Đầu tư giá trị là gì? Các nguyên tắc & lưu ý khi đầu tư giá trị
- Lien Vo
-
02/09/2021
- 0 Bình luận
Chứng khoán là một nghề không còn mới nhưng cũng không hẳn quá lâu đời tại Việt Nam. Dù không xa lạ với thị trường chứng khoán, nhưng không phải ai cũng am hiểu các chiến lược đầu tư hiệu quả. Đầu tư giá trị là một trong những chiến lược cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Rất nhiều người đã áp dụng và thành công tại thị trường Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng Sinvest tìm hiểu Đầu tư giá trị là gì? Các nguyên tắc của đầu tư giá trị cũng như lưu ý quan trọng khi đầu tư giá trị nhé.
1. Đầu tư giá trị là gì?
Trong chiến lược đầu tư chứng khoán, đầu tư giá trị được xem là chiến lược cơ bản nhất nhưng nếu áp dụng chính xác thì mức độ thành công mang về lớn. Điều này đã được chứng minh qua các đợt đầu tư khác nhau của các nhà chứng khoán lớn trên thế giới.
Chiến lược này được sáng tạo bởi 2 giáo sư người Mỹ là David Dodd và Benjamin Graham. Đây là một chiến lược hiểu đơn giản tập trung mua những cổ phiếu có giá trị thấp hơn giá trị nội tại hoặc giá trị sổ sách của chúng.
Nói dễ hiểu hơn, nếu giá trị của một chiếc ô tô đáng giá 1 tỷ đồng, nhưng bạn chỉ bỏ ra 500 triệu mua nó, bạn đang đầu tư giá trị. Tương tự như vậy, một sản phẩm giá 10 đồng, nhưng bạn chỉ bỏ ra 5 đồng thậm chí là 3 đồng thì cũng là bạn đang đầu tư theo chiến lược giá trị.
Xét vào cổ phiếu, chứng khoán, bạn mua cổ phiếu thấp hơn so với giá trị thực thì cũng được xem là nhà đầu tư theo chiến lược giá trị rồi. Đương nhiên, để thực hiện được chiến lược này, bạn cần có kiến thức và am hiểu nhất định, đánh giá được giá trị thực của doanh nghiệp. Có như thế, bạn mới đầu tư an toàn và thông minh.
2. Những nguyên tắc phải biết trong đầu tư giá trị là gì?
Sau khi hiểu được khái niệm của loại chiến lược đầu tư này, bạn cần phải biết nguyên tắc đầu tư. Mỗi chiến lược đưa ra thường đi theo một nguyên tắc nhất định. Nắm chắc nguyên tắc và thực hành chúng là bạn đã áp dụng được kha khá nội dung của chiến lược rồi.
2.1. Nguyên tắc số 1: Tất cả công ty đều có giá trị thực
Nguyên tắc này đúng trong mọi hoàn cảnh. Nó không chỉ dành cho các giá trị thực trên sàn chứng khoán mà nó còn dành cho các sản phẩm ở ngoài đời thực. Việc tính toán đúng giá trị trị thực của một sản phẩm sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền và đầu tư thông minh.
Chưa vội nhìn vào thị trường chứng khoán, chúng ta cùng nhìn vào giá trị thực của một sản phẩm trên thị trường. Với một chiếc tivi, nếu chúng ta biết giá trị thực của nó thì có thể mua vào những cái thời điểm giảm giá gần đúng với giá trị thực. Lúc đó chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí dành cho những việc khác.
Nếu chúng ta giả định rằng chiếc tivi này có một giá trị không đổi trong mọi thời điểm, thì việc giá trị bạn mua tại thời điểm giảm giá hay đang giữ nguyên giá xét về giá trị là như nhau, chỉ là số tiền bạn bỏ ra khác nhau mà thôi.
Trong chứng khoán cũng vậy. Nếu bạn đánh giá đúng giá trị của một doanh nghiệp và mua cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm sát với giá trị thực nhất thì lợi nhuận về lâu về dài của bạn là cao hơn. Và hãy nhớ rằng tất cả các doanh nghiệp, công ty đều có giá trị thực.
2.2. Nguyên tắc số 2: Biên độ an toàn
Một ví dụ điển hình mà những người chơi chứng khoán thường nói với nhau khi đưa ra ví dụ về biên độ an toàn trong đầu tư giá trị.
