• 0888.91.91.98
  • Join group

Buy Stop Limit & Sell Stop Limit là gì? Bí quyết sử dụng HIỆU QUẢ

Buy Stop Limit & Sell Stop Limit là gì? Bí quyết sử dụng HIỆU QUẢ

Trong khi giao dịch trên thị trường Forex có lẽ các trader đã quá quen thuộc với 2 phân loại lệnh chờ huyền thoại bao gồm:

Tuy nhiên còn 2 loại lệnh chờ chưa được nhiều trader biết đến đó chính là Buy Stop Limit & Sell Stop Limit. Sở dĩ nó còn chưa được nhiều nhà giao dịch quan tâm bởi loại lệnh này chỉ được hỗ trợ trên nền tảng giao dịch MT5. Trong khi đó phần mềm giao dịch phổ biến và được nhiều trader sử dụng nhất hiện nay là nền tảng giao dịch MT4.

Thêm vào nữa loại lệnh này khá phức tạp và khiến nhiều trade khó hiểu cách thức hoạt động cũng như khó khăn trong việc sử dụng và áp dụng vào chiến lược giao dịch của mình.

Đừng lo lắng về vấn đề này! Bài viết hôm nay Sinvest sẽ giúp các trader hiểu rõ bản chất và chi tiết cách sử dụng của loại lệnh Stop Limit này.

Mời các trader cùng theo dõi!

1. Lệnh Stop Limit là gì?

Lệnh Stop Limit (hay còn gọi là lệnh giới hạn dừng) là sự kết hợp giữa hoàn hảo giữa 2 loại lệnh Stop (lệnh dừng) và Limit (lệnh giới hạn).

Lệnh Stop Limit là gì?
Lệnh Stop Limit là gì?

Lệnh Stop Limit giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận trong giao dịch Forex. Trong những bài viết trước, tôi đã trình bày rất chi tiết về 2 loại lệnh Stop và Limit. Để nắm rõ được lệnh Stop Limit là gì, các trader cần hiểu được riêng rẽ về 2 loại lệnh Stop và Limit.

Trader cần xem thêm bài viết:

Nói một cách đơn giản, lệnh Stop Limit chính là lệnh Limit và kèm thêm điều kiện lệnh Stop. Nghĩa là lệnh Limit sẽ CHỈ ĐƯỢC kích hoạt khi giá chạy đến lệnh Stop.

Trong lệnh Stop Limit có 2 mức giá chính trader cần quan tâm là:

  • Price: Mức giá điều kiện (lệnh Stop) có nhiệm vụ kích hoạt lệnh Limit nếu giá được khớp.
  • Stop Limit Price: Đây là mức giá chính thức bạn muốn đặt lệnh khi điều kiện được kích hoạt.

Cũng giống như lệnh Stop và Limit, lệnh Stop Limit cũng được chia thành 2 loại là Buy Stop Limit & Sell Stop Limit. Để hiểu rõ hơn về lệnh chờ Stop Limit chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại này!

2. Buy Stop Limit là gì?

Buy Stop Limit là sự kết hợp giữa 2 lệnh Buy StopBuy Limit. Khi tỷ giá chạm đến mức giá điều kiện (điểm Buy Stop – Price), một lệnh Buy Limit sẽ lập tức được kích hoạt tại Stop Limit Price (mức giá vào lệnh giao dịch của bạn).

Trong trường hợp giá không thể tới điểm Buy Stop thì lệnh Buy Limit của bạn sẽ không được kích hoạt.

Ví dụ:

Bạn quan sát cặp GBP/USD và kỳ vọng nó sẽ tăng trong tương lai. Với mức giá hiện tại là 1.24433 bạn kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn GBP/USD sẽ tăng một chút (đến vùng 1.24560) và sẽ giảm điều chỉnh về 1.24300 rồi sẽ tiếp tục tăng.

Ở đây, mức giá vào lệnh kỳ vọng của bạn sẽ là 1.24300 (thấp hơn giá hiện tại) nhưng cần điều kiện giá đi lên đến vùng 1.24560 (cao hơn giá hiện tại) thì lệnh Buy Limit (giá kỳ vọng vào lệnh) tại vùng 1.24300 mới được kích hoạt.

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • TH1: Đúng như bạn dự đoán tỷ giá GBP/USD tiếp tục tăng đến vùng 1.24560. Ngay lập tức lệnh Buy Limit của bạn sẽ được kích hoạt tại mức giá 1.24300
  • TH2: Giá đi xuống luôn hoặc không chạm đến mức giá 1.24560. Lệnh Buy Limit của bạn sẽ không được kích hoạt cho tới khi giá chạm tới vùng 1.24560.
Ví dụ về lệnh Buy Stop Limit
Ví dụ về lệnh Buy Stop Limit

Lưu ý trong trường hợp Buy Stop Limit:

  • Bạn không thể đặt Price (giá điều kiện) thấp hơn giá hiện tại.
  • Tỷ giá Stop Limit Price (giá vào lệnh) có thể đặt ở bất cứ đâu (kể cả cao hơn giá hiện tại) và chỉ cần thấp hơn giá điều kiện Price.

