Kênh giá là gì? Cách xác định & LÀM CHỦ thị trường với kênh giá
- SINVEST
-
22/04/2019
- 2 Bình luận
Kênh giá là gì? Giao dịch theo kênh liên quan đến việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật làm nổi bật các vùng hỗ trợ và kháng cự. Bạn có thể sử dụng thông tin này để đánh giá xem có nên mở vị thế mua hay bán, cũng như để xác định mức độ biến động hiện tại của thị trường.
Bài viết này Sinvest sẽ giới thiệu đến bạn các kiến thức cơ bản về kênh giá, các loại kênh giá phổ biến, cách lựa chọn và xây dựng chiến lược giao dịch với kênh giá một cách hiệu quả nhất!
1. Kênh giá là gì?
Chúng ta đã biết cách vẽ trendline và cách trend line hỗ trợ cho giao dịch như thế nào.
Nếu chúng ta giữ nguyên trendline cũ và vẽ thêm 1 trend line mới song song sao cho phần lớn giá nằm giữa 2 trend line. Chúng ta gọi 2 đường trend line đó là Kênh giá hay Kênh xu hướng (Channel).
KÊNH GIÁ là một khoảng giá tạo bởi 2 đường trendline song song, sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó.
Kênh giá là một công cụ trong phân tích kỹ thuật sử dụng xác định điểm mua/bán và các vùng chốt lời rất tốt trong giao dịch Forex.
2. Các loại kênh giá
Trong phân tích kỹ thuật, kênh giá là một công cụ rất quan trọng giúp phân tích xu hướng giá của một cặp tiền tệ hay một sản phẩm tài chính bất kỳ.
Tùy thuộc vào hình dáng của kênh giá, chúng ta có thể phân loại chúng thành các loại sau:
#1. Kênh giá tăng
Kênh tăng dần được vẽ từ hai đường dốc dương ở mức kháng cự và hỗ trợ của biểu đồ chuỗi giá. Kênh này cho thấy một xu hướng tăng. Hay nói cách khác, nó sử dụng uptrend line để tạo kênh giá.
#2. Kênh giá giảm
Kênh giá giảm ngược lại với kênh giá tăng. Các kênh này được hình thành từ hai đường xu hướng dốc âm ở mức kháng cự và hỗ trợ.
Một kênh giảm dần sẽ cho thấy một xu hướng giảm giá. Và nó sử dụng downtrend line để tạo kênh giá.
#3. Kênh giá ngang
Kênh giá ngang xảy ra khi đường xu hướng có độ dốc bằng không. Các kênh xu hướng này cho thấy chuyển động đi ngang trên thị trường không có xu hướng tăng hoặc giảm. Chúng sử dụng 2 đường ngang song song để tạo kênh giá.
3. Cách vẽ kênh giá trong Forex
Như đã giới thiệu ở trên, trong hầu hết các thị trường, có 3 kênh giá chính được hình thành bao gồm: kênh giá tăng, kênh giá giảm và kênh giá đi ngang.
Cụ thể cách vẽ kênh giá trong 3 trường hợp này như sau:
#1. Cách vẽ kênh giá tăng
Để tạo kênh giá tăng chỉ cần vẽ thêm một đường thẳng song song với đường xu hướng tăng và sau đó di chuyển đường thẳng mới đó đến vị trí mà nó chạm đỉnh gần nhất.
Kênh giá tăng bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng lên, cho đến khi xu hướng lên bị phá vỡ (đảo chiều).
#2. Cách vẽ kênh giá giảm
Để tạo kênh giá giảm chỉ cần vẽ thêm một đường thẳng song song với đường xu hướng giảm và sau đó di chuyển đường thẳng mới đó đến vị trí mà nó chạm đáy gần nhất.
Kênh giá giảm bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng xuống, cho đến khi xu hướng xuống bị phá vỡ (đảo chiều).
#3. Cách vẽ kênh giá đi ngang
Kênh giá đi ngang xuất hiện khi giá của một cặp tiền tệ giao động giữa một vùng giá hỗ trợ và một vùng giá kháng cự trong một khoảng thời gian dài mà không có xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt.
