• 0888.91.91.98
  • Join group

Chỉ báo CCI là gì? Làm thế nào để bắt “Đỉnh-Đáy” với CCI?

Chỉ báo CCI là gì? Làm thế nào để bắt “Đỉnh-Đáy” với CCI?

Chỉ báo CCI (Commodity Channel Index) là một chỉ báo vô cùng hữu dụng trong việc dự đoán xu hướng thị trường và mang lại hiệu quả cao khi thị trường biến động mạnh.

Để hiểu hiểu chi tiết hơn về Chỉ báo CCI là gì? Đặc điểm của chỉ báo CCI như thế nào? Cách sử dụng chỉ báo này ra sao? Mời các nhà đầu tư cùng Sinvest tham khảo bài viết dưới đây!

1. Chỉ báo CCI là gì?

Chỉ báo CCI (Commodity Channel Index – Chỉ số kênh hàng hóa) là 1 loại chỉ báo dao động được phát minh bởi Donal Lambert vào năm 1980. Ban đầu chỉ báo CCI được phát triển để phân tích các thị trường hàng hóa, nhưng đến nay CCI đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều thị trường khác nhau như: Chứng khoán, Forex,…

Chỉ báo CCI là gì?
Chỉ báo CCI là gì?

CCI Indicator là một chỉ báo dao động được sử dụng để đo lường sức mạnh đằng sau hành động giá. Hiểu một cách đơn giản, chỉ báo CCI cho phép trader xác định sức mạnh xu hướng đang lên hay đang xuống.

2. Đặc điểm của chỉ báo CCI

Chỉ báo CCI là một đường trung bình động luôn dao động quanh đường 0 và chủ yếu dao động trong khu vực từ -100 đến +100. Dựa vào các đặc điểm này của chỉ báo này, các trader có thể xác định xu hướng của thị trường.

Cụ thể:

  • CCI chạy từ 0 đến +100: thị trường đang trong một xu hướng tăng.
  • CCI chạy từ 0 đến -100: thị trường đang trong một xu hướng giảm.
  • Khi CCI > +100: thị trường tăng mạnh tạo ra vùng quá mua dẫn tới giá sẽ giảm điều chỉnh trong thời gian tới. 
  • Khi CCI < -100, thị trường giảm mạnh tạo ra vùng quá bán dẫn tới giá sẽ điều chỉnh tăng trong thời gian tới.
  • Khi CCI dao động xung quanh đường 0, giá thường di chuyển sideway, biến động ít.

Lưu ý rằng:

Chỉ báo CCI không có giới hạn nhất định, nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức cài đặt thông thường (phạm vi có thể tăng lên +200 và -200 đối với các công cụ tài chính có tính biến động cao, hoặc vì mục đích loại bỏ các biến động giá không đáng kể).

Tuy nhiên, theo thống kê 75% chỉ báo CCI dao động trong vùng từ – 100 đến +100 và 25% nằm ngoài phạm vi này.

3. Ý nghĩa của chỉ báo CCI

Chỉ báo CCI dùng để theo dõi xu hướng của thị trường, phát hiện thời điểm quá mua và quá bán.

Đồng thời chỉ báo CCI cũng giúp các trader phát hiện điểm yếu trong các xu hướng khi chỉ báo phân kỳ (giá và chỉ báo ngược chiều nhau). Qua đó đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

#1. Xác định vùng quá bán, quá mua

  • Khi CCI vượt +100 theo chiều hướng lên, cho thấy thị trường đang trong vùng quá bán và một đợt giảm điều chỉnh sắp diễn ra.
  • Khi CCI vượt -100 theo chiều hướng xuống, cho thấy thị trường đang nằm trong quá mua và khả năng sắp có đợt điều chỉnh tăng diễn ra.

Dựa trên các yếu tố “quá mua”, “quá bán” trong chỉ báo CCI, nhà đầu tư có thể nhận định tín hiệu phá vỡ đó là thật hay giả, trước khi tiến hành giao dịch.

Xác định vùng quá bán quá mua
Xác định vùng quá bán quá mua

#2. Xác định xu hướng thị trường

Ngoài xác định quá bán, quá mua, CCI còn được các trader sử dụng để xác định xu hướng đang diễn ra.

  • CCI chạy từ 0 đến +100: Thị trường đang nằm trong xu hướng tăng và đà tăng giá khá mạnh.
  • CCI chạy từ 0 đến -100: Thị trường đang nằm trong xu hướng giảm và đà giảm vẫn mạnh.

#3. Xác định đảo chiều dựa vào phân kỳ

Dựa vào tín hiệu phân kỳ, hội tự giữa chỉ báo CCI và đường giá, trader có thể xác định đảo chiều khá hiệu quả.

