse (IM).
  • Sóng 3 phải dài hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào.
  • Sóng 2sóng 4 không có vùng giá giao nhau.
  • Sóng 5 phải là mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Sóng 5 phải ít nhất bằng 70% chiều dài của sóng 4 theo giá.
  • Trong các sóng 1, 3, 5 thì mỗi sóng trong số đó có thể mở rộng và khi đó sẽ là sóng dài nhất so với 2 sóng còn lại.
  • Sóng 5 có thể không vượt qua điểm cuối của sóng 3, khi đó là trường hợp bất quy tắc còn gọi là Failure or Truncated 5th.

3. Những biến thể của mô hình sóng Impulse

Một trong những sự thật hấp dẫn về các biến thể của mô hình sóng đẩy liên quan đến Lý thuyết sóng Elliott là chúng không bị giới hạn trong một khoảng thời gian cố định. 

Điều này cho phép một số sóng nhất định tồn tại trong vài giờ, nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Bất kể khung thời gian được sử dụng là gì, các sóng đẩy chạy theo hướng gần với mô hình.

Dưới đây là tổng hợp các biến thể của mô hình sóng Impluse của Sinvest:

3.1. Mô hình sóng đẩy Impulse Extension

Mô hình sóng Impulse Extension còn gọi là mô hình sóng mở rộng.

Các sóng chủ thường mở rộng và hiện tượng này thường xuất hiện nhiều nhất ở sóng 3 và thỉnh thoảng xuất hiện ở sóng 1sóng 5. Và điều đặc biệt là hiện tượng sóng mở rộng còn xuất hiện ở trong chính sóng mở rộng đó.

#1. Mô hình sóng 1 mở rộng

Hình vẽ cho thấy sự mở rộng ở sóng 1, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Khi sóng 1 mở rộng thì sóng 3 sóng 5 có độ dài ngắn hơn sóng 1.

Mô hình sóng Impulse Extension
Mô hình sóng Impulse Extension
Các biến thể mô hình Impulse wave là gì?
Mô hình sóng Impulse Extension

Quy tắc:

  • Sóng có sóng 1 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng gần như tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 1 thì các sóng 3 và 5 sẽ là sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 1 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 1 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 1 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 1 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).
Minh họa
Minh họa

#2. Mô hình sóng 3 mở rộng

Hình vẽ cho thấy một sóng 3 mở rộng, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Các sóng con trong sóng mở rộng này có khoảng thời gian hình thành gần như nhau. Sóng 3 mở rộng cho thấy sóng 1 sóng 5 có chiều dài ngắn hơn sóng 3.

Các biến thể mô hình Impulse wave là gì?
Các biến thể mô hình Impulse wave là gì?
Các biến thể mô hình Impulse wave là gì?
Các biến thể mô hình Impulse wave là gì?

Quy tắc:

  • Sóng có sóng 3 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 3 thì các sóng 1 và 5 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá với sóng 1.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
  • Sóng 3 mở rộng theo mô hình Impulse (IM).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 3 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 3 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 3 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).
https://vangsaigon.com/iupload/images/impulsedou.png

#3. Mô hình sóng 5 mở rộng

Hình vẽ cho thấy một sóng 5 mở rộng, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Các sóng con trong sóng mở rộng này có khoảng thời gian hình thành gần như nhau. Sóng 5 mở rộng cho thấy sóng 1 và sóng 3 có chiều dài ngắn hơn.

Các biến thể mô hình sóng đẩy là gì?
Các biến thể mô hình sóng Impulse là gì?
https://vangsaigon.com/iupload/images/impulsnkn.png
Các biến thể mô hình sóng đẩy là gì?

Quy tắc:

  • Sóng có sóng 5 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 5 thì các sóng 1 và 3 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá với sóng 1.
  • Sóng 5 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 5 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 5 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 5 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).
Các biến thể mô hình Impulse wave là gì?
Các biến thể mô hình Impulse Wave là gì?

3.2. Mô hình Impulse Truncated 5th

Mô hình sóng có sóng 5 không thể vượt qua điểm kết thúc sóng 3 gọi là mô hình Impulse Truncated 5th. Đây là lý do nó được gọi là mô hình sóng cụt.

https://vangsaigon.com/iupload/images/impulsetru.png
Các biến thể mô hình sóng đẩy là gì?

Quy tắc:

  • Sóng cụt là một sóng chủ không thể hoàn thành xu hướng.
  • Sóng 5 không thể vượt qua điểm kết thúc sóng 3.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng 1 và 5.

3.3. Mô hình sóng Leading Diagonal (LD)

Leading Diagonal là mô hình sóng dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

https://vangsaigon.com/iupload/images/leadingdia.png
Các biến thể mô hình Impulse Wave là gì?

Quy tắc:

  • Sóng 1 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Sóng 2 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).
  • Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá.
  • Sóng 3 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM).
  • Sóng 3 luôn lớn hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.
  • Các sóng 2 và 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, tức là phải chéo nhau.
  • Sóng 5 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Sóng 5 phải bằng ít nhất 50% sóng 4 về giá.
  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và 5.

Mô hình sóng Leading Diagonal (LD) có 2 dạng: Leading Diagonal Contracting và Leading Diagonal Expanding.

#1. Mô hình Leading Diagonal Contracting

Với mô hình Leading Diagonal Contracting thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần.