Đó là ví dụ về tải trọng của chiếc cầu 20 tấn. Tải trọng tối đa mà chiếc cầu đó tải được là 20 tấn, vì thế, nếu bạn đi trên một chiếc xe tải 20 tấn thì nguy cơ sẽ vô cùng cao. Còn nếu đi trong chiếc xe tải nhỏ hơn như 10 tấn, 5 tấn thì độ an toàn sẽ cao hơn. Càng nhỏ hơn so với tải trọng tối đa thì bạn càng an toàn. So sánh với chứng khoán, biên độ an toàn càng cao thì càng có lợi cho nhà đầu tư. Biên độ an toàn tính bằng %.
Tức là, mua cổ phiếu với giá rẻ thì cơ hội sinh lời của bạn càng cao. Nó sẽ giúp cho bạn mất ít tiền hơn trong trường hợp đầu tư không hiệu quả. Và ngược lại, nếu biên độ an toàn bị giảm, thì nguy cơ đầu tư thua lỗ của bạn càng cao. Đây là chìa khóa quan trọng giúp cho bạn đầu tư chứng khoán theo chiến lược giá trị càng cao.
Benjamin Graham, người sáng lập ra nguyên tắc này cho rằng, chỉ nên mua cổ phiếu khi chúng định giá ở ⅔ hoặc ít hơn giá trị thực của chúng. Lúc này, lợi nhuận kiếm được sẽ là tốt nhất và rủi ro về đầu tư sẽ ít nhất. Còn Warren Buffett thì khuyên chỉ nên mua cổ phiếu khi biên độ an toàn đạt ít nhất 25%, còn lại thì không nên để giữ an toàn.
2.3. Nguyên tắc số 3: Giả thuyết thị trường hiệu quả là sai
Giả thuyết thị trường hiệu quả hay còn gọi là Efficiency Market Hypothesis. Đây là giả thuyết cho rằng thị trường hiệu quả tồn tại khi các thông tin đã có sẵn và phản ánh lại trong giá chứng khoán. Điều này có nghĩa rằng, những giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi thông tin và sẽ được điều chỉnh một cách ngẫu nhiên phụ thuộc vào sự thay đổi thông tin.
Thuyết này không được các nhà đầu tư giá trị tin tưởng. Họ tin rằng có một lúc nào đó, giá cổ phiếu của một công ty là quá thấp hoặc quá cao vì nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không chỉ là thông tin đã được đề cập đến.
Ví dụ mà nguyên tắc này đưa ra để gạt bỏ đi giả thuyết thị trường hiệu quả chính là việc đôi lúc thị trường định giá cổ phiếu quá thấp là do nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, các nhà đầu tư hoảng loạn và bán gấp gáp các cổ phiếu đang có.
Điển hình cho ví dụ này là thời kỳ đại suy thoái. Lý giải cho cổ phiếu quá cao là do các nhà đầu tư quá phấn khích về một công nghệ, một sáng kiến mới nào đó mà chưa chứng minh được. Ví dụ điển hình cho việc này là bong bóng thị trường cổ phiếu.
Như vậy, nguyên tắc số 3 đã bác bỏ đi giả thuyết thị trường hiệu quả mà nhiều người tin tưởng. Họ tin tưởng vào sự sai số giữa giá trị thực và giá trị cổ phiếu trên thị trường.
2.4. Nguyên tắc số 4: Không theo số đông
Đây là một nguyên tắc mà yêu cầu sự tư duy độc lập rất cao từ những người theo đầu tư giá trị. Họ là những người thường có xu hướng đi ngược lại trào lưu đi ngược lại số đông. Một thực tế chỉ ra rằng, khi những người đầu tư theo số đông thì giá cổ phiếu được tăng cao hơn so với giá trị thực.
Lúc này, họ sẽ là người đứng đằng sau quan sát và không bỏ tiền ra mua các cổ phiếu đang tăng cao theo xu hướng đám đông. Với cổ phiếu đang rớt giá cũng vậy. Tâm lý của nhiều người và của số đông chính là bán ra những cổ phiếu đang thua lỗ.
Nhà đầu tư theo chiến lược giá trị thì thay vì bán, họ sẽ mua vào hoặc nắm giữ nó. Họ tin tưởng rằng, một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó có giá trị sẽ được phục hồi lại nếu hoạt động kinh doanh của họ vẫn tốt. Tức là họ sẽ không theo số đông nhìn vào bán mua theo việc tăng giảm của cổ phiếu trên thị trường, mà nhìn vào giá trị thực của sản phẩm, dịch vụ, tức là giá trị nội tại của cổ phiếu.