  • Phân kỳ xuất hiện khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ số CCI lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
    => Đây là tín hiệu thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm.
  • Hội tụ xuất hiện khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng CCI lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước
    => Đây là tín hiệu thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng.

4. Công thức tính chỉ báo CCI

Sau khi biết được ý nghĩa của chỉ báo CCI hãy cùng tìm hiểu công thức để tạo ra được chỉ báo này. Từ đó có một cái nhìn chi tiết hơn và vận dụng linh hoạt hơn chỉ báo này trong giao dịch.

CCI được tính theo công thức sau:

Công thức tính chỉ báo CCI
Công thức tính chỉ báo CCI

Trong đó: 

  • AP (Average price – mức giá trung bình): được tính bằng trung bình cộng của 3 mức giá trong một phiên giao dịch.

                  AP = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa)/3

  • MA (Moving Average – đường trung bình động) được tính bằng trung bình của giá đóng cửa trong n phiên giao dịch.

                 MA =  (Giá đóng cửa 1 + Giá đóng cửa 2 + Giá đóng cửa 3 +…+ Giá đóng cửa n) / n

  • MD (Moving Deviation – độ lệch chuẩn tuyệt đối của MA) được tính bằng cách như sau:

                  MD = [ (MA – AP1) + (MA – AP2) + …+ (MA – APn) ] / n

  • 0,015 là hằng số, với mục đích điều chỉnh hoặc làm mịn các giá trị của CCI, để giá trị của chỉ báo này nằm trong khoảng -100 đến +100.

Bạn có thể thấy công thức để tính toán được chỉ báo CCI  khá phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay chỉ báo này đều được tích hợp trên các nền tảng giao dịch và bạn chỉ cần cài đặt và sử dụng nó.

5. Cách cài đặt chỉ báo CCI

Như đã nói ở trên, chỉ báo CCI đã được tích hợp sẵn trên phần mềm MT4. Các bạn có thể sử dụng CCI Indicator trên phần mềm MT4 qua một vài thao tác đơn giản sau đây:

Bước 1:

Mở phần mềm MT4 và đăng nhập tài khoản giao dịch. 

Bước 2:

Trên thanh công cụ nằm ngang chọn Insert >> Indicator >> Oscillators >> Commodity Channel Index.

Cài đặt chỉ báo CCI trên MT4
Cài đặt chỉ báo CCI trên MT4

Bước 3:

Cài đặt thông số và nhấn Ok

Cài đặt thông số chỉ báo CCI
Cài đặt thông số chỉ báo CCI

6. Giao dịch với CCI hiệu quả

Chỉ báo CCI dùng để đánh giá sức mạnh xu hướng, xác định các vùng quá mua, quá bán trên thị trường. Để có thể tiếp cận và làm quen với chỉ báo này trong giao dịch Forex, bạn có thể khảo một vài gợi ý giao dịch với CCI dưới đây:

6.1. Giao dịch thuận xu hướng

Với chiến lược này, các trader nên lưu ý rằng chỉ giao dịch cùng với xu hướng. Chúng ta sẽ tìm kiếm lệnh Buy trong xu hướng tăng và lệnh Sell trong xu hướng giảm.

#1. Đối với lệnh Buy 

  • Tín hiệu vào lệnh: Khi chỉ số CCI bắt đầu đi vào vùng quá mua hay CCI vượt qua đường +100 theo chiều từ dưới lên. Tín hiệu này cho thấy giá chuẩn bị tăng trở lại sau đợt điều chỉnh giảm. 
  • Điểm vào lệnh: Tại cây nến xanh xác nhận xu hướng tăng sau khi CCI cắt đường +100 từ dưới lên.
  • Cắt lỗ: bên dưới vùng hỗ trợ, chốt lời khi CCI chạm +200.
Giao dịch với CCI
Giao dịch với CCI

#2. Đối với lệnh Sell

  • Tín hiệu vào lệnh: Khi chỉ số CCI bắt đầu đi vào vùng quá bán (CCI cắt đường -100 theo chiều từ trên xuống). Tín hiệu này cho thấy giá chuẩn bị giảm sau một đợt điều chinh tăng.
  • Điểm vào lệnh: Tại cây nến đỏ xác nhận xu hướng giảm, sau khi chỉ số CCI cắt đường -100 từ trên xuống.
  • Stop Loss: bên trên vùng hỗ trợ, chốt lời khi CCI giảm xuống -200.

6.2. Giao dịch tại các đợt chiều chỉnh

Trong trường hợp chỉ báo CCI vượt ra khỏi đường +100 hoặc -100 thì thị trường đang rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán.

Vì vậy, khi chỉ báo CCI chạy ra khỏi vùng phạm vi này, cơ hội giao dịch các đợt giá hồi sẽ xuất hiện nếu chỉ báo CCI lại quay ngược về. Với cách sử dụng này trader nên sử dụng khi giá đang có xu hướng rõ ràng.

