• 0888.91.91.98
  • Join group

ROA là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROA

ROA là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROA

ROA là một trong những chỉ số tài chính vô cùng quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, từ đó giúp nhà đầu tư tìm được cổ phiếu tiềm năng. Đối với nhà đầu tư có kinh nghiệm thì đây chắc hẳn là khái niệm không quá xa lạ. Tuy nhiên với nhà đầu tư mới tham gia đầu tư chứng khoán thì vẫn đang rất mông lung về khái niệm quan trọng này. Vậy ROA là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROA là gì? Hãy cùng Sinvest tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Chỉ số ROA là gì?

ROA là gì? ROA (Return on Assets) gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp trên tài sản hay hệ số quay vòng đối với tài sản, chỉ tiêu về hoàn vốn của tổng tài sản. Thông thường chỉ số này sẽ được sử dụng trên những báo cáo tài chính là phổ biến và được sử dụng nhằm đo lường được khả năng sinh lời của doanh nghiệp trên mỗi đồng tài sản.

chỉ số roa là gì?
Chỉ số ROA là gì?

Nói cách khác ROA là chỉ số giúp nhà đầu tư phân tích được hiệu quả của mức độ hoạt động tại thời điểm cụ thể. Chỉ số này sẽ được những nhà đầu tư nhìn vào để lựa chọn cổ phiếu có giá trị tại thời gian nào đó và đưa ra quyết định đầu tư để kiếm lời.

Thông thường những doanh nghiệp hoạt động tốt và ổn định trong một khoản thời gian dài thì chắc hẳn cổ phiếu và chỉ số ROA sẽ cao. Cổ phiếu được mua vào lúc này sẽ vô cùng có lợi cho cổ đông.

Đồng thời chỉ số ROA cũng có sự khác nhau đối với những công ty cổ phần và phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Vì vậy khi tiến hành so sánh chỉ số này, người ta thường so sánh giữa những công ty có sự tương đồng với nhau và nên xem xét ở nhiều năm để đánh giá được chính xác nhất.

2. Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì?

ý nghĩa chỉ số roa là gì?
Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì?

Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì? Trên thị trường hiện nay chỉ số ROA cho thấy một đồng vốn được công ty hoặc tổ chức đầu tư để đem về lợi nhuận. Chỉ số ROA thể hiện như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp cũng như trực tiếp đánh giá được hiệu quả kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp đó. Điều là này bởi vì tài sản của doanh nghiệp thường được hình thành dựa trên 2 nguồn chính là:

  • Vốn đi vay (với bất kỳ hình thức nào)
  • Nguồn vốn chủ sở hữu.

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đều trực tiếp dựa vào 2 nguồn vốn này. Chính vì vậy mà tỷ số về lợi nhuận dựa trên tài sản ROA sẽ được xem như là một thước đo hiệu quả cho doanh nghiệp khi đang muốn thực hiện chuyển hóa vốn ban đầu thành lợi nhuận kinh doanh.

Đồng thời nếu như chỉ số ROA này cao sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ban đầu và ngược lại. Bên cạnh đó đối với những doanh nghiệp đã tiến hành IPO cũng như thực hiện cổ phần hóa thì đây là chỉ số được dùng để làm chỉ tiêu so sánh.

Khi chỉ số này càng cao thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng cao và được nhà đầu tư cũng như thị trường quan tâm nhiều hơn. Do đó đây có thể được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư chứng khoán của những nhà đầu tư có kinh nghiệm.

3. Công thức tính chỉ số ROA là gì?

Chỉ số ROA hiện tại là một trong những chỉ số thể hiện được hiệu quả về đầu tư tài sản của doanh nghiệp cũng như mức độ hoạt động có tốt hay không. Theo đó công thức tính sẽ được thực hiện như sau.

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản x 100%

Trong đó:

  • Chỉ số ROA có đơn vị tính là %
  • Tổng tài sản sẽ bằng với tổng của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ.
  • Tài sản được tính là tổng tài sản hiện có của công ty.
  • Lợi nhuận sau thuế bằng với khoản lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thông thường của công ty.

