Sideway là gì? Trader cần làm gì khi thị trường Sideway?
- Thặng Trương
-
04/04/2023
- 0 Bình luận
Giao dịch theo xu hướng là bài học đầu tiên mà hầu hết các trader khi bắt đầu tham giao vào thị trường sẽ được biết. Tuy nhiên, có những lúc mà thị trường không di chuyển theo một xu hướng nhất định nào, người ta gọi nó là sideway.
Vậy Sideway là gì? Cách nhận biết Sideway trong thị trường ra sao? Giao dịch khi thị trường Sideway như thế nào? Các thắc mắc trên sẽ được Sinvest giải đáp qua bài viết dưới đây:
1. Sideway là gì?
Sideway là một thuật ngữ dùng để diễn tả trạng thái thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng đang đi ngang và hầu như không có biến động rõ ràng trong một khoảng thời gian dài.
Giá sẽ dịch chuyển trong vùng giới hạn được tạo bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ mà không thể phá vỡ được. Đây là lý do mà các đỉnh mới và đáy mới không được hình thành.
Khác với xu hướng tăng và giảm giá, phe mua và phe bán khi thị trường sideway dường như cân bằng. Cả hai đều tỏ ra do dự trong quyết định thực hiện giao dịch nên thị trường cần một khoảng thời gian tích lũy trước khi đảo chiều hay tiếp diễn theo xu hướng ban đầu.
Thực tế, sau một Downtrend hoặc Uptrend dài hạn thì việc thị trường sideway để tích lũy và lấy đà là điều dễ hiểu. Vì xu hướng tăng giá hay giảm giá không thể nào kéo dài mãi mãi. Vậy nên, hiện tượng sideway xuất hiện sẽ khiến các nhà đầu tư khó khăn khi quyết định giao dịch vì không có các tín hiệu giao dịch rõ ràng.
2. Ý nghĩa khi thị trường Sideway
Có thể thấy hiện tượng Sideway xuất hiện khá thường xuyên và phổ biến trong giao dịch. Tuy nhiên không hẳn nhà đầu tư nào cũng nắm được ý nghĩa khi thị trường Sideway. Sau đây là một số ý nghĩa cơ bản:
- Sideway không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực, mà nó còn được coi là giai đoạn thị trường ổn định, bình lặng. Thị trường cần đi ngang để bình ổn, các nhà đầu tư cũng cần sideway để có dịp nghỉ ngơi, củng cố kiến thức và lên kế hoạch đầu tư tiếp theo.
- Trước hoặc trong các dịp lễ lớn như giáng sinh, ngày tết… các nhà đầu tư thường không giao dịch hoặc giao dịch với tần suất rất thấp nên thị trường không có nhiều biến động và hình thành sideway.
- Sau giai đoạn Downtrend hoặc Uptrend dài hạn thì thị trường sideway để “nghỉ ngơi” là điều tất yếu. Đây là giai đoạn để bên bán và bên mua củng cố lực lượng, các nhà đầu tư xem xét lại thị trường và bình ổn tâm lý.
3. Khi nào thị trường bắt đầu và kết thúc Sideway
Khi thị trường đi ngang thì các nhà đầu tư thường cảm thấy “khó chịu” và ít có cơ hội để giao dịch. Tuy nhiên, biết được khi nào Sideway bắt đầu và kết thúc sẽ giúp các trader dễ dàng đóng lệnh và dự đoán xu hướng tiếp theo.
#1. Khi Sideway bắt đầu
Sideway thường bắt đầu ở cuối một xu hướng tăng hoặc một xu hướng giảm. Đây là giai đoạn thị trường cần nghỉ ngơi sau một thời gian dài tăng hoặc giảm mạnh. Sideway chính thức được xác nhận khi chạm kháng cự hoặc hỗ trợ 4 lần mà không có dấu hiệu bứt phá.
#2. Khi Sideway kết thúc
Xu hướng Sideway sẽ kết thúc khi đường giá phá vỡ khỏi các vùng kháng cự và hỗ trợ mạnh để di chuyển theo một xu hướng mới.
4. Cách xác định thị trường Sideway
Tuy có thể nói Sideway xuất hiện đến khoảng 70% trong thị trường nhưng chưa chắc trader nào cũng đã biết cách nhận diện thị trường Sideway. Dưới đây là một số phương pháp phân tích thị trường Sideway được khá nhiều nhà đầu tư sử dụng:
#1. Sử dụng biểu đồ chart đơn
Sử dụng biểu đồ đơn truyền thống có lẽ là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất mà các trader hay dùng để nhận diện sideway. Cụ thể, các trader cần xác định các điểm đỉnh và đáy của đợt sóng, cũng chính là các mức kháng cự và hỗ trợ.
Vùng sideway sẽ được hình thành nếu đường giá không tạo được các đỉnh mới cao hơn các đỉnh cũ và đáy mới thấp hơn các đáy cũ.
