Sàn UpCom là gì? Lưu ý khi giao dịch tại sàn UpCom
- Lien Vo
-
30/08/2021
- 0 Bình luận
Chứng khoán là một hình thức đầu tư quen thuộc và được rất nhiều người lựa chọn. Hiện nay, tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều sàn giao dịch chứng khoán khác nhau, trong đó không thể không kể đến sàn Upcom. Vậy sàn Upcom là gì? Có những điều gì mà nhà đầu tư cần lưu ý khi đến với sàn giao dịch Upcom? Hãy cùng Sinvest tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau đây nhé.
1. Sàn chứng khoán Upcom là gì? Thị trường Upcom là gì?
Sàn chứng khoán Upcom hay thị trường Upcom là gì? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư vừa tiếp xúc với lĩnh vực chứng khoán.
Upcom (Unlisted Public Company Market) là thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn Upcom tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Đây được xem như là một sàn giao dịch trung chuyển, được thành lập với mục đích là khuyến khích những công ty chưa được niêm yết cùng tham gia thị trường chứng khoán.
Để tham gia vào sàn giao dịch Upcom, công ty của bạn phải là một công ty đại chúng không được niêm yết tại sàn HOSE và sàn HNX. Đồng thời, chứng khoán cần phải được đăng ký ở trung tâm lưu ký.
Sàn Upcom được cho ra mắt trên thị trường chứng khoán vào ngày 01/01/2009, ban đầu, vì tính chất tương đối đặc biệt mà chỉ có 10 doanh nghiệp đăng ký tham gia vào sàn giao dịch này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thị trường Upcom đã sở hữu cho mình đến hơn 800 mã, đây là số lượng vượt trên cả 2 sàn nổi tiếng là HOSE và HNX.
2. Các nhóm cổ phiếu của sàn Upcom
Sau sàn Upcom là gì, hãy cùng tìm hiểu đến những nhóm cổ phiếu có tại sàn Upcom các bạn nhé. Hiện nay, trên sàn Upcom có 3 nhóm cổ phiếu lớn, bao gồm nhóm Upcom Large, nhóm Upcom Medium và nhóm Upcom Small.
- Upcom Large: Là nhóm cổ phiếu tập hợp những loại cổ phiếu được phát hành từ tổ chức với vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ VNĐ.
- Upcom Medium: Là nhóm cổ phiếu tập hợp các loại cổ phiếu được phát hành từ tổ chức với vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 300 triệu VNĐ đến 1 tỷ VNĐ.
- Upcom Small: Là nhóm cổ phiếu tập hợp các loại cổ phiếu được phát hành từ tổ chức với vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 10 đến 300 tỷ VNĐ.
Như vậy, đối với những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu và quy mô lớn, cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ càng có giá trị và có thể tăng trưởng trong dài hạn, hạn chế xảy ra sự biến động. Ngược lại, những công ty nhỏ sẽ sở hữu cổ phiếu có giá trị thấp nhưng lại có thể tạo ra được những đột phá trong thu nhập.
3. Những điều bạn cần biết khi giao dịch tại sàn Upcom
Vậy những điều mà các nhà đầu tư cần phải biết khi giao dịch tại sàn Upcom là gì? Một số yếu tố bên dưới đây cần được các nhà đầu tư nắm rõ khi đến với sàn giao dịch này.
3.1. Thời gian giao dịch sàn Upcom
Trước hết, nhà đầu tư cần phải nắm thời gian giao dịch cụ thể tại thị trường Upcom.
- Thời gian giao dịch buổi sáng là từ 9h đến 11h30.
- Thời gian giao dịch buổi chiều là từ 13h đến 15h.
Nếu giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục thì mỗi ngày sẽ chỉ có một phiên vào buổi sáng và một phiên vào buổi chiều. Đối với những phương thức giao dịch dựa trên sự thỏa thuận thì nhà đầu tư chỉ cần giao dịch trong thời gian hoạt động của sàn Upcom.
Vào thứ bảy, chủ nhật cùng với những ngày lễ, sàn giao dịch Upcom sẽ không hoạt động.
Sàn Upcom khớp lệnh theo nguyên tắc nào?
Vậy nguyên tắc khớp lệnh của sàn Upcom là gì? Trên thực tế, sàn Upcom thực hiện khớp lệnh dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc về giá và nguyên tắc về mặt thời gian.