2. Sell Stop Limit là gì?

Sell Stop Limit là sự kết hợp giữa 2 lệnh Sell StopSell Limit. Khi tỷ giá chạm đến mức giá điều kiện (điểm Sell Stop – Price), một lệnh Sell Limit sẽ lập tức được kích hoạt tại Stop Limit Price (mức giá vào lệnh giao dịch của bạn).

Trong trường hợp giá không thể tới điểm Sell Stop thì lệnh Sell Limit của bạn sẽ không được kích hoạt.

Ví dụ:

Bạn thấy rằng cặp USD/JPY sẽ giảm trong thời gian sắp tới. Với mức giá hiện tại là 134.382 bạn thấy rằng giá cần quay về chạm vùng hỗ trợ ở mức giá điều kiện (133.918) sau đó bật tăng trở lại đến vùng kháng cự ở mức giá vào lệnh (134.828) sau đó sẽ tiếp tục giảm dài hạn trong tương lai.

Ở đây, mức giá vào lệnh kỳ vọng của bạn sẽ là 134.828 (cao hơn giá hiện tại) nhưng cần điều kiện giá đi xuống vùng hỗ trợ 133.918 (thấp hơn giá hiện tại) thì lệnh Sell Limit (giá kỳ vọng vào lệnh) tại vùng 134.828 mới được kích hoạt.

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • TH1: Đúng như bạn dự đoán tỷ giá USD/JPY giảm xuống đến vùng 133.918. Ngay lập tức lệnh Sell Limit của bạn sẽ được kích hoạt tại mức giá 134.828
  • TH2: Giá đi lên luôn hoặc không chạm xuống mức giá 1.33.918. Lệnh Sell Limit của bạn sẽ không được kích hoạt cho tới khi giá chạm tới vùng 133.918.
Ví dụ về lệnh Sell Stop Limit
Ví dụ về lệnh Sell Stop Limit

Lưu ý trong trường hợp Sell Stop Limit:

  • Bạn không thể đặt Price (giá điều kiện) cao hơn giá hiện tại.
  • Tỷ giá Stop Limit Price (giá vào lệnh) có thể đặt ở bất cứ đâu (kể cả thấp hơn giá hiện tại) và chỉ cần cao hơn giá điều kiện Price.

3. Cách đặt lệnh Stop Limit

Như đã nói ở phần giới thiệu, hiện tại lệnh Stop Limit bao gồm Buy Stop Limit & Sell Stop Limit hiện chỉ được hỗ trợ trên nền tảng giao dịch MT5. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đặt lệnh Stop Limit trên nền tảng MT5 ngay sau đây:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản giao dịch trên MT5

Bước 2: Click đúp vào cặp tiền tệ bạn muốn giao dịch

Bước 2

Bước 3: Chọn “Pending Order

Bước 4: Chọn “Buy Stop Limit” hoặc “Sell Stop Limit”

Bước 5: Nhập các mức giá bạn mong muốn.

Nhập các mức giá mong muốn
Nhập các mức giá mong muốn
  • Với lệnh Buy Stop Limit
    • Giá “Buy Stop” – mức giá điều kiện: sẽ được biểu thị ở mục “Price”.
    • Giá “Buy Limit” – mức giá vào lệnh: sẽ được cài đặt ở “Stop Limit Price”
  • Với lệnh Sell Stop Limit
    • Giá “Sell Stop” – mức giá điều kiện: sẽ được biểu thị ở mục “Price”.
    • Giá “Sell Limit” – mức giá vào lệnh: sẽ được cài đặt ở “Stop Limit Price”

Ngoài ra còn các thông số khác cho lệnh giao dịch như Stop Loss (Cắt lỗ), Take Profit (Chốt lời), thời hạn và comment cho lệnh giao dịch.

Bước 6: Chọn “Place” để hoàn thành lệnh giao dịch

4. Ưu – Nhược điểm Buy Stop Limit & Sell Stop Limit

Mặc dù kết hợp được những ưu điểm từ lệnh Stop và lệnh Limit tuy nhiên Buy Stop Limit & Sell Stop Limit cũng tồn tại những nhược điểm nhất định.