Ví dụ: Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại là 50.000.000 USD và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đó 10.000.000 USD. Như vậy chỉ số ROA của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại là 

ROA = (10.000.000 / 50.000.000) x 100% = 20%.

công thức tính chỉ số roa là gì?
Công thức tính đối với chỉ số ROA của doanh nghiệp

Phân tích chỉ số ROA một chút ta sẽ thấy:

Thu nhập ròng = doanh thu x tỷ suất lợi nhuận biên. Đồng thời Tổng tài sản bình quân = Doanh thu x số vòng quay tổng tài sản. Chính vì vậy công thức tính tỷ số lợi nhuận dựa vào tài sản ROA còn có thể được tính theo công thức khác nữa là:

ROA = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản

Trong đó:

  • Nếu như chỉ số ROA có kết quả lớn hơn 0 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang ở giai đoạn làm ăn khá tốt, đồng thời lãi và doanh thu cũng cao. Như vậy chỉ số ROA càng cao thì sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó làm ăn càng tốt. Đây cũng là một trong những cách hiểu đơn giản của ROA là gì. Đồng thời nếu như chỉ số ROA này tụt xuống dưới 0 thì cho thấy doanh nghiệp hiện đang làm ăn thua lỗ. Mức độ thua lỗ đó sẽ tùy thuộc vào chỉ số này hiện đang là bao nhiêu.
  • Bên cạnh đó những nhà kinh doanh còn tiến hành so sánh ROA đối với chỉ số trung bình ngành. Như vậy nếu như doanh nghiệp nào vận hành với ROA lớn hơn chỉ số trung bình ngành thì khi đó có thể đánh giá được doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, quản trị tài sản đang ở mức hiệu quả và thu lại lợi nhuận cao.

4. Ví dụ minh họa về cách tính chỉ số ROA

Như vậy có thể thấy ROA là một trong những chỉ số tài chính vô cùng quan trọng khi tiến hành phân tích khái quát về khả năng sinh lời đối với một doanh nghiệp. Đặc biệt khả năng sinh lời cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ chủ thể quản lý nào khi lợi ích của nó liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp.

ví dụ
Ví dụ minh họa về cách tính đối với chỉ số ROA 

Để hiểu rõ về công thức tính ROA là gì, hãy cùng phân tích một số ví dụ minh họa cụ thể ngay sau đây.

Ví dụ 1

Xét 2 doanh nghiệp ABC và BCD tại cùng một thời điểm, đang hoạt động trên cùng một lĩnh vực và lợi nhuận thu được từ cùng một sản phẩm. Theo đó có:

  • Tổng tài sản của doanh nghiệp ABC ở thời điểm hiện tại là 4.000.000 USD và thu nhập ròng của doanh nghiệp là 1.500.000 USD. Như vậy theo như công thức tính ta có thể thu được chỉ số ROA của doanh nghiệp ABC ở thời điểm hiện tại là 37,5%.
  • Trong khi đó tổng tài sản của doanh nghiệp BCD ở thời điểm hiện tại là 9.000.000 USD và thu nhập ròng của doanh nghiệp là 1.500.000 USD. Như vậy theo như công thức tính ta có thể thu được chỉ số ROA của doanh nghiệp BCD ở thời điểm hiện tại là 16,67%.

Nếu như tiến hành so sánh về chỉ số ROA của cả 2 doanh nghiệp ROA tại cùng một thời điểm thì rõ ràng doanh nghiệp ABC đang kinh doanh hiệu quả hơn.

Ví dụ 2

Để hiểu rõ hơn hãy cùng xét ví dụ thực tế về chỉ số ROA của một doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Công ty cổ phần Sữa Vinamilk với mã giao dịch là VNM tại các sàn chứng khoán sau.

Trong năm 2013, theo như báo cáo tài chính thì chỉ số ROA của doanh nghiệp này ở mức 28.56% và 23.55% vào năm 2014, 28.29% vào năm 2015, 31.83% vào năm 2016. Như vậy theo như những chỉ số này có thể thấy được qua chỉ số ROA chỉ giảm trong năm 2014, sau đó là 3 năm tăng liên tiếp.