#2. Sử dụng chỉ báo ADX
ADX (Average Directional Index) là đường chỉ báo dao động, có thang điểm từ 0 đến 100. Chỉ báo ADX được dùng để phân tích sức mạnh của xu hướng giá. Do đó, chỉ báo ADX được nhiều nhà đầu tư sử dụng để dự báo thời điểm sideway xuất hiện.
Cụ thể, nếu chỉ số của ADX dưới mức 25 thì thị trường được xem là sideway. Chỉ số của ADX càng thấp thì độ mạnh của xu hướng càng yếu.
#3. Sử dụng chỉ báo BB (Bollinger Band)
Chắc hẳn chỉ báo Bollingger Band đã trở thành cái tên quen thuộc đối với hầu hết các nhà đầu tư. Về bản chất, dải BB sẽ thu hẹp lại khi thị trường biến động ít và mở rộng ra nếu thị trường có những biến động mạnh.
Do đó, dải Bollinger band cũng là cách giúp nhà đầu tư xác định trạng thái Sideway. Khi dải Bollinger Band thu hẹp thì đồng nghĩa thị trường đang có xu hướng đi ngang.
#4. Sử dụng chỉ báo sức mạnh tương đối RSI
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối dùng để xác định sức mạnh xu hướng được các trader đánh giá khá hiệu quả.
- Nếu chỉ số RSI > 70 cho thấy thị trường đang trong giai đoạn quá mua, xu hướng đang tăng mạnh.
- Nếu chỉ số RSI < 30, thị trường đang giai đoạn quá bán và giá đang giảm mạnh.
- Nếu 40 < RSI < 60 cho thấy thị trường đang trong trạng thái sideway.
5. Làm gì khi thị trường Sideway?
Khi thị trường đi ngang là giai đoạn khiến các trader rất “khó chịu” vì khó có thể dự đoán hành động giá tiếp theo. Dưới đây là 2 phương pháp giao dịch hiệu quả dành cho thị trường Sideway.
5.1. Đứng ngoài thị trường và chờ thị trường Breakout
Khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn đứng ngoài thị trường khi nó đi ngang bởi khi đó khó có thể đưa ra được quyết định giao dịch chính xác. Sau khi thị trường “nghỉ ngơi” đủ lâu thì sẽ bứt phá và bắt đầu một xu hướng mới.
Giai đoạn breakout sẽ phá vỡ trạng thái sideway của thị trường. Thị trường đi ngang càng lâu bao nhiêu thì breakout càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Dựa vào phân tích kỹ thuật và các công cụ, chỉ báo hỗ trợ, nhà đầu tư sẽ dự đoán thời điểm phù hợp để giao dịch trở lại và thu lợi nhuận của thị trường.
5.2. Giao dịch trong khi thị trường Sideway
Khi thị trường đi ngang, phần lớn các trader lựa chọn đứng ngoài và chờ đợi cơ hội giao dịch. Tuy nhiên cũng có một số trader giao dịch ngay trong khi thị trường đi ngang. Dưới đây là cách giao dịch được khá nhiều trader chia sẻ và áp dụng.
Bước 1: Xác định vùng sideway
Như đã trình bày ở trên, các trader có thể dùng biểu đồ chart đơn hoặc các chỉ báo như RSI, Bollinger Band, ADX để xác định thị trường sideway. Sau đó, nhìn vào biên độ dao động của giá hay khoảng cách giữa hỗ trợ và kháng cự xem có thích hợp để giao dịch hay không.
Bước 2: Tiến hành vào lệnh
Khi giao dịch trong vùng sideway, các trader có thể vào được cả lệnh Buy và Sell. Cụ thể như sau:
#1. Đối với lệnh Buy
Thực hiện lệnh giao dịch mua khi thấy giá đi xuống chạm vùng hỗ trợ và chuẩn bị bật ngược trở lại.
- Điểm vào lệnh: Đặt tại đường hỗ trợ, chờ xuất hiện cây nến xanh hoặc các chỉ báo hỗ trợ xác nhận đảo chiều thì mới vào lệnh.
- Cắt lỗ: Bên dưới vùng hỗ trợ một vài pips. Số pips tùy thuộc vào chiến lược quản lý rủi ro và mức gồng lỗ của nhà đầu tư
- Chốt lời: Đặt điểm chốt lời trong vùng kháng cự hoặc bên dưới vùng kháng cự
#2. Đối với lệnh Sell
Đặt lệnh bán khi thấy giá di chuyển đến vùng kháng cự và có dấu hiệu đảo chiều đi xuống.
- Điểm vào lệnh: Đặt tại đường kháng cự hoặc tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ xác nhận đảo chiều.
- Cắt lỗ: Bên trên vùng kháng cự một vài pip.
- Chốt lời: Chốt lời trong vùng hỗ trợ hoặc bên trên vùng hỗ trợ một vài pip.
6. Kết luận
Qua bài viết, Sinvest đã gửi gắm đến các nhà đầu tư các kiến thức khi thị trường đi ngang như Sideway là gì?, Ý nghĩa khi thị trường đi ngang là gì? Làm gì khi thị trường Sideway?
Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các nhà đầu tư vững thêm kiến thức và thành công trên con đường giao dịch của mình.