Cùng xem những ưu & nhược điểm của 2 lệnh Stop Limit này:

Ưu – Nhược điểm lệnh Stop Limit

#1. Ưu điểm

  • Giảm thiểu rủi ro: Bằng cách sử dụng lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit, bạn có thể giảm thiểu rủi ro trong giao dịch bằng cách đặt ra các điều kiện giao dịch trước khi lệnh được thực hiện,
  • Chính xác hơn: Với lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit, bạn có thể đặt mức giá mua hoặc bán chính xác hơn, vì lệnh sẽ được kích hoạt chỉ khi giá đạt đến mức giá điều kiện.
  • Tự động giao dịch: Lệnh Stop Limit được thiết lập trên nền tảng giao dịch MT5 và sẽ được kích hoạt tự động khi giá đạt đến mức giá điều kiện Stop. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng khả năng chính xác khi giao dịch.
  • Tránh bị tâm lý giao dịch: Do không phải thường xuyên theo dõi thị trường nên có thể giúp bạn loại bỏ tâm lý giao dịch. Stop Limit chính là lựa chọn hoàn hảo cho trader bị tâm lý nặng nề “gồng lỗ thì giỏi, gồng lãi thì kém”.

#2. Nhược điểm

  • Khó dự đoán: Thị trường Forex thường biến động không đoán trước được và nếu giá không đạt đến mức giá điều kiện của bạn, lệnh của bạn sẽ không được thực hiện.
  • Dễ bị quét Stop loss: Có nhiều trường hợp mức giá có thể khớp lệnh và quét Stop Loss trước khi di chuyển đúng như phân tích.
  • Bị trượt giá: Lệnh giao dịch của bạn có thể bị trượt giá và kích hoạt bởi biến động giá tạm thời, dẫn đến thực hiện lệnh với giá bất lợi cho trader.

5. Trader nên sử dụng lệnh Stop Limit khi nào?

Lệnh Stop Limit trong giao dịch ngoại hối thường được sử dụng khi nhà đầu tư muốn giảm thiểu rủi ro và tăng tính linh hoạt trong giao dịch.

Bạn có thể tham khảo một số trường hợp sử dụng lệnh Buy Stop Limit & Sell Stop Limit như sau:

#1. Không có nhiều thời gian theo dõi thị trường

Với những trader có khả năng phân tích thị trường, nhưng lại không có thời gian theo dõi thị trường liên tục hoặc thường xuyên giao dịch trên khung thời gian lớn như H1, H4, D1…

Vì vậy, việc sử dụng lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit là điều vô cùng cần thiết.

#2. Trader giao dịch break-out 

Lệnh Stop Limit đặc biệt phù hợp với các trader giao dịch khi thị trường bứt phá. Khi đã xác định được các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng mà giá có khả năng break-out, nhưng lại không chắn chắn liệu đây có phải là một cú break out giả.

Khi đó, việc bạn cần làm là sử dụng lệnh chờ Buy Stop Limit và Sell Stop Limit.

#3. Trader bị ảnh hưởng tâm ký giao dịch

Cũng như các loại lệnh chờ khác thì lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit cũng phù hợp với những trader thường xuyên bị tâm lý “gồng lỗ, gồng lời”.

Hai lệnh này được cài đặt sẵn và khớp khi giá đạt đến điểm đặt lệnh. Bạn sẽ không phải thường xuyên theo dõi biểu đồ nên sẽ ít bị ảnh hưởng tâm lý bởi thị trường hơn.

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit trong giao dịch ngoại hối. Dù cho có những ưu điểm hay nhược điểm, việc sử dụng loại lệnh nào phù hợp nhất với chiến lược giao dịch của bạn vẫn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Tuy nhiên, điểm chung của cả hai loại lệnh này là giúp giảm thiểu rủi ro và tăng tính linh hoạt trong giao dịch. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit trong giao dịch Forex, đồng thời luôn cập nhật thông tin và chiến lược để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Chúc các trader giao dịch thành công!

Câu hỏi thường gặp?

1. Buy Stop Limit là gì?

Buy Stop Limit là sự kết hợp giữa 2 lệnh Buy Stop và Buy Limit. Khi tỷ giá chạm đến mức giá điều kiện (điểm Buy Stop – Price), một lệnh Buy Limit sẽ lập tức được kích hoạt tại Stop Limit Price (mức giá vào lệnh giao dịch của bạn).

Trong trường hợp giá không thể tới điểm Buy Stop thì lệnh Buy Limit của bạn sẽ không được kích hoạt.

2. Sell Stop Limit là gì?

Sell Stop Limit là sự kết hợp giữa 2 lệnh Sell Stop và Sell Limit. Khi tỷ giá chạm đến mức giá điều kiện (điểm Sell Stop – Price), một lệnh Sell Limit sẽ lập tức được kích hoạt tại Stop Limit Price (mức giá vào lệnh giao dịch của bạn).

Trong trường hợp giá không thể tới điểm Sell Stop thì lệnh Sell Limit của bạn sẽ không được kích hoạt.

3. Có nên sử dụng Buy Stop Limit và Sell Stop Limit cho mọi lệnh giao dịch không?

Không, việc sử dụng Buy Stop Limit và Sell Stop Limit phù hợp với một số chiến lược giao dịch nhất định. Nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong giao dịch.

5/5 - 12 bình chọn

Level 2: Phân tích kỹ thuật căn bản

Thặng Trương

Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Chưa có bình luận