• 0888.91.91.98
  • Join group

Scalping là gì? Chiến lược giao dịch Lướt sóng HOT nhất hiện nay

Scalping là gì? Chiến lược giao dịch Lướt sóng HOT nhất hiện nay

Scalping là gì? Nó có thể giúp trader tận dụng được lợi thế của trading so với đầu tư dài hạn đó là rút ngắn tối đa thời gian có kết quả giao dịch.

Qua đó, trader có thể có lợi nhuận chỉ sau vài phút.

Tuy nhiên, tốc độ nhanh chóng của Scalping có thể để lại những rủi ro vô cùng lớn.

Rất nhiều trường hợp, tài khoản giao dịch bị thổi bay không còn một xu bởi vì giao dịch scalping.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được Scalping là gì? cũng như các ưu, nhược điểm của phong cách giao dịch này.

Đồng thời, Sinvest cũng sẽ giới thiệu một số chiến lược giao dịch Scalping hiệu quả mà bạn có thể áp dụng trong thị trường Forex ngay lập tức.

1. Scalping là gì?

Scalping là phong cách giao dịch trong một khoảng thời gian rất ngắn tính từ thời điểm mở lệnh đến lúc đóng lệnh giao dịch.

Scalping là gì?
Scalping là gì?

Thông thường, các trader giao dịch Scalping sẽ lựa chọn khung thời gian trên biểu đồ giá từ 1 phút đến 5 phút (M1 – M5). Chính vì các Scalper đóng lệnh trong khoảng thời gian rất ngắn nên phong cách giao dịch Scalping còn được gọi là “giao dịch lướt sóng” hay “đánh lướt sóng”,…

Scalping cũng là phong cách giao dịch “ngắn hạn” nhất so với các phong cách giao dịch còn lại như Day trading, SwingTrading,…

Đối với các Scalper, ưu tiên hàng đầu là chốt lệnh sớm với lợi nhuận nhỏ, lấy số lượng lớn các lệnh thắng nhỏ như vậy để tạo ra lợi nhuận lớn.

Trong thị trường Forex, các Scalper chỉ đặt mục tiêu từ vài pip cho đến vài chục pip là có thể chốt lệnh. Thậm chí họ chỉ cần bù lại chi phí giao dịch (Spread + Commission) và lãi thêm 1-2 pip nữa là đã đóng lệnh rồi.

2. Đặc điểm và cách hoạt động của Scalping

Sau khi đã biết Scalping là gì, trong phần này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về đặc điểm của kỹ thuật scalping và cách thức hoạt động của phong cách giao dịch này.

Đặc điểm & Cách hoạt động Scalping
Đặc điểm & Cách hoạt động Scalping

#1. Đặc điểm của kỹ thuật scalping

Thời gian giao dịch

Scalping được thực hiện trên các khoảng thời gian rất ngắn, thậm chí có thể là từ vài giây đến vài phút. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải theo dõi thị trường một cách chặt chẽ và đưa ra quyết định trong thời gian vô cùng ít ỏi.

Tần suất giao dịch

Phong cách giao dịch này tập trung vào việc mở và đóng nhiều vị thế trong một ngày giao dịch. Tần suất giao dịch cao là một trong những đặc điểm nổi bật của kỹ thuật này, tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư cần có kỹ năng quản lý rủi ro tốt để tránh mất quá nhiều vốn trong quá trình giao dịch.

Đòn bẩy

Các trader thường sử dụng đòn bẩy cao trong scalping để tăng lợi nhuận tiềm năng từ các thay đổi nhỏ trong giá cả. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro cũng cao, do đó cần có kế hoạch quản lý rủi ro chặt chẽ để tránh mất vốn không đáng có.

Tập trung vào dấu hiệu kỹ thuật

Scalping dựa trên phân tích kỹ thuật, đặc biệt là các dấu hiệu ngắn hạn như biểu đồ nến, đường trung bình động, đồ thị RSI, MACD, vv.

Các trader cần phải có kỹ năng phân tích kỹ thuật tốt để nhận biết các dấu hiệu mua vào hoặc bán ra trong thời gian ngắn. Điều này đòi hỏi các nhà giao dịch phải có kiến thức chuyên sâu về phân tích kỹ thuật và khả năng đọc và hiểu các biểu đồ giá cả.

Yêu cầu broker có tốc độ khớp lệnh nhanh và phí giao dịch thấp

Nhắc đến Scalping không thể không nhắc đến phí giao dịch. Sự ra vào lệnh liên tục và nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn sẽ khiến tài khoản giao dịch của bạn bị bào mòn khá nhiều tiền phí giao dịch. Và bạn cần cân nhắc vấn đề này.

Bên cạnh đó, việc vào và cắt lệnh nhanh chóng cũng yêu cầu bạn phải giao dịch trên một sàn môi giới Uy Tín để tránh trượt giá gây thiệt hại và thua lỗ cho tài khoản giao dịch của mình.

Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy tham khảo các sàn giao dịch TỐT nhất và UY TÍN nhất hiện nay như:

  • Exness

Mở tài khoản Exness   Review sàn Exness

  • ICMarkets

Mở tài khoản ICMarkets   Review sàn ICMarkets

  • Tickmill

Mở tài khoản Tickmill   Review sàn Tickmill

#2. Cách thức hoạt động và các yếu tố cần lưu ý

Mở và đóng nhanh chóng

Scalping đòi hỏi các trader phải mở và đóng vị thế trong thời gian rất ngắn, thậm chí trong vài giây đến vài phút. Điều này đòi hỏi họ phải có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện các lệnh giao dịch một cách chính xác để tận dụng những cơ hội giao dịch ngắn hạn trên thị trường.

Quản lý rủi ro

Do tính chất giao dịch nhanh và tần suất giao dịch cao, quản lý rủi ro là một yếu tố quan trọng trong scalping. Trader cần có kế hoạch quản lý rủi ro chặt chẽ, đặt Stop LossTake Profit một cách cẩn thận để đảm bảo rằng các vị thế được đóng lại kịp thời để giảm thiểu mất vốn không đáng có.

Thị trường có nhiều biến động

Scalping hoạt động tốt trên các thị trường có độ biến động cao, nơi các cơ hội giao dịch ngắn hạn xuất hiện thường xuyên hơn. Bạn cần theo dõi thị trường và chọn thời điểm phù hợp để áp dụng kỹ thuật này

Kỹ năng quản lý thời gian

Scalping đòi hỏi bạn phải quản lý thời gian một cách hiệu quả, bởi vì thời gian giao dịch rất ngắn. Các trader cần có kế hoạch giao dịch rõ ràng, chia nhỏ thời gian để theo dõi thị trường, đưa ra quyết định và thực hiện các lệnh giao dịch trong thời gian ngắn.

Như vậy, giao dịch Scaping có rất nhiều đặc điểm và điều kiện để có thể thành công. Vì vậy các trader cần thử nghiệm và luyện tập thành thạo với phong cách giao dịch này để tránh những rủi ro không đáng có.

3. Đối tượng nào thường giao dịch Scalping?

Đối tượng trader giao dịch Scalping nhiều nhất có lẽ là Newbie – những người mới tham gia thị trường Forex.

Đối tượng nào thường giao dịch Scalping
Đối tượng nào thường giao dịch Scalping

Thật vậy! Hầu hết những người mới (newbie) tham gia thị trường Forex đều giao dịch theo phong cách Scalping – một cách vô tình chứ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Scalping.

Đây là một sự thật thú vị mà tôi quan sát được trên thị trường Forex này.

Khi chúng ta tham gia thị trường một thời gian nhất định, chúng ta sẽ tự định hình được phong cách giao dịch của mình. Tuy nhiên khi mới tham gia thị trường, hầu hết chúng ta đều giao dịch theo phong cách Scalping.

Khi là người mới, tất nhiên các khái niệm như pip, lot, quản lý vốn, … đều chưa có. Từ đó dẫn đến tình trạng vào lệnh thấy xanh một chút là … CHỐT LỆNH. Vô tình newbie đã trở thành một Scalper chính hiệu.

Với những Trader đã có nhiều kinh nghiệm, họ lựa chọn giao dịch Scalping bởi vì hiểu được và tận dụng được những ưu điểm mà Scalping mang lại.

4. Ưu điểm giao dịch Scalping là gì?

Một số ưu điểm của Scalping phải kể đến như:

Ưu điểm của Scalping là gì?
Ưu điểm của Scalping là gì?

#1. Nhanh có kết quả

Ưu điểm đầu tiên của Scalping có ngay trong khái niệm, đó là chính là nhanh có kết quả.

Mục tiêu của Scalper là “ăn” những biến động rất nhỏ của thị trường, chỉ trong một vài phút vì vậy dù thắng hay thua thì đều nhanh có kết quả, không có dây dưa ngày này qua ngày khác.

#2. Nhiều cơ hội giao dịch

Vì chỉ giao dịch các trend trên khung thời gian rất ngắn như M1 hay M5 nên trader theo phong cách Scalping có được số lượng rất nhiều các giao dịch trong mỗi ngày.

Mỗi ngày một Scalper có thể giao dịch vài chục lệnh là chuyện rất bình thường.

Đặc biệt với các Scalper giao dịch theo kiểu “ngẫu hứng” mà không có phương pháp cụ thể thì số lượng lệnh giao dịch có thể đến hàng trăm lệnh mỗi ngày.