- Ưu tiên về mặt thời gian: Khi cùng một mức giá thì nhà đầu tư nào đã đặt lệnh trước sẽ được sàn giao dịch thực hiện trước.
- Ưu tiên về mặt giá: Khi thực hiện giao dịch bán thì giá bán chứng khoán thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua thì giá mua chứng khoán cao hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
3.2. Đơn vị giao dịch tại sàn Upcom
Khi giao dịch tại sàn Upcom sẽ được chia thành 2 lô, bao gồm lô chẵn và lô lẻ:
- Lô chẵn là những giao dịch có khối lượng 100 cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu là bội số của 100.
- Lô lẻ là giao dịch có khối lượng trong khoảng từ 1 đến 99 cổ phiếu. Nhà đầu tư chứng khoán sẽ rất hiếm khi mua lẻ cổ phiếu, chỉ xảy ra trường hợp này khi cổ phiếu đó là một loại cổ phiếu hiếm thấy. Do đó, những giao dịch lô lẻ chỉ có thể khớp lệnh khi có người bán và đồng thời có người mua, lô lẻ hoàn toàn không thể khớp lệnh với lô chẵn.
3.3. Lệnh giao dịch nào được áp dụng tại sàn Upcom?
Tại sàn giao dịch Upcom chỉ có thể áp dụng một lệnh giao dịch, được gọi là lệnh giới hạn. Cụ thể, khi nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu với giá bao nhiêu thì sẽ đặt ra giá là bấy nhiêu, mức giá này phải nằm trong phạm vi giá trần và giá sàn.
3.4. Biên độ dao động giá trên sàn Upcom là gì?
Sản phẩm cổ phiếu: Biên độ giao động trần sàn là mức lớn nhất trong 3 sàn đó là +/-15%
Sản phẩm là cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu quay lại giao dịch sau tối thiểu 25 ngày ngưng giao dịch thì biến động giá sẽ là +/-40%.
4. Chỉ số Upcom Premium là gì?
Bên cạnh sàn Upcom là gì và những điều cần lưu ý khi giao dịch tại sàn Upcom là gì thì khái niệm về chỉ số Upcom Premium cũng vô cùng quan trọng. Những nhà đầu tư khi tham gia vào sàn giao dịch Upcom cần phải nắm rõ về chỉ số này để việc đầu tư được thuận lợi hơn.
Upcom Premium là một chỉ số được đặt ra để sàng lọc những loại cổ phiếu tốt nhất trên thị trường hiện nay. Việc đánh giá chỉ số Upcom Premium sẽ được thực hiện rất nghiêm ngặt, các tổ chức phát hành cổ phiếu phải đáp ứng được những điều kiện, yêu cầu sau đây:
- Tổ chức phát hành phải có vốn điều lệ là từ 120 tỷ VNĐ trở lên, tình hình kinh doanh của tổ chức phải tạo ra lợi nhuận và tổ chức không có tình trạng lỗ lũy kế trong các năm liền kề.
- Tổ chức có vốn điều lệ là từ 30 tỷ VNĐ trở lên, mặt khác lợi nhuận sau thuế được chia cho vốn chủ sở hữu phải lớn hơn 5% và đặc biệt là phải đảm bảo không lỗ lũy kế.
- Công ty cần phải thực hiện nghiệp vụ kế kiểm một cách độc lập, công bố bảng báo cáo tài chính công khai của công ty vào năm gần nhất.
5. Ưu, nhược điểm của sàn chứng khoán Upcom là gì?
Vậy những ưu, nhược điểm mà các nhà đầu tư cần phải biết khi giao dịch tại sàn Upcom là gì? Hãy cùng đến với những đánh giá sau đây các bạn nhé.
5.1. Ưu điểm sàn Upcom là gì?
Upcom là một sàn giao dịch được hoạt động dưới sự quản lý, kiểm duyệt nghiêm ngặt đến từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Do đó, có thể đảm bảo rằng mọi hoạt động tại sàn giao dịch Upcom đều vô cùng minh bạch, công khai, khi giao dịch tại đây, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về sự uy tín và an toàn. Xét về độ tin cậy và được đảm bảo bởi pháp luật thì thị trường Upcom được đánh giá cao hơn rất nhiều so với sàn giao dịch OTC.