Các biến thể mô hình sóng đẩy là gì?
Các biến thể mô hình sóng đẩy là gì?

#2. Mô hình Leading Diagonal Expanding

Với mô hình Leading Diagonal Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 mở rộng dần ra.

https://vangsaigon.com/iupload/images/ldexpahqh.png
Các biến thể mô hình sóng Impulse là gì?

3.4. Mô hình sóng Ending Diagonal (ED)

Ending Diagonal là dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.

Mô hình sóng đẩy là gì? Mô hình sóng Ending Diagonal
Mô hình sóng đẩy là gì? Mô hình sóng Ending Diagonal

Quy tắc:

  • Các sóng 1, 3 và 5 của mô hình Ending Diagonal (ED) luôn theo mô hình thuộc họ Zigzag (ZZ).
  • Sóng 2 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).
  • Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá.
  • Sóng 3 luôn lớn hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.
  • Các sóng 2 và 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, tức là phải chéo nhau.
  • Sóng 5 phải bằng ít nhất 50% sóng 4 về giá.
  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và 5.

Mô hình sóng Ending Diagonal (LD) có 2 dạng: Ending Diagonal Contracting và Ending Diagonal Expanding.

#1. Mô hình Ending Diagonal Contracting

Với mô hình Ending Diagonal Contracting thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần.

https://vangsaigon.com/iupload/images/edcontpyp.png

#2. Mô hình Ending Diagonal Expanding

Với mô hình Ending Diagonal Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 mở rộng dần ra.

https://vangsaigon.com/iupload/images/edexpandin.png

Bài học tiếp theo bạn sẽ học về Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave.

4. Tổng kết Impulse Wave là gì?

Điều thú vị về các mô hình sóng đẩy liên quan đến lý thuyết Sóng Elliott là chúng không bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Một làn sóng có thể kéo dài vài giờ, vài năm hoặc vài chục năm. Do vậy, việc sử dụng sóng Elliott chưa bao giờ là lỗi thời.

Qua bài viết này, Sinvest đã trình bày các thông tin về mô hình sóng đẩy Impulse Wave là gì, nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy tất cả kiến thức về thị trường ngoại hối thông qua Khóa học Forex nền tảng MIỄN PHÍ cho người mới bắt đầu.

Chúc các trader học tập và giao dịch thành công!

Câu hỏi thường gặp?

1. Mô hình sóng đẩy Impulse Wave là gì?

Mô hình sóng Impulse (mô hình sóng đẩy) là mô hình sóng Elliott cơ bản, có 5 sóng, trong đó có 3 sóng di chuyển theo hướng của xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh, hồi lại di chuyển ngược với xu hướng chính. Mỗi sóng được đánh dấu tại điểm cuối và được đánh số từ 1 đến 5.

2. Quy tắc cơ bản sóng đẩy là gì?

  • Sóng 2 không thể thoái lui hơn 100% của sóng một
  • Sóng 3 không bao giờ có thể là sóng ngắn nhất trong các sóng 1, 3 và 5
  • Sóng 4 không thể chồng lên sóng 1

3. Lý thuyết sóng Elliott có tác dụng gì?

Lý thuyết sóng Elliott là một phương pháp phân tích kỹ thuật tìm kiếm các mô hình giá dài hạn lặp lại có liên quan đến những thay đổi liên tục trong tâm lý và tình cảm của nhà đầu tư.

4.6/5 - 38 bình chọn

Level 3: Phân tích kỹ thuật nâng cao

SINVEST

Tại sao SINVEST tồn tại?

Bởi vì chúng tôi muốn làm nên một thứ gì đó có ích cho cộng đồng, cho những anh em trader Việt Nam có một địa chỉ tin cậy để tìm kiếm những kiến thức đúng về Forex, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh và lớn mạnh.

Khi chúng ta có một cộng đồng đủ lớn, tiếng nói đủ lớn, chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích của chính mình.

6 Bình luận
  • Mình đọc và xem nhiều bài, nhưng thấy bài của bạn dễ hiểu nhất. Cám ơn nhiều.
    Bạn có nghiên cứu về Wyckoff ko? Nếu có thì xin viết bài. Mình rất thích cách viết của bạn.

  • Chào bạn bài viết hay quá.bạn có thể cho mình xin tên sách để mua về đọc tham khảo thêm. Cảm ơn bạn nhiều.

  • Cảm ơn ad đã viết bài rất bổ ích và dễ hiểu. Cho mình hỏi 1 câu sau: Trong sóng FL, sóng C có được phép có dạng Ending Diagonal không ạ. Thanks

  • Tuyệt vời với chia sẻ của ad ạ <3
    Thật lòng cảm ơn ad rất rất nhiều, chúc ad nhiều sức khỏe ạ và ngày càng thành công ạ

  • quá hay. mình xin bạn làm thêm về lý thuyết dow với tại vì mình thấy những web khác họ viết còn hơi khó hiểu quá, còn bên web đây lại viết rất ngắn gọn mà dễ hiểu. mong bạn làm giúp đở cho những người việt nam mình. xin cảm ơn nhiều đến web của bạn.

    • Cảm ơn bạn. Thực ra mình đã định viết một bài về lý thuyết Dow từ khá lâu rồi nhưng vì nội dung về lý thuyết Dow cũng khá dài mà mình chưa có thời gian để viết. Mình sẽ cố gắng để viết sớm trong thời gian tới.