Để vẽ kênh giá đi ngang, bạn cần xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sau đó kẻ 2 đường song song với nhau sao cho 1 đường nằm trong mức giá kháng cự, một đường nằm trong mức giá hỗ trợ.
Đây là những mức giá mà giá của cặp tiền tệ thường dao động giữa chúng trong một khoảng thời gian dài và không có dấu hiệu bứt phá.
4. Giao dịch theo kênh giá như thế nào?
Lưu ý rằng, sở dĩ chúng tôi muốn minh họa những công cụ phân tích kỹ thuật khác nhau trên cùng một đoạn biểu đồ để cho bạn thấy rằng những công cụ này có thể sử dụng được ở bất kỳ đoạn biểu đồ nào, ở bất kỳ giai đoạn thị trường nào.
Đương nhiên sẽ có những giai đoạn thị trường khi áp dụng một công cụ phân tích kỹ thuật cụ thể nào đó sẽ khó khăn hơn ở giai đoạn thị trường khác, nhưng điều đó là không đáng kể, đặc biệt khi bạn đã có sự luyện tập cần mẫn.
Hãy xem xét công cụ mới trong ví dụ cũ nhé:
Theo lý thuyết, trend line dưới có thể sử dụng như đường hỗ trợ và trend line trên có thể sử dụng như đường kháng cự.
Từ đó dẫn đến việc có thể mở vị thế BUY khi giá chạm trend line dưới và mở vị thế SELL khi giá chạm trend line trên.
NHƯNG …
Tôi khuyên bạn chỉ nên mở vị thế BUY trong xu hướng lên và mở vị thế SELL trong xu hướng giảm.
Có hai cách để giao dịch bằng cách sử dụng các kênh – bằng cách giao dịch theo xu hướng hoặc giao dịch theo điểm đột phá sau khi xu hướng đã hoàn thành. Giao dịch theo xu hướng sẽ liên quan đến việc thực hiện một vị thế nhất quán với hướng chung của xu hướng, chẳng hạn như mua trong một kênh tăng dần và bán trong một kênh giảm dần.
Tức là:
Trong xu hướng lên, bạn chỉ nên sử dụng trend line dưới để làm điểm hỗ trợ và mở vị thế BUY. Còn trend line trên chỉ dùng để chốt lời chứ không nên mở vị thế SELL.
Ngược lại, trong xu hướng xuống, bạn chỉ nên sử dụng trend line trên để làm điểm kháng cự và mở vị thế SELL. Còn trend line dưới chỉ dùng để chốt lời chứ không nên mở vị thế BUY.
Bên cạnh đó, trader có thể giao dịch theo điểm phá vỡ có nghĩa là bạn có một vị thế đối với bất kỳ hành động giá nào vượt qua dải trên hoặc dưới của kênh.
Ví dụ:
Bạn có thể giữ vị thế mua nếu giá của một tài sản vượt qua dải trên của kênh và bạn có thể đặt vị thế bán nếu giá giảm xuống dưới dải dưới.
“Một lời khuyên rất… hiển nhiên?”
Đúng vậy! Nhưng rất nhiều trader đang làm ngược lại điều này với kênh giá.
5. Lưu ý khi giao dịch với Kênh giá
Kênh giá là một công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng trong giao dịch ngoại hối và được sử dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng kênh giá cũng đòi hỏi một số lưu ý để tránh rủi ro và đạt được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi giao dịch với kênh giá\
#1. Xác định đúng xu hướng giá
Việc xác định xu hướng giá là rất quan trọng khi sử dụng kênh giá. Khi giá đang trong xu hướng tăng, bạn nên tập trung vào các điểm vào lệnh BUY, và ngược lại khi giá đang trong xu hướng giảm.
Tuyệt đối không nên cố gắng tìm điểm BUY trong một kênh giá giảm và điểm SELL trong một kênh giá tăng.
#2. Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu
Kênh giá cung cấp tín hiệu về điểm vào và điểm ra khá tốt, nhưng nó không phải là công cụ duy nhất để dự đoán giá.
Việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI, Bollinger Bands… sẽ giúp xác nhận tín hiệu của kênh giá và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.
#3. Quản lý rủi ro
Khi giao dịch với kênh giá, việc quản lý rủi ro rất quan trọng.