6.3. Giao dịch đảo chiều dựa vào tín hiệu phân kỳ

Như đã nói ở trên, dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá, trader có thể xác định các điểm đảo chiều và thực hiện các lệnh Buy/Sell đón đầu xu hướng mới.

Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược này, trader cần phải xác định thị trường đang có xu hướng rõ ràng và xu hướng đó đã có dấu hiệu suy yếu.

#1. Đối với lệnh Buy 

Trong một xu hướng giảm, khi xuất hiện tín hiệu hội tụ giữa CCI và giá, cho thấy thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng

=> Khi đó, nhà giao dịch có thể xem xét vào lệnh Buy, điểm vào lệnh tại cây nến xanh xác nhận tăng giá.

#2. Đối với lệnh Sell

Trong một xu hướng tăng, khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá, cho thấy thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm

=> Khi đó, nhà giao dịch có thể xem xét vào lệnh Sell, điểm vào lệnh tại cây nến đỏ xác nhận giảm giá.

7. Một số nhược điểm của chỉ báo CCI

Chỉ báo CCI có thể giúp nhà đầu tư xác định sức mạnh của xu hướng hoặc tìm ra các điểm BUY/SELL phù hợp. Tuy nhiên chỉ báo này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định:

Một số nhược điểm của chỉ báo CCI
  • CCI có độ trễ nhất định nên sẽ có những lúc cung cấp thông tin muộn hơn dẫn đến bỏ lỡ cơ hội giao dịch của các nhà đầu tư. Để khắc phục nhược điểm này, các trader có thể kết hợp thêm các công cụ chỉ báo khác để có những quyết định giao dịch hiệu quả.
  • Chỉ số CCI cung cấp dấu hiệu quá mua, quá bán nhưng lại không tuân theo quy tắc nhất định. Chính vì vậy sự thành công của chỉ số này còn phụ thuộc vào chiến lược và kinh nghiệm của nhà đầu tư.
  • CCI sử dụng giá trung bình động để tính toán giá trị, vì vậy nó có thể bị ảnh hưởng bởi biến động giá ngắn hạn, dẫn đến tín hiệu sai lệch.
  • Chỉ báo CCI chỉ phản ánh tình hình giá trong thời gian quá khứ, vì vậy không thể phản ánh được tình hình hiện tại hoặc tương lai.
  • CCI phụ thuộc vào khung thời gian được sử dụng, do đó sẽ có sự khác nhau giữa các tín hiệu tại các khung thời gian khác nhau.
  • Không phù hợp với một số phương pháp giao dịch: Chỉ báo CCI có thể không phù hợp với một số phương pháp giao dịch khác, vì nó chỉ phản ánh một số giá trị cụ thể như giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất.

8. Kết luận về CCI

CCI là một chỉ báo được dùng trong phân tích kỹ thuật khá đơn giản nhưng lại có một số hiệu quả nhất định.

Để có thể sử dụng thành công chỉ báo này, các trader nên kết hợp chỉ báo CCI với những chiến lược giao dịch khác nhau để có thể đưa ra những tín hiệu giao dịch tốt nhất.

Để biết thêm những thông tin về các chỉ báo cũng như mọi kiến thức về thị trường ngoại hối, bạn có thể tham khảo Khóa học Forex nền tảng cho người mới bắt đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ được đội ngũ SINVEST xây dựng một cách vô cùng bài bản và chi tiết.

Chúc các trader giao dịch thành công!

Câu hỏi thường gặp?

1. Chỉ báo CCI là gì?

Chỉ báo CCI (Commodity Channel Index – Chỉ số kênh hàng hóa) là 1 loại chỉ báo dao động được phát minh bởi Donal Lambert vào năm 1980. Ban đầu chỉ báo CCI được phát triển để phân tích các thị trường hàng hóa, nhưng đến nay CCI đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều thị trường khác nhau như cổ phiếu, forex,…

2. CCI được sử dụng để làm gì trong giao dịch Forex?

Chỉ báo CCI có thể được sử dụng để xác định điểm mua vào và bán ra trên thị trường. Nó cũng có thể được sử dụng để xác định sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo, giúp nhà giao dịch tìm ra các cơ hội giao dịch tiềm năng.

3. Có bao nhiêu loại chỉ báo CCI?

Có 2 loại chỉ báo CCI, bao gồm CCI dương và CCI âm. CCI dương được tính bằng cách lấy giá hiện tại trừ đi giá trung bình động, sau đó chia cho một độ lệch chuẩn nhất định của giá. CCI âm được tính toán tương tự nhưng sử dụng giá trung bình động âm thay vì giá trung bình động dương.

5/5 - 10 bình chọn

Level 3: Phân tích kỹ thuật nâng cao

Thặng Trương

Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Chưa có bình luận