• 0888.91.91.98
  • Join group

Phân tích kỹ thuật là gì? Khái niệm & Ứng dụng trong giao dịch

Phân tích kỹ thuật là gì? Khái niệm & Ứng dụng trong giao dịch

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis – TA) là một trong ba trường phái phân tích kinh điển trong các thị trường tài chính như thị trường Chứng khoán, Forex, Future, … Bài học này bạn sẽ được biết rõ hơn về khái niệm, triết lý của Phân tích kỹ thuật là gì và tại sao Phân tích kỹ thuật lại hiệu quả trong thị trường Chứng khoán, Forex…

Cùng Sinvest tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Khái niệm:

Phân tích kỹ thuật (viết tắt là PTKT) là việc phân tích dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự báo chuyển động giá trong tương lai.

phan-tich-ky-thuat-la-gi
PTKT là gì?

Phân tích kỹ thuật có tiếng anh là Technical Analysis (viết tắt TA).

PTKT là trường phái phân tích thị trường được đông đảo các trader sử dụng nhất hiện nay, đặc biệt đối với thị trường Forex.

Nhưng bạn có biết rằng, cộng đồng trading đã không chấp nhận phân tích kỹ thuật như một công cụ hữu hiệu để kiếm tiền cho đến những năm cuối 1970.

Vậy cơ sở của Phân tích kỹ thuật là gì? Các dữ liệu quá khứ được sử dụng như thế nào để dự đoán chuyển động giá trong tường lai?

Hãy tiếp tục tìm hiểu …

2. Đặc điểm của phương pháp PTKT

Phương pháp phân tích kỹ thuật (PTKT) là một phương pháp quan trọng để phân tích và dự đoán xu hướng giá trong thị trường ngoại hối. Phương pháp PTKT trong Forex tập trung vào phân tích các xu hướng, mô hình biểu đồ giá, các mức kháng cự và hỗ trợ, và sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để giúp đưa ra các quyết định giao dịch.

Đặc điểm của phương pháp PTKT
Đặc điểm của phương pháp PTKT

Các đặc điểm của phương pháp PTKT trong giao dịch ngoại hối phải kể đến như:

#1. Sử dụng các biểu đồ giá

Một trong những đặc điểm chính của PTKT là sử dụng các biểu đồ giá và khối lượng giao dịch để phân tích cung – cầu trên thị trường và xu hướng hướng đi tiếp theo của giá. Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng các chỉ báo kỹ thuật, mô hình giá và các mẫu hình nến để phân tích hành động giá.

Các biểu đồ thường được sử dụng bao gồm biểu đồ nến Nhật (candlestick chart), biểu đồ đường (line chart), và biểu đồ cột (bar chart).

#2. Thường được dùng trong các phương pháp giao dịch ngắn hạn

Phương pháp PTKT thường được áp dụng trong các phong cách giao dịch ngắn hạn như scalping, day tradingswing trading, vì đặc điểm của phương pháp này cho phép các nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng và hiệu quả trong thời gian ngắn.

#3. Phân tích kỹ thuật có tính chủ quan rất cao

Phân tích kỹ thuật có tính chủ quan rất cao, có nghĩa là cùng sử dụng một công cụ nhưng những trader khác nhau lại có những nhận định khác nhau.

Nhiều trader cùng quan sát một cặp tiền tệ và chờ đợi các mô hình giá xuất hiện để thực hiện giao dịch.

Điều này không có nghĩa họ sẽ cùng đưa ra một ý tưởng giao dịch khi mô hình hình giá đó xuất hiện.

Tại sao lại vậy?

Sự khác nhau trong ý tưởng giao dịch đến từ kiến thức về mô hình giá khác nhau, kinh nghiệm áp dụng mô hình giá trực tiếp trên thị trường cũng khác nhau, có người sẽ xác định đúng mô hình giá và thực hiện giao dịch còn người khác thì nhầm lẫn giữa các mô hình giá.

Ngay cả khi cùng có ý tưởng giao dịch thì “phong cách” giao dịch mỗi người lại khác nhau: có người vào lệnh không đặt chốt lỗ (Stop loss), có người vào lệnh giá mới chạy một chút đã chốt non, … Từ đó dẫn đến kết quả giao dịch hoàn toàn khác nhau giữa những nhà phân tích kỹ thuật.

Vì thế cho dù sở hữu một công thức giao dịch “thần thánh” thì hiệu quả sử dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào “trình độ” của người sử dụng mà thôi.