Nguyên tắc này được giữ vững trong chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị. Thực tế cũng đã chứng minh có những thành công không nhỏ của những nhà đầu tư áp dụng theo phương pháp này. Tuy nhiên, muốn thực hiện được theo nguyên tắc này thì cần một tư duy vô cùng độc lập và kiên định. Bởi nếu lung lay, bạn hoàn toàn bán hoặc mua vào theo số đông tác động.
2.5. Nguyên tắc số 5: Chăm chỉ và kiên nhẫn
Đầu tư giá trị là đầu tư mang tính lâu dài, không phải một chốc một lát. Nó không mang đến sự hài lòng tức thời, mà cần trải qua thời gian dài mới có kết quả. Vì bạn không theo đám đông, không mua theo sự tăng giảm của giá cổ phiếu mà theo giá trị thực, nên việc mua vào và bán ra lợi nhuận cao hầu như không có. Nó là sự đầu tư dài hạn.
Hơn nữa, hãy nhớ, đầu tư giá trị là đầu tư mang tính nghệ thuật, bạn cần phải kiên nhẫn đợi chờ. Lấy ví dụ về một cổ phiếu đang ở có giá tụt nhanh. Lúc này, tất cả những nhà đầu tư theo xu hướng bán ra thì bạn lại có xu hướng ngược lại là mua vào. Tức là bạn đang mua nó ở thời điểm giá rất thấp và kỳ vọng nó sẽ lên trong tương lai vì giá trị nội tại của nó vẫn tốt.
Thực tế, để chờ đợi giá cổ phiếu lên là một việc làm cần thời gian. Chắc chắn, không có một cổ phiếu nào có sức tăng thần kỳ khi hôm nay đang ở mức thấp mà ngày mai ở mức cao được. Sự đợi chờ này có khi phải tính bằng tháng, bằng năm chứ không thể bằng ngày. Vì thế, bạn cần phải đủ kiên nhẫn để đầu tư.
Như vậy, một người đầu tư giá trị cần nằm lòng 5 nguyên tắc này để đảm bảo có kết quả tốt trong đầu tư chứng khoán. Đây là chiến lược đầu tư được nhiều người áp dụng và mang đến thành công cho họ trong nghề.
3. Lưu ý khi đầu tư giá trị là gì?
Bên cạnh những nguyên tắc, khi đầu tư theo chiến lược này, bạn cần nắm vững những lưu ý như sau.
3.1. Tiền đầu tư dài hạn
Như nguyên tắc trên đã nêu, đặc biệt là nguyên tắc số 4 và số 5, những nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư giá trị sẽ là đầu tư dài hạn. Nó hoàn toàn ngược lại với đầu tư ngắn hạn. Nếu đầu tư ngắn hạn là mua vào khi giá thấp và thấy giá cao, bị cuốn theo và bán ra luôn, thì ở đây lại có cách tính hoàn toàn khác.
Khi đầu tư dài hạn là mua quyền sở hữu công ty, hưởng lợi từ những gì công ty đó mang lại trong tương lai. Muốn hưởng thành quả, chúng ta cần có thời gian để vun trồng và biến nó thành cây in tiền.
Việc lựa chọn đúng công ty tốt sẽ mang lại cho bạn điều đó. Nếu một nhà đầu tư lúc đầu tính đầu tư dài hạn, nhưng nhanh chóng bán ra khi số đông bán ra ở thời điểm giá cổ phiếu đang lên thì đã phá vỡ hoàn toàn nguyên tắc này.
3.2. Chỉ nên đầu tư vào ngành mà mình am hiểu
Kiến thức về ngành vô cùng quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực đầu tư kinh doanh nào, kể cả ngành đầu tư chứng khoán. Việc am hiểu về ngành đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư có những phân tích đúng đắn về sự phát triển của ngành trong tương lai gần và tương lai xa.
Một người không am hiểu về ngành sẽ biến thành nhà đầu tư ngắn hạn trong một thời điểm nào đó. Bởi lẽ không am hiểu, sẽ rất dễ bị lung lay bởi đám đông và không có tư duy độc lập.
Đầu tư vào ngành mình am hiểu còn có lợi thế giúp bạn đánh giá được biến động của thị trường và hoạch định được kế hoạch trong tương lai gần và tương lai xa đối với xu thế phát triển của ngành đó.
Warren Buffett rất am hiểu về ngành công nghệ thông tin và cũng là bạn thân của Bill Gates nên ông đã đầu tư vào Microsoft. Chính sự am hiểu về ngành đã mang đến cho ông quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
3.3. Am hiểu về công ty có ý định đầu tư
Một lưu ý tiếp theo mà những nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là những nhà đầu tư theo chiến lược dài hạn cần đặt ra chính là am hiểu công ty có ý định đầu tư.