À “ngẫu hứng” ở đây là thích thì vào lệnh thôi, hoặc “cảm thấy” giá cao quá thì sell, thấy giá thấp quá thì buy đấy 😀

#3. Tâm lý thoải mái

Khi chúng ta có lệnh trạng thái (lệnh giao dịch chưa đóng) thì chúng ta thường muốn xem chart xem giá như thế nào, mặc dù việc xem chart lúc đã vào lệnh rồi hầu như không mang lại lợi ích gì!

Đối với Scalper thì đây là một lợi thế lớn về tâm lý. Hầu hết lệnh được mở và đóng rất nhanh gọn nên Scalper không cần lo lắng về việc thị trường sẽ chạy như thế nào nữa.

#4. Không ảnh hưởng quá nhiều bởi tin tức

Khi giao dịch Scalping, trader thường sẽ chọn những khoảng thời gian không có tin tức kinh tế mạnh để vào lệnh.

Và vì thời gian mở lệnh ngắn nên hầu hết Scalper sẽ không gặp biến động bất ngờ từ thị trường.

Để xem tin tức lịch kinh tế, bạn có thể xem tại trang web ForexFactory (xem hướng dẫn sử dụng ForexFactory)

5. Nhược điểm giao dịch Scalping là gì?

Nếu chỉ đề cập đến ưu điểm mà bỏ qua nhược điểm của Scalping thì thật là nguy hiểm.

Scalping tuy có những ưu điểm trên nhưng đi kèm đó là những nhược điểm sẽ khiến bạn muốn cân nhắc kỹ càng.

Nhược điểm
Nhược điểm của Scalping là gì?

#1. Chi phí giao dịch lớn – điều quan trọng nhất

Trong thời gian ngắn chỉ vài phút, thị trường chỉ biến động rất ít, vì vậy để có lợi nhuận (đáng kể) thì Scalper phải vào lệnh với khối lượng khá lớn.

Ví dụ:

Bạn giao dịch Vàng với tài khoản Raw Spread của sàn Exness: Vàng có spread 1.1 pip, phí commission là 7$/lot.

  • Bạn Scalp 1 lệnh Vàng 1 lot, chốt lãi 10 pip => bạn lãi 100$. Tuy nhiên chi phí giao dịch của bạn là 11$ (spread) + 7$ (commission) = 18$ = 18% lợi nhuận.
  • Nếu bạn giao dịch mục tiêu xa hơn là 100 pip: Với 1 lot giao dịch bạn có lãi 1000$ và phí giao dịch vẫn là 18$ = 1.8% lợi nhuận.

Vì vậy hãy chắc chắn là bạn đã hiểu rõ chi phí giao dịch mình phải chịu khi giao dịch Scalping nhé!

#2. Thua lỗ nhanh chóng nếu không có Stop Loss

Vì thường vào lệnh với khối lượng lot lớn, nên nếu Scalper không đặt Stop loss thì rất dễ “kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ”.

Không đặt Stop loss khi giao dịch Scalping là sai lầm rất phổ biến của các Scalper. Chúng ta thường nhầm lẫn rằng vì giao dịch vào ra nhanh gọn liên tục thì không cần đặt Stop loss.

Cho dù bạn giao dịch Forex theo phong cách nào thì Stop loss là điều không thể thiếu, trừ trường hợp bạn muốn Stop loss cả tài khoản. Nếu bạn muốn đặt Stop loss nhưng chưa biết cách nào hiệu quả, hãy đọc bài viết này nhé.

6. Cách chơi Scalping HIỆU QUẢ nhất

Chiến lược giao dịch lướt sóng
Cách chơi Scalping hiệu quả nhất – Theo xu hướng

Có rất nhiều hệ thống giao dịch Scalping khác nhau tuỳ theo sáng tạo của trader, tôi sẽ giới thiệu đến bạn một chiến lược chơi Scalping hiệu quả và khá đơn giản. Để áp dụng chiến lược này bạn cần có:

  • Đường xu hướng (Trend line)
  • Stochastic (14,3,3) thiết lập ở hai ngưỡng quá mua, quá bán là 80 và 20.
  • Điều kiện thị trường dài hạn có xu hướng.

Tuy Scalping chỉ tập trung vào thị trường trong ngắn hạn, nhưng với chiến lược này bạn cần xác định được xu hướng dài hạn hiện tại là tăng hay giảm.

Bạn sẽ tìm kiếm cơ hội giao dịch khi điều kiện thị trường dài và ngắn hạn có cùng xu hướng tăng.

Lúc này, bạn vẽ Trend line nối các đỉnh, nếu giá chạm vào trend line hoặc cắt, bạn có tín hiệu đầu tiên để thực hiện giao dịch bán.

Tín hiệu thứ hai để xác nhận cho cơ hội này đó là Stochastic đi vào ngưỡng quá bán (ngưỡng 80).

Với giao dịch mua, bạn thực hiện tương tự.

Bạn cần điều kiện thị trường dài và ngắn hạn có cùng xu hướng giảm.

Bạn vẽ Trend line nối các đáy, bạn có tín hiệu giao dịch mua đầu tiên khi giá chạm hoặc cắt đường xu hướng.

Bạn xác nhận tín hiệu mua này nếu Stochastic đi vào ngưỡng quá bán (ngưỡng 20).

7. Một số lưu ý khi giao dịch lướt sóng Scalping

Khi thực hiện giao dịch lướt sóng (Scalping), bạn cần lưu ý một điểm sau để đạt được hiệu quả cao và tránh thua lỗ trong thị trường:

Một số lưu ý khi giao dịch lướt sóng
Một số lưu ý khi giao dịch lướt sóng Scalping

#1. Chọn đúng thị trường và cặp tiền tệ

Scalping thường thực hiện trên thị trường ngoại hối (Forex) và các cặp tiền tệ phổ biến như EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, vv. Tuy nhiên, không phải cặp tiền tệ nào cũng phù hợp với Scalping, vì vậy bạn cần phải nghiên cứu và chọn đúng thị trường và cặp tiền tệ phù hợp với phương pháp giao dịch của bạn.

#2. Theo dõi thị trường liên tục:

Scalping yêu cầu bạn phải theo dõi thị trường liên tục và thực hiện giao dịch nhanh chóng. Hãy đảm bảo bạn có một kế hoạch giao dịch cụ thể, đặt mục tiêu lợi nhuận và stop loss rõ ràng để tránh mất kiểm soát.

#3. Quản lý rủi ro chặt chẽ

Scalping là một phương pháp giao dịch có tỉ lệ rủi ro cao, vì vậy quản lý rủi ro là rất quan trọng. Đặt stop loss chặt chẽ để giảm thiểu tổn thất khi thị trường di chuyển ngược lại dự đoán, và hãy đặt take profit một cách hợp lý để đóng lệnh khi đạt được mục tiêu lợi nhuận.

#4. Kiểm soát cảm xúc

Scalping đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự tập trung cao và khả năng kiểm soát cảm xúc. Đừng để cảm xúc chi phối quyết định giao dịch của bạn. Hãy luôn giữ bình tĩnh và kiên định với chiến lược của mình, và không quyết định dựa trên cảm giác hoặc động lực cảm xúc.

#5. Thực hành và đánh giá lại

Cũng giống như với bất kỳ phương pháp giao dịch nào, thực hành là điều vô cùng quan trọng. Hãy thực hành chiến lược giao dịch lướt của bạn trên tài khoản demo hoặc tài khoản mini trước khi áp dụng nó vào tài khoản giao dịch thực.

Sau mỗi giao dịch, hãy đánh giá lại kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm để cải thiện chiến lược giao dịch của mình.

8. Lời kết

Scalping với những lợi ích thú vị đi kèm rủi ro cũng không kém cạnh đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới trading.

Sau khi hiểu rõ Scalping là gì thì bạn nghĩ sao về phong cách giao dịch này? Hãy nói lên suy nghĩ của bạn bằng cách để lại lời bình bên dưới nhé.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những phong cách giao dịch khác cũng như các kiến thức liên quan đến thị trường ngoại hối này, đừng quên ghé qua Khóa học Forex nền tảng cho người mới bắt đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ tại Sinvest nhé!

Câu hỏi thường gặp?

1. Scalping là gì?

Scalping là một phương pháp giao dịch trong thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường ngoại hối (Forex), nơi nhà giao dịch mua và bán các tài sản tài chính với mục tiêu kiếm lãi từ các biến động giá nhỏ trong thời gian ngắn, thường chỉ trong vài phút hoặc thậm chí là vài giây.

2. Cách thức hoạt động của Scalping là gì?

Scalping thường đòi hỏi các nhà giao dịch theo dõi biến động giá cả thời gian và sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để tìm kiếm cơ hội giao dịch ngắn hạn. Nhà giao dịch mở lệnh mua hoặc bán dựa trên các tín hiệu giao dịch và cần đặt stop loss và take profit cụ thể để kiểm soát rủi ro.

3. Những lợi ích của Scalping là gì?

Scalping cho phép các nhà giao dịch có cơ hội kiếm lãi nhanh từ các biến động giá nhỏ, đồng thời giúp giảm bớt rủi ro vì lệnh giao dịch được giữ trong thời gian ngắn. Scalping cũng có thể phù hợp với những người muốn giao dịch ngoại hối hoặc thị trường tài chính mà không cần giữ lệnh qua đêm.

5/5 - 17 bình chọn

Level 2: Phân tích kỹ thuật căn bản

Thặng Trương

Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

02 Bình luận