Chúc các nhà đầu tư thành công!
Câu hỏi thường gặp?
1. Sideway trong Forex là gì?
Sideway, còn được gọi là kênh giá là một điều kiện thị trường trong đó giá trị của cặp tiền tệ duy trì trong một phạm vi giá cả nhất định trong một khoảng thời gian dài. Trong tình huống này, giá cả không tăng hay giảm một cách đáng kể, mà giữ ở một mức ổn định tương đối.
2. Các đặc điểm của Sideway trong Forex là gì?
Các đặc điểm của Sideway trong Forex bao gồm:
- Phạm vi giá cả hẹp: Giá cả duy trì trong một phạm vi giá cả nhỏ, thường trong một khoảng thời gian dài.
- Khối lượng giao dịch thấp: Khối lượng giao dịch thường thấp trong tình huống này do các nhà đầu tư có xu hướng tránh đầu tư trong thị trường không ổn định.
- Thị trường không có xu hướng: Trong tình huống này, thị trường không có xu hướng rõ ràng và giá cả dao động trong một phạm vi nhất định.
3. Làm thế nào để giao dịch trong tình trạng Sideway?
Nhà đầu tư có thể mua khi giá cả đạt mức thấp nhất và bán khi giá cả đạt mức cao nhất của phạm vi của kênh giá hoặc sử dụng các kỹ thuật phân tích kỹ thuật khác để tìm kiếm các cơ hội mua hoặc bán.
Level 1: Nhập môn Forex
- Forex là gì? 31 điều người mới PHẢI BIẾT về thị trường Forex
- Tính THANH KHOẢN và QUY MÔ của thị trường Forex CHI TIẾT
- Các cách giao dịch Forex: Bạn nên tham gia bằng cách nào?
- Cấu trúc thị trường Forex - Cách hoạt động và yếu tố ảnh hưởng
- Các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam Chính xác nhất 2023
- 7 Ưu điểm nổi bật của thị trường Forex - Tận dụng để Thành Công!
- So sánh Forex & Chứng khoán: Lựa chọn tốt nhất cho Trader là gì?
- [Update] Giờ giao dịch sàn Forex theo giờ Việt Nam mới nhất 2023
- MT4 là gì? Hướng dẫn Cài đặt & Sử dụng phần mềm MT4 chi tiết
- MT5 là gì? Hướng dẫn Cài đặt & Sử dụng phần mềm MT5 chi tiết
- cTrader là gì? Giới thiệu nền tảng giao dịch ĐỈNH CAO cho Trader
- Cách sử dụng 50+ tính năng TradingView CHI TIẾT cho người mới
- xStation 5 là gì? Hướng dẫn sử dụng xStation 5 XTB Chi Tiết nhất
- WebTrader là gì? Cách sử dụng WebTrader CHI TIẾT nhất 2023
- Top 10 sàn Forex UY TÍN, Tốt nhất Việt Nam và Thế giới 2023
- Hướng dẫn CHECK SÀN FOREX LỪA ĐẢO cho người mới (Update liên tục)
- Các loại tài khoản Forex: Đâu là lựa chọn TỐT NHẤT cho bạn?
- Hướng dẫn Mở tài khoản Forex Đơn giản chỉ trong 5 PHÚT
- Top các cơ quan quản lý sàn Forex UY TÍN bậc nhất thế giới
- Tỷ giá Forex là gì? Tại sao Trader cần quan tâm tỷ giá hối đoái?
- Pip là gì? Point là gì? Cách tính pip và giá trị pip trong Forex Chi Tiết nhất
- Spread là gì? Khái niệm cơ bản trong Forex Trading
- Lot là gì? Cách tính Lot trong giao dịch Forex CHI TIẾT nhất
- Giá Bid Ask trong Forex là gì? Khái niệm và cách tính toán chi tiết
- Top 10 thuật ngữ cơ bản CẦN BIẾT trong giao dịch ký quỹ Forex
- Commission là gì? Giao dịch Forex PHẢI BIẾT loại phí này!
- Swap là gì? Tất Tần Tật về phí qua đêm trong Forex bạn Cần biết
- GAP là gì? Bản chất & Cách giao dịch Hiệu quả với GAP trong Forex
- Đòn bẩy là gì? Tìm hiểu CHI TIẾT về đòn bẩy trong giao dịch Forex
- Margin là gì? Tất Tần Tật về Margin trong Forex mà bạn CẦN BIẾT
- Long Short là gì? Cách phân biệt & Chiến lược giao dịch Hiệu quả
- Requote trong Forex là gì? Cách Phòng tránh & Giải quyết khi gặp phải
- Bull & Bear là gì? Tại sao lại gọi là Bull Market và Bear Market?
- Sideway là gì? Trader cần làm gì khi thị trường Sideway?
- CFD là gì? Hiểu rõ và Cách giao dịch CFD cho người mới bắt đầu
- Bán khống Forex là gì? Trader lâu năm chưa chắc biết điều này!
Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.
Chúc các bạn giao dịch thành công!