Trước khi quyết định đầu tư, cần tìm hiểu rõ các vấn đề như cách thức vận hành, cách thức quản lý, cách thức hoạt động, tình hình kinh doanh và hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới. Đó là những yếu tố cần tìm hiểu kỹ càng để đánh giá đúng giá trị thực của công ty.
Điều này sẽ giúp cho bạn đầu tư thông minh cũng như định giá tốt sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Nguyên tắc chính là cần tìm hiểu vì chúng ta đang có ý định sở hữu một phần công ty chứ không phải ăn giá trị lời lãi của cổ phiếu mà công ty mang lại. Việc khác nhau từ bản chất khiến cho việc tìm hiểu và định hướng mua bán cổ phiếu của bạn cũng sẽ khác đi.
Warren Buffett là người rất quan tâm đến năng lực và đạo đức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý công ty. Đấy là giá trị cốt lõi mà ông nhìn vào để đầu tư và cũng là bài học cho các nhà đầu tư theo chiến lược giá trị noi theo.
3.4. Chọn thời điểm mua đúng đắn
Hãy nhắm sẵn cổ phiếu tốt. Lúc này, hãy định giá trị nội tại của sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc công ty, chờ lúc giá thấp, tốt nhất là thấp hơn giá trị nội tại thì mua vào.
Vấn đề ở đây là bạn cần kiên nhẫn để chờ lúc giá thấp để mua. Giai đoạn tốt nhất chính là lúc thị trường đi xuống, giai đoạn điều chỉnh hay khi thị trường sợ hãi là thời điểm tốt nhất.
Nhưng hãy nhớ giá tốt thì phải đi kèm với chất lượng tốt. Một sản phẩm giá tốt nhưng chất lượng không tốt thì cần cân nhắc bỏ qua, không nên vì lợi ích trước mắt mà đầu tư vào. Nếu bạn đầu tư lúc đó và bán ra nhanh chóng thì đang đi theo xu hướng ngắn hạn chứ không phải dài hạn như đầu tư giá trị.
4. Bạn cần làm gì khi bắt đầu đầu tư giá trị
Để là nhà đầu tư giá trị thông minh và đúng đắn, bạn cần nắm rõ các thông tin sau đây.
4.1. Phân biệt đầu tư và đầu cơ
Dù người nhầm lẫn giữa khái niệm đầu tư và đầu cơ. Thực tế 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Đầu cơ là hoạt động cần thiết trong chứng khoán bởi nó thúc đẩy quá trình cổ phiếu được thanh khoản, có người mua và người bán. Nếu chơi đầu cơ trong chứng khoán, tỉ lệ thắng của bạn hầu như rất thấp.
Nó giống như đánh bạc ở các sòng bạc lớn vậy. Bạn hiếm khi thắng cuộc trong tổng thể cuộc chơi, bởi nó được dẫn dắt bởi những người tạo lập và dẫn dắt cuộc chơi. Trong chứng khoán cũng vậy.
Nếu bạn đang mua với tâm lý đầu cơ, bạn sẽ quan tâm xem ngày mai thị trường chứng khoán có mở cửa hay không, giá tăng hay giảm. Còn người đầu tư thực sự họ sẽ quan tâm đến đặc tính của tài sản và giá trị của nó.
Tức là họ sẽ quan tâm đến doanh nghiệp, đến chất lượng, lợi thế cạnh tranh và đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp nhiều hơn giá cả cổ phiếu hiện tại. Hãy trở thành một nhà đầu tư trong chiến lược đầu tư giá trị thay vì đầu cơ
4.2. Phân biệt giá và giá trị
Bạn cũng cần phân biệt được sự khác nhau của giá và giá trị trong khi bắt đầu đầu tư giá trị. Bởi cũng như đầu tư và đầu cơ, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt nhau.
Giá cổ phiếu phụ thuộc vào quy luật cung cầu của thị trường. Khi nguồn cung tăng cao, giá sẽ được tự động đẩy lên cao, có khi vượt qua giá trị của sản phẩm, tài sản.
Nếu xuất hiện đầu cơ, giá có thể đẩy lên phi mã, dẫn đến tình trạng bong bóng thị trường như một giai đoạn trong quá khứ. Nhưng nếu tình trạng cầu giảm hoặc nhà đầu tư ngừng mua, giá tài sản lại vô tình giảm mạnh.