Bạn cần đặt mức Stop Loss phù hợp để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài khoản của mình trong trường hợp thị trường không diễn biến theo dự đoán của bạn.
#4. Không dựa quá nhiều vào kênh giá
Việc sử dụng kênh giá đơn lẻ để đưa ra quyết định giao dịch có thể dẫn đến sai lầm. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nhiều kênh giá trên nhiều khung thời gian để xác định xu hướng chính và các điểm vào và ra khác nhau.
Cuối cùng, cũng giống như trong việc vẽ các đường xu hướng, ĐỪNG BAO GIỜ ép buộc một cách cứng nhắc đối với kênh giá mà bạn vẽ!
6. Kết luận
Các nhà giao dịch sử dụng các kênh giá để tạo các lệnh mua và bán thường sẽ giao dịch dựa trên quan niệm rằng giá của chứng khoán/tiền tệ dự kiến sẽ duy trì và biến động trong kênh giao dịch. Phương pháp này có thể yêu cầu sự cẩn thận hơn trong các kênh xu hướng, vì có thể xảy ra đảo chiều.
Không có phương pháp nào là chính xác 100%, do vậy bạn cần thật cẩn thận với thị trường trong quá trình giao dịch.
Để giúp các trader có thêm những kiến thức để chinh chiến trên thị trường đầy khắc nghiệt này, đội ngũ Sinvest đã xây dựng chuỗi các bài viết thành một Khóa học Forex nền tảng cho người mới bắt đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ được đăng tải trên SINVEST.io.
Mời các trader cùng theo dõi và chức các trader giao dịch thành công!
Câu hỏi thường gặp?
1. Kênh giá là gì?
Kênh giá là một công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng trong hầu hết các thị trường để xác định xu hướng và mức độ biến động của giá cả.
Đây là một khoảng giá tạo bởi 2 đường trendline song song, sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó.
2. Làm thế nào để vẽ kênh giá?
Để vẽ kênh giá, bạn cần chọn đồ thị giá và chọn công cụ vẽ đường thẳng. Sau đó, bạn cần vẽ một đường thẳng nối hai đáy (nếu xu hướng tăng) hoặc hai đỉnh (nếu xu hướng giảm) của xu hướng chính của thị trường. Sau đó, vẽ một đường thẳng song song với đường đầu tiên và chạm vào điểm cao/thấp của một số thanh giá trên đồ thị.
3. Kênh giá có nhược điểm gì?
Kênh giá có thể không phù hợp với các thị trường không có xu hướng rõ ràng hoặc thị trường dao động quá mạnh. Nó cũng có thể không phù hợp với các nhà đầu tư ngắn hạn do kênh giá có xu hướng đưa ra các tín hiệu giao dịch trễ hơn so với các công cụ phân tích kỹ thuật khác như RSI hay MACD.
Level 2: Phân tích kỹ thuật căn bản
- Buy Limit và Sell Limit là gì? Lưu ý QUAN TRỌNG với Limit Oders
- Buy Stop, Sell Stop là gì? Cách Giao dịch Forex [ppdate]
- Trailing Stop là gì? Bí quyết kiểm soát Rủi Ro & tối đa Lợi Nhuận
- Stop Loss là gì? Ý nghĩa thực sự & 5 bước đặt Stop Loss đúng cách
- Take Profit là gì? Cách chốt lời HIỆU QUẢ trong giao dịch Forex
- Buy Stop Limit & Sell Stop Limit là gì? Bí quyết sử dụng HIỆU QUẢ
Tại sao SINVEST tồn tại?
Bởi vì chúng tôi muốn làm nên một thứ gì đó có ích cho cộng đồng, cho những anh em trader Việt Nam có một địa chỉ tin cậy để tìm kiếm những kiến thức đúng về Forex, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh và lớn mạnh.
Khi chúng ta có một cộng đồng đủ lớn, tiếng nói đủ lớn, chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích của chính mình.
Ở trên mạng muốn xem kiến thức về trading tôi chỉ thích xem những bài viết của tác giả Sin mà thôi. Anh ấy viết rất hay!
Cac bai viet rat hay, xin Cam on Sin! tac gia cac bai viet rat nhieu!.