Trong suốt 4 năm liên tiếp chỉ số ROA của Vinamilk đều ở mức trên cao và có chiều hướng tăng ổn định, như vậy có thể kết luận hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sữa Vinamilk đang rất hiệu quả. Đồng thời đây cũng là lý do để giải thích vì sao cổ phiếu của Vinamilk luôn thuộc top cổ phiếu đắt giá nhất cũng như có mức tăng trưởng thuộc top ổn định trên thị trường.

ví dụ
Chỉ số ROA cho thấy hoạt động kinh doanh của Vinamilk rất hiệu quả

Bên cạnh đó ngoài việc tính lợi nhuận dựa trên tổng tài sản thì nhà đầu cơ còn đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải trả dành cho những khoản vay nợ. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: 

Một công ty được đánh giá là tốt phải kiếm được số tiền nhiều hơn khoản nợ hay khoản đầu tư mà công ty phải chi trả. Đối với trường hợp chỉ số ROA tốt hơn đối với chi phí vay thì doanh nghiệp hiện đang sở hữu khoản lãi đáng kể.

5. Chỉ số ROA ở mức bao nhiêu là tốt?

Bên cạnh thắc mắc ROA là gì thì hiện nay tất cả các nhà đầu tư đều quan tâm đến việc chỉ số ROA ở mức bao nhiêu là tốt để có thể đưa ra được quyết định đầu tư chính xác nhất.

Đồng thời dựa vào chỉ số này doanh nghiệp cũng có thể nhìn nhận lại đối với kết quả kinh doanh cũng như đưa ra được phương án điều chỉnh sao cho phù hợp. Từ đó mà công việc được định hướng chính xác và rõ ràng hơn.

Theo đó những trader thường sẽ nhận thấy chỉ số ROE và ROA sẽ được đánh giá theo cặp và thường đi cạnh nhau. Mối quan hệ này cũng được thể hiện một cách rõ ràng thông qua hệ số nợ. Một doanh nghiệp có nợ càng ít thì càng tốt. Đồng thời con số để chứng tỏ rằng hoạt động của doanh nghiệp là tốt khi Nợ/Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1.

Theo như tiêu chuẩn của quốc tế thì chỉ số ROE phải > 15% thì mới có thể đánh giá năng lực tài chính của công ty đó tốt và chỉ số ROA phải > 7.5% mới được xem là tốt. Để đánh giá được sự ổn định trong kinh doanh thì số liệu này phải được xem xét liên tục trong ít nhất 3 năm. 

Đồng thời đối với trường hợp chỉ số ROA của công ty >=10% trong ít nhất 3 năm thì doanh nghiệp đó mới được đánh giá là đơn vị có năng lực tốt và uy tín.

phân tích chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROA ở mức bao nhiêu là tốt?

6. Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và ROA là gì?

Đồng thời một trong những chỉ số tài chính quan trọng khác là ROE cũng có quan hệ mật thiết đối với chỉ số ROA và cũng được áp dụng ở rất nhiều lĩnh vực. Vậy mối quan hệ giữa chỉ số ROE và ROA là gì?

6.1. Mối quan hệ của chỉ số ROE và ROA

Theo đó, hiện nay từng chỉ số này sẽ được định nghĩa như sau:

  • ROA chính là lợi nhuận ròng sau khi tính thuế dành cho cổ đông trên tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.
  • ROE chính là lợi nhuận ròng sau khi tính thuế trên số vốn tự có của doanh nghiệp và không tính vốn vay.
mối quan hệ giữa chỉ số roa và roe là gì?
Mối quan hệ của chỉ số ROE và ROA là gì?

Trước kia những nhà đầu tư thường chú ý và coi trong chỉ số ROE hơn so với chỉ số ROA. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại cả 2 chỉ số ROE và ROA này sẽ ảnh hưởng lẫn nhau và thường sử dụng song song. Dựa vào việc sử dụng cả 2 công cụ này mà nhà đầu tư hoàn toàn có thể tính toàn và xem xét về đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp dựa vào công thức sau:

  • Chỉ số ROE chia cho ROA sẽ chính bằng tài sản chia cho vốn chủ sở hữu.