Cuối cùng, việc sử dụng PTKT cũng có những hạn chế. Phương pháp này không thể dự đoán được các sự kiện bất ngờ như tin tức, sự kiện chính trị hay tác động của các yếu tố khác trên thị trường. Do đó, nhà đầu tư cần phải kết hợp với việc nghiên cứu các thông tin thị trường khác để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

3. Ưu – Nhược điểm của Phân tích kỹ thuật trong Forex

Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch Forex. Tuy nhiên, như bất kỳ phương pháp nào khác, phân tích kỹ thuật cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu - Nhược điểm
Ưu – Nhược điểm

Dưới đây là một số ưu – nhược điểm của PTKT trong Forex:

#1. Ưu điểm

  • Tính hiệu quả và nhanh chóng: Phương pháp PTKT có tính hiệu quả cao và cho phép các trader nhanh chóng đưa ra quyết định giao dịch trong thời gian ngắn.
  • Áp dụng linh hoạt: PTKT có thể được áp dụng trên nhiều loại thị trường và thời gian khác nhau, giúp nhà giao dịch có thể tìm kiếm các cơ hội giao dịch trên nhiều cặp tiền tệ khác nhau.
  • Tập trung vào biểu đồ giá: Phương pháp PTKT tập trung vào giá cả và sử dụng biểu đồ giá để dự đoán xu hướng giá tiếp theo, giúp các nhà đầu tư dễ dàng theo dõi xu hướng thị trường.
  • Dễ tiếp cận: Phân tích kỹ thuật được coi là phương pháp dễ tiếp cận hơn so với phân tích cơ bản, vì các chỉ báo kỹ thuật và mô hình giá có sẵn trên nhiều phần mềm giao dịch của sàn môi giới và các trang web tài chính như: Tradingview, Investing,…

#2. Nhược điểm

  • Không xem xét các yếu tố cơ bản: PTKT tập trung chủ yếu vào diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ, và bỏ qua các yếu tố cơ bản như tin tức, sự kiện kinh tế, chính trị và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá.
  • Có thể dễ bị sai lầm: PTKT có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tin tức, sự kiện thị trường và các yếu tố kinh tế toàn cầu, dẫn đến các quyết định giao dịch không chính xác. Ngoài ra, các chỉ báo kỹ thuật và mô hình giá cũng không đưa ra được những phán đoán chính xác và không thể tránh khỏi sai lầm khi áp dụng.
  • Có thể bị giới hạn bởi dữ liệu lịch sử: PTKT sử dụng dữ liệu lịch sử để dự đoán xu hướng tương lai, tuy nhiên, việc giới hạn dữ liệu và thay đổi các điều kiện thị trường có thể dẫn đến các kết quả không chính xác và không đưa ra được dự đoán chính xác.
  • Cần kết hợp với phân tích cơ bản: PTKT cần được kết hợp với phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả. Việc chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật có thể bỏ qua những yếu tố cơ bản quan trọng trên thị trường và dẫn đến các quyết định giao dịch không chính xác.

Có thể thấy phương pháp phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp phổ biến trong giao dịch Forex, tuy nhiên nó cũng có những ưu điểm và nhược điểm cần được lưu ý.

Trong khi PTKT có thể giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội giao dịch và dự đoán xu hướng giá, thì cũng cần cẩn trọng với việc xác định các tín hiệu và đưa ra quyết định dựa trên phân tích kỹ thuật một cách chính xác. Ngoài ra, việc kết hợp phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản là một trong những cách để tăng cường hiệu quả giao dịch trong thị trường ngoại hối.

4. Triết lý của phân tích kỹ thuật

Trường phái PTKT có 2 quan điểm lớn, đó là:

#1: GIÁ PHẢN ÁNH TẤT CẢ!

Những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng: “Nếu giá phản ánh tất cả các thông tin từ kinh tế, chính trị, xã hội … thì chẳng phải phân tích hành động của giá là tất cả những gì chúng ta thực sự cần để giao dịch?”

Đây vừa là một câu hỏi nhưng đồng thời là câu nói nêu lên quan điểm rõ ràng của các nhà phân tích kỹ thuật: GIÁ PHẢN ẢNH TẤT CẢ!

Nếu bạn không phản đối. Ok.

Bây giờ lại phải giải quyết vấn đề “làm sao chỉ nhìn biểu đồ giá mà có thể dự đoán được chuyển động giá trong tương lai?”

Quan điểm thứ 2 của trường phái phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

#2: LỊCH SỬ CÓ XU HƯỚNG LẶP LẠI!

Lịch sử có xu hướng lặp lại nhưng là lịch sử CỦA CÁI GÌ?

Câu trả lời là… TẤT CẢ.

Bạn không nhìn nhầm đâu.

Theo quan điểm của các nhà phân tích kỹ thuật: “Mọi thứ lặp lại từ các vùng hỗ trợ kháng cự, mô hình giá, các mô hình nến đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng, mô hình Harmonic, các ngưỡng điều chỉnh hoặc mở rộng Fibonacci, các hình thái Sóng Elliott, chu kỳ thời gian của các nhịp tăng giảm … Nói chung là TẤT CẢ!

Ví dụ:

Nếu tại 1 vùng trong quá khứ, khi giá giảm đến vùng đó thì giá thường sẽ tăng trở lại một cách mạnh mẽ. Khi đó các nhà giao dịch sẽ để mắt đến và thường xuyên giao dịch quanh các vùng giá này (vùng giá này được gọi là vùng hỗ trợ).

Một ví dụ khác, các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ tìm kiếm các mô hình giá tương tự nhau được lặp đi lặp lại trong quá khứ với những thống kê đáng tin cậy. Rồi họ sẽ chờ đợi các mô hình đó hình thành trong tương lai để thực hiện các ý tưởng giao dịch.

Những dữ liệu về xu hướng và các mô hình giá trong quá khứ có thể giúp bạn tìm thấy một số cơ hội giao dịch tuyệt vời.

Công cụ quan trọng để các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng chính là biểu đồ vì chúng là cách trực quan nhất để theo dõi và phân tích giá trong quá khứ.

Xem thêm: Các loại biểu đồ trong giao dịch Forex

5. Các phương pháp PTKT phổ biến trong Forex

Trong Forex, có nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau, nhưng dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

#1. Sử dụng biểu đồ giá

Đây là phương pháp PTKT đơn giản nhất, dựa trên việc theo dõi biến động giá của cặp tiền tệ thông qua các biểu đồ.

PTKT dựa trên Biểu đồ giá
Phân tích kỹ thuật dựa trên Biểu đồ giá

Phương pháp này còn được gọi là Price Aciton.

#2. Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật

Các chỉ báo kỹ thuật là các công cụ dùng để đo lường diễn biến giá và khối lượng giao dịch, và đưa ra tín hiệu giao dịch. Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến bao gồm RSI, MACD, Bollinger Bands, Stochastic, và Moving Average.

Sử dụng chỉ báo kỹ thuật

#3. PTKT dựa trên các Mô hình giá

Mô hình giá là các dạng hình học mà giá của một cặp tiền tệ thường hình thành trên biểu đồ, và giúp nhà đầu tư đưa ra dự đoán về xu hướng giá tiếp theo.

Các mô hình giá phổ biến trong giao dịch ngoại hối như: mô hình 2 đỉnh – 2 đáy, mô hình vai đầu vai, mô hình cái nêm,…

#4. Sử dụng các Mẫu hình nến

Mẫu hình nến cung cấp thông tin về diễn biến giá trong các khung thời gian nhỏ hơn, và giúp đưa ra dự đoán về xu hướng giá trong tương lai. Các mẫu hình nến này được dùng để xác định xu hướng giá và tìm kiếm các tín hiệu mua hoặc bán trên thị trường.

Các mẫu hình nến được tạo thành từ các cây nến trên biểu đồ giá, bao gồm các mẫu đảo chiều (reversal patterns) và mẫu tiếp tục (continuation patterns).

Các mẫu hình nến phổ biến bao gồm pin bar, engulfing, và doji,…

Ví dụ về các mẫu hình nến đảo chiều
Ví dụ về các mẫu hình nến đảo chiều

Ngoài ra còn có nhiều phương pháp PTKT khác nữa nhưng các phương pháp này thường được sử dụng phổ biến và kết hợp với nhau để đưa ra dự đoán chính xác về xu hướng giá của cặp tiền tệ và đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả trong giao dịch ngoại hối.

6. Kết luận

Trên đây là khái quát về trường phái phân tích kỹ thuật. Các trader sẽ được học đầy đủ các công cụ của PTKT trong chuỗi series các bài học MIỄN PHÍ tại Khóa học Forex nền tảng cho người mới bắt đầu.

Mời các trader cùng theo dõi!

Câu hỏi thường gặp?

1. Trường phái phân tích kỹ thuật là gì?

Trường phái phân tích kỹ thuật là phương pháp đánh giá thị trường dựa trên các chỉ báo kỹ thuật và biểu đồ giá để tìm ra xu hướng và dự đoán giá của đồng tiền trên thị trường.

2. Các chỉ báo kỹ thuật nào được sử dụng trong trường phái PTKT?

Các chỉ báo kỹ thuật bao gồm các chỉ báo đường trung bình, RSI, MACD, Stochastic và nhiều chỉ báo khác.

3. Phương pháp PTKT nào được sử dụng trong thị trường Forex?

Các phương pháp phân tích kỹ thuật trong thị trường Forex bao gồm phân tích các biểu đồ giá và các mẫu giá, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật, phân tích hỗ trợ và kháng cự, và các phương pháp khác.

5/5 - 12 bình chọn

Thặng Trương

Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Chưa có bình luận