Như vậy, giá được quyết định bởi cung và cầu của người mua và người bán. Song giá trị của tài sản thì lại khác. Trong đầu tư theo chiến lược giá trị, giá trị doanh nghiệp là cái bạn phải tìm kiếm và nhận định. Bạn phải tư duy đó là việc sở hữu cổ phiếu, chính là sở hữu doanh nghiệp và là cổ đông của công ty.
Lúc này, cần phải thực sự hiểu doanh nghiệp có những giá trị gì. Nó được đánh giá bằng tài sản và dòng tiền, lợi nhuận sinh lời trong tương lai. Đó là những thứ bạn cần quan tâm hơn là giá cổ phiếu trên thị trường.
4.3. Tìm hiểu về doanh nghiệp
Đừng đầu tư vào những doanh nghiệp mà bạn có cảm xúc tốt. Để cảm xúc xâm lấn vào quá trình tìm hiểu doanh nghiệp là một việc đại kỵ không nên để xảy ra. Hãy nhớ, lúc này, cần dùng não và lý trí thay vì để con tim lấn át.
Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về doanh nghiệp cho bạn tìm hiểu. Nhớ là hãy tìm trên những thông tin có căn cứ và xác thực. Những địa chỉ hoặc danh sách nguồn mà bạn có thể tìm như website công ty, các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, tin tức công ty trên kênh chính thống hoặc báo cáo phân tích cổ phiếu của công ty.
Ngoài ra, hãy chú ý đến khả năng sinh lợi của công ty, doanh nghiệp, sự minh bạch trong quản lý tài chính, các khoản nợ mà doanh nghiệp đang phải gánh kể cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, kế hoạch trả nợ của công ty, vấn đề quản trị của công ty… Rất nhiều điểm bạn cần tìm hiểu và quan trọng nhất là, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ công ty mà mình đang đầu tư.
4.4. Giá trị nội tại của cổ phiếu
Chúng ta đề cập nhiều đến vấn đề này và thực sự nó quan trọng trong đầu tư giá trị. Bạn cần biết giá trị nội tại của cổ phiếu đó là bao nhiêu qua so sánh tỷ lệ P/E và tốc độ tăng trưởng; giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách; động lực thúc đẩy giá cổ phiếu về đúng gia trị trong tương lai gần.
Thực ra, để trả lời những câu hỏi này không hề đơn giản. Nó yêu cầu các nhà đầu tư phải thực sự tìm tòi, phân tích và đánh giá để đưa ra kết luận cuối cùng. Thế nên, xét về việc đúng đắn của chiến lược, ai cũng đánh giá cao đầu tư theo chiến lược giá trị, song để theo được thì cần đúc kết qua quá trình lâu dài và kiên trì.
5. Kết luận
Như vậy, có thể thấy, đầu tư giá trị là một chiến lược cần dành thời gian tìm hiểu để áp dụng thành thạo nó. Để trở thành một nhà đầu tư thông minh cần thời gian, sự tìm tòi học tập và trải nghiệm, không thể một sớm một chiều. Bạn luôn luôn phải học hỏi không ngừng bổ sung kiến thức, bạn có thể bắt đầu với việc học cách đọc báo cáo tài chính. Song, hãy nhớ chiến lược này từ lúc ra đời đến bây giờ vẫn giữ nguyên giá trị và là động lực cho các nhà đầu tư tiếp tục học hỏi đấy nhé.
Những câu hỏi thường gặp
Muốn đầu tư giá trị cần làm gì?
Đầu tư giá trị chỉ tóm gọn trong 2 bước đơn giản:
- Bước 1: Tìm 1 doanh nghiệp tuyệt vời mà bạn yêu thích
- Bước 2: Mua nó khi giá của nó khi giá thấp hơn giá trị thực với 1 biên an toàn đủ lớn.
Làm sao để tìm được những cổ phiếu giá trị?
C1: Tìm những công ty mà bạn quen thuộc với sản phẩm của họ
C2: Đi ngược đám đông với lệnh mua khi những tin tức tiêu cực của doanh nghiệp xuất hiện
C3: Dùng các công cụ, bộ lọc cổ phiếu hỗ trợ
Những tiêu chí đánh giá cổ phiếu là gì?
- So sánh tỉ lệ P/E với tốc độ tăng trưởng
- Giá cổ phiêu có đang thấp hơn giá trị nội tại không?
- Giác cổ phiếu có đang thấp hơn giá trị sổ sách không?
- Động lực phát triển của công ty là gì?
Bài viết bạn đọc có thể tham khảo:
Các chỉ số tài chính |
Hệ số nợ |
Công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền |
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu |
Private equity là gì |
Operating margin là gì |