Ngoài ra, với sự liên kết chặt chẽ cùng sàn giao dịch HNX mà nhà đầu tư tại sàn Upcom có cơ hội được tiếp cận với nhiều doanh nghiệp tốt.
Mặt khác, việc đầu tư cũng sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn hơn rất nhiều. Sàn Upcom còn là một đòn bẩy để nhiều công ty dễ dàng niêm yết trên các sàn HOSE và HNX hơn, ngoài ra còn là nơi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nhà đầu tư.
5.2. Nhược điểm sàn Upcom là gì?
Bên cạnh hàng loạt các ưu điểm kể trên thì việc tham gia vào sàn giao dịch Upcom cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm nhất định. Sở dĩ thị trường Upcom áp dụng mức giá giao dịch thấp là bởi tính rủi ro khi nhà đầu tư tham gia vào đây sẽ cao hơn so với nhiều sàn giao dịch khác.
Tuy nhiên, khi nhà đầu tư nắm được cách nghiên cứu và có sự tìm hiểu cẩn thận, bạn vẫn sẽ có cơ hội tìm được thu nhập cao. Mặt khác, một số mã chứng khoán tại Upcom có tính thanh khoản rất thấp và không còn giao dịch được. Ngoài ra, sàn giao dịch Upcom là nơi thích hợp để đầu cơ hơn là đầu tư.
6. Kinh nghiệm cần biết khi đầu tư tại sàn Upcom là gì?
Vậy những kinh nghiệm quan trọng khi đầu tư tại sàn Upcom là gì? Trên thực tế, như chúng tôi đã đề cập, Upcom là một nơi tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi bạn quyết định đầu tư. Do đó, hãy lưu ý đến những kinh nghiệm sau đây khi tham gia đầu tư tại sàn giao dịch này nhé:
- Nhà đầu tư cần phải lựa chọn những doanh nghiệp đã được công bố, có tính công khai và minh bạch. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần là những tổ chức có uy tín và chất lượng cao, giá chứng khoán hợp lý.
- Nhà đầu tư không nên đầu tư vào các nhóm cổ phiếu thường xuyên có sự biến động mạnh quá bất thường và không thể nắm chắc được.
- Những cổ phiếu có giá bán thấp sẽ được ưu tiên thực hiện giao dịch tại sàn Upcom, do đó mà sẽ có rất nhiều nhà đầu tư chờ đợi để mua những cổ phiếu đó. Điều bạn cần làm là tìm hiểu và theo dõi thường xuyên để được mua cổ phiếu với mức giá hời nhất.
7. Tổng kết
Ở thời điểm hiện tại, Upcom đã sở hữu số lượng hơn 500 doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư đặt ra sự băn khoăn trước khi quyết định giao dịch tại đây. Trên thực tế, với giá chứng khoán thấp hơn so với các sàn như HNX và HOSE,… Upcom vẫn là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp dành cho các nhà đầu tư.
Để đạt được nhiều thành công khi tham gia vào sàn giao dịch này, các nhà đầu tư cần phải nắm bắt chuẩn xác các thông tin, kiến thức về chứng khoán và siêng năng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
Như vậy, bài viết trên Sinvest đã giải đáp thắc mắc của bạn về sàn Upcom là gì và những vấn đề liên quan. Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư chứng khoán của mình.
Những câu hỏi thường gặp?
Biên độ dao động giá trên sàn giao dịch Upcom là gì?
Sản phẩm cổ phiếu: Biên độ giao động trần sàn là mức lớn nhất trong 3 sàn đó là +/-15%
Sản phẩm là cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu quay lại giao dịch sau tối thiểu 25 ngày ngưng giao dịch thì biến động giá sẽ là +/-40%.
Thị trường Upcom được quản lý bởi ai?
Upcom là một sàn giao dịch được hoạt động dưới sự quản lý, kiểm duyệt nghiêm ngặt đến từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Có nên tham gia thị trường Upcom không?
Upcom vẫn luôn được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm , với giá cổ phiếu khá phù hợp và bản chất dao động lớn rất phù hợp với nhiều nhà đầu tư ưa mạo hiểm. Bạn cứ thoải mái tham gia thị trường nhưng nhớ chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc nhé.
Một số bài viết kiến thức khác
Đòn bẩy tài chính |
Giá trần là gì? |
Sàn chứng khoán Việt Nam uy tín |
Cách giao dịch chứng khoán phái sinh |
Top công ty chứng khoán Việt Nam |