Thông thường nhà đầu tư sẽ dựa vào kết quả này để tiến hành xem xét một cách khách quan về khả năng tăng trưởng và sự đồng đều của cả 2 chỉ số này. Từ đó đưa ra quyết định về sự lựa chọn hoặc không lựa chọn đối với doanh nghiệp.

6.2. Ví dụ về mối quan hệ của chỉ số ROE và ROA

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ của chỉ số ROE và ROA là gì và có tác dụng như thế nào đối với việc ra quyết định của nhà đầu tư, hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ cơ bản sau:

Xét doanh nghiệp A và doanh nghiệp B hoạt động kinh doanh cùng một sản phẩm, cùng thời kỳ và có sự tương đồng, với điều kiện là 3 năm liên tục thu được 2 kết quả sau:

  • Chỉ số ROE của doanh nghiệp A là 30% và chỉ số ROA của doanh nghiệp là 10%.
  • Chỉ số ROE của doanh nghiệp A là 20% và chỉ số ROA của doanh nghiệp là 18%.

Nếu là một nhà đầu tư, thông qua kết quả trên có thể đánh giá và đưa ra quyết định về sự lựa chọn đối với doanh nghiệp B. Đồng thời cũng có thể đánh giá về doanh nghiệp A cao hơn doanh nghiệp B. Như vậy có thể thấy cả 2 chỉ số này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động trực tiếp tới quyết định đầu tư của bất kỳ nhà đầu tư nào. Theo như ví dụ trên vậy hiện tại ý nghĩa của ROA là gì?

mối quan hệ giữa2 chỉ số: ROA & ROE
Chỉ số ROE và ROA có mối quan hệ mật thiết với nhau trên thị trường

7. Những lưu ý đối với chỉ số ROA

Như đã phân tích ở trên thì chỉ số này được tính đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ không giống nhau.

Đồng thời nếu như xem xét tại lĩnh vực chứng khoán, tài chính thì chỉ số này bắt buộc phải đảm bảo độ chính xác. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc những chỉ số thành tố liên quan bắt buộc phải được lấy từ số liệu chính xác và thực tế, tuyệt đối không được sử dụng những số liệu đã chỉnh sửa.

Tuy đây là chỉ số quan trọng nhưng không phải kết quả nào cũng tốt và ủng hộ quyết định nào đó. Do đó sẽ có một số trường hợp ROA bị “phản tài chính” nên để đưa ra quyết định kịp thời, chính xác nhất thì doanh nghiệp và nhà đầu tư cần bổ sung những kiến thức khác liên quan.

Đối với những ngành nghề liên quan tới lĩnh vực tài chính như chứng khoán, bảo hiểm hoặc ngân hàng,… vì đặc thù ngành nghề cũng như tính rủi ro cao nên giá trị ROA sẽ không phù hợp ở mức 7,5%.

Nếu dựa vào chỉ số ROA để so sánh công ty với nhau thì nên là những công ty tương đồng về ngành nghề, thời điểm lấy số liệu cũng như quy mô sản xuất.

8. Kết luận

Như vậy bài viết trên Sinvest đã giải đáp thắc mắc ROA là gì và tổng hợp những thông tin quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải biết. Tóm lại đây là một chỉ số vô cùng quan trọng, là cơ sở để cho những hoạt động đầu tư và kinh doanh.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì ROA bằng ROE?

Khi doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy (không nợ) thì ROA sẽ bằng ROE.

ROA bao nhiêu là tốt?

Một số các báo cáo có thể thay đổi quy chuẩn ROA bao nhiêu là tốt như phải duy trì mức 7.5% trong vòng 3 năm hay ROA lớn hơn 10% thì doanh nghiệp là tốt.

Tuy nhiên bạn phải dựa vào các yếu tố như doanh nghiệp đó thuộc ngành gì, tốc độ tăng trưởng như thế nào… để đánh giá chính xác hơn.

Công thức tính ROA là gì?

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản x 100%

Các bài viết kiến thức bạn có thể tham khảo:

Cách đọc báo cáo tài chính
Vốn chủ sở hữu
P/E là gì?
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu
Vốn lưu động là gì
Các chỉ số tài chính
EPS là gì

5/5 - 5 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận