• 0888.91.91.98
  • Join group

Hướng dẫn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Hướng dẫn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Ngày nay việc quản lý tài chính cá nhân đúng cách, chi tiêu hợp lý sẽ giúp tất cả chúng ta tự chủ hơn và có nhiều cơ hội để phát triển hơn. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết mọi người không có công thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, dẫn đến tình trạng kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền.

Để có được cách quản lý tài chính cá nhân đơn giản mà hiệu quả, hãy cùng Sinvest tìm hiểu ngay sau đây.

1. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Đối với nhà đầu tư hoặc bất kỳ ai thì tìm được cách để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả vẫn luôn là quá trình khó khăn. Để đạt được hiệu quả thì không thể thực hiện trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên trên thực tế nếu bắt đầu thực hiện từ những bước đơn giản nhất và nhỏ nhất thì bạn hoàn toàn có thể tạo nên thói quen quản lý tốt. Mục đích của điều này là giúp phân bố và tổng kết lại chi tiêu hợp lý nhất.

Cách Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Với quá trình quản lý tài chính này, ở bước đầu tiên có thể sẽ khá khó khăn. Điều này là bởi vì lối sống của bạn đang khá tự do và tiêu pha không phải suy nghĩ nhiều. Do đó cần bắt đầu thực hiện quản lý mỗi ngày và dần dần tạo thành thói quen có ích và tốt cho bạn.

Ngoài ra, mỗi ngày tính toán, xem xét chi tiêu sẽ giúp bạn quản lý và cân đối chi tiêu dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp điều chỉnh lại để phù hợp với kế hoạch về quản lý tài chính đã lập ra. Như vậy thì việc quản trị mới đạt được hiệu quả và lâu dài.

2. Cách quản lý tài chính cá nhân thông qua 6 cái lọ

Trong cuốn sách “Làm giàu nhanh”, T. Harv Eker chỉ ra cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả theo công thức 6 cái lọ. Theo đó tùy thuộc vào thu nhập cá nhân mà có thể phân bổ tài chính với 6 cái lọ theo mục đích và tỷ lệ sau:

Lọ 1 – 55% – Nhu cầu thiết yếu

Nguồn quỹ này sẽ giúp bản thân chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu cũng như cuộc sống hằng ngày như trang phục, chi tiêu quần áo, sinh hoạt, ăn uống,… Tùy thuộc vào thu nhập cá nhân mà mỗi người có thể điều chỉnh phần trăm nguồn quỹ cho đi để đảm bảo nhu cầu thiết yếu mỗi ngày đầy đủ nhất.

Lọ 2 – 10% – Tiết kiệm dài hạn

Nguồn quỹ tiết kiệm dài hạn hay dự phòng cho tương lai để dành cho những dự định riêng của cá nhân hoặc những biến cố bất ngờ xảy đến. Ví dụ như tiết kiệm tiền du lịch châu Âu, tiết kiệm mua oto, … hay sử dụng khi ốm đau bệnh tật…

Lọ 3 – 10% – Giáo dục

Nâng cao tri thức sẽ giúp tất cả chúng ta tạo dựng nên nhiều mối quan hệ, có cơ hội phát triển bản thân và phát triển năng lực hơn. Có thể sử dụng nguồn quỹ này để học thêm những khóa học về tài chính, kinh doanh hoặc những kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, ngoại ngữ mới mà bạn thích.

Lọ 4 – 10% – Tự do tài chính

Tự do tài chính là khi bạn có thể sống một cuộc sống tự do theo ý bạn mà không bị đồng tiền ràng buộc, chi phối. Tức là bạn làm những công việc bạn thích không phải vì lương thưởng, mà chỉ đơn giản là bạn thích mà thôi. Quỹ Tự do tài chính không được phép chi tiêu mà chỉ được sử dụng để đầu tư tạo ra nguồn thu nhập thụ động thôi.

Lọ 5 – 10% – Hưởng thụ

Đối với tất cả mọi người, mục đích cuối cùng của quá trình kiếm tiền và chi tiêu đều hướng tới một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Do đó chúng ta không nên quá khắt khe trong việc tiết kiệm mà quên đi nhu cầu hưởng thụ, giải trí. Đây là phần thưởng cho những nỗ lực và động lực để trong tương lai cố gắng hơn.

Lọ 6 – 5% – Cho đi

Quỹ cho đi chắc hẳn là Lọ “khó nhằn” nhất với hầu hết mọi người, cho dù ở mức thu nhập nào. Để thực hành việc cho đi dễ dàng nhất, bạn hãy xuất phát từ việc giúp đỡ nhưng người thân quen, bạn bè, những hoàn cảnh khó khăn xung quanh bạn.

Cách Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bằng phương pháp 6 cái lọ
Cách quản lý tài chính hiệu quả theo công thức 6 cái lọ

Công thức phân bổ thu nhập vào 6 cái lọ ở trên thường dành cho cá nhân có mức thu nhập trung bình, ví dụ đối với người Việt Nam thu nhập khoảng 7-10 triệu/tháng thì tỷ lệ % các quỹ là tương đối hợp lý.

Đối với những người có thu nhập thấp thì hãy giảm tỷ lệ quỹ của lọ 2 (Tiết kiệm dài hạn), Lọ 4 (Tự do tài chính) và Lọ 5 (Hưởng thụ) để tập trung vào Lọ 3 (Giáo dục) để có thể nâng cao được thu nhập của bản thân.

3. Cách quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật

Cách quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật là một trong những cách thức được nhiều người áp dụng hiện nay. Thực tế người Nhật có những cách tiết kiệm và quản lý vô cùng hiệu quả. Theo đó có thể áp dụng theo những cách thức sau:

Sử dụng sổ Kakeibo

Một trong những cách quản lý tài chính cá nhân thông minh được áp dụng từ rất lâu đời của người Nhật đó chính là sử dụng sổ Kakeibo. Thực chất đây chỉ là quyển sổ tay bình thường sử dụng để ghi chép thu chi. Tuy nhiên trên thực tế lại có tác dụng rất hiệu quả trong việc tiết kiệm và quản lý tài chính hiện nay. 

Đối với quyển sổ Kakeibo này, nguyên tắc khi sử dụng cần phải trả lời 4 câu hỏi sau:

  • Hiện đang có bao nhiêu tiền?
  • Muốn tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
  • Đã chi tiêu với bao nhiêu tiền?
  • Cần cải thiện thông qua cách thức như thế nào?

Ưu điểm của việc sử dụng sổ là nắm rõ được những chi tiêu, từ đó điều chỉnh và sử dụng tiền bạc một cách chính xác và hợp lý hơn. Bên cạnh đó việc sử dụng quyển sổ tay Kakeibo của người Nhật này cũng giúp tạo cho bạn thói quen tốt về sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi lẽ cần phải ghi chép mỗi ngày và sự chính xác trong quá trình thống kê.

Sử dụng sổ Kakeibo để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Trì hoãn với sự thích thú

Đối với bất kỳ chúng ta ai cũng sẽ có những thích thú nhất định và khó kìm lòng khi nhìn thấy. Những thỏi son đẹp quyến rũ, những bộ đồ đầy phong cách có thể khiến bất kỳ cô nàng nào xiêu lòng và quên đi việc quản lý tài chính cá nhân.

Tuy việc sử dụng nhiều tiền giúp bản thân có nhiều động lực để phát triển bản thân và làm ra nhiều hơn. Tuy nhiên việc không trì hoãn với sự thích thú sẽ khiến bản thân tạo thành thói quen khó bỏ và không hoàn thành được tốt mục tiêu đề ra. Do đó đây là phương pháp quản lý tài chính cần đặc biệt lưu ý.

4. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bằng Excel

Một trong những cách thức để có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả tốt nhất là nên áp dụng công cụ excel. Đây cũng là công cụ phổ biến, hiện đại và hầu hết ai cũng có thể sử dụng, đặc biệt là các bạn trẻ.

Phương pháp này có ưu điểm là có thể sử dụng những công cụ hiệu đại có sẵn trên máy tính. Như vậy việc tính toán sẽ chính xác và dễ dàng hơn so với việc sử dụng những phương pháp thủ công trước kia như sổ tay ghi chép. Đồng thời quá trình lưu trữ được thực hiện dễ dàng và đảm bảo đạt hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt là không bao giờ xảy ra tình trạng hư hỏng hoặc mất như đối với quyển sổ tay.

Tuy nhiên một trong những điểm hạn chế của excel là bắt buộc phải có thiết bị công nghệ hiện đại để có thể sử dụng như laptop hoặc điện thoại thông minh để có thể điền đầy đủ thông tin.

Do đó đối với trường hợp quên đem laptop hoặc điện thoại thì quá trình ghi chép rất dễ bị trì hoãn. Điều này đồng nghĩa với việc tính toán chi tiêu sẽ không được hoàn thành theo như kế hoạch ban đầu hoặc có thể bị thiếu sót.

Cách Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bằng Excel
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bằng Excel

Thông thường những thông tin cần có trong biểu mẫu sẽ gồm có tổng thu nhập có, ngày, tháng, năm, số dư, những chi phí phát sinh, những thông tin chi tiêu như đồ dùng cá nhân, tiền phòng, thức ăn, tiền xăng xe,… Việc ghi lại càng chi tiết những thông tin này trong biểu mẫu sẽ giúp cho quá trình quản lý tài chính cá nhân của bạn đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.

5. Sử dụng công cụ hỗ trợ việc cắt giảm chi tiêu

Hiện nay một trong những cách thức giúp quá trình quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cao nhất là sử dụng những công cụ giúp cắt giảm đi chi tiêu như:

  • Mua hàng tại những trang mua bán trực tuyến với mô hình giá rẻ để giúp tiết kiệm chi phí.
  • Sử dụng những ứng dụng, website với giá sale, khuyến mãi và có mã giảm giá kèm theo.
  • Tận dụng những chương trình giảm giá, khuyến mãi tại các cửa hàng hoặc siêu thị mà bản thân đang có nhu cầu mua và sử dụng.

Đặc biệt việc sử dụng công cụ hỗ trợ việc cắt giảm chi tiêu ví dụ như các website, ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc tận dụng mua hàng giảm giá hiện nay được rất nhiều bạn trẻ cũng như bà nội trợ sử dụng.

6. Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những công ty hỗ trợ việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thông qua các ứng dụng thông minh. Những ứng dụng thông minh này là công cụ mà người dùng hoàn toàn có thể tải về trên điện thoại di động để hỗ trợ cho quá trình liệt kê, ghi chú chi tiêu một cách đơn giản và hợp lý nhất.

Theo thống kê đây là một trong những phương pháp quản lý vô cùng hiệu quả và thông minh được hầu hết các bạn trẻ hiện nay sử dụng. Đặc biệt những ứng dụng này cũng rất dễ sử dụng và cài đặt nhanh chóng trên điện thoại di động.

Những công cụ, ứng dụng hỗ trợ quản lý về tài chính cá nhân trên điện thoại di động sẽ giúp ghi chép những chi tiêu, biến động số dư, phân tích tình hình tài chính đồng thời còn nhắc nhắc nếu chi tiêu quá hạn. Từ đó giúp bản thân chi tiêu được hợp lý cũng như hoàn thành những mục tiêu đề ra đạt được hiệu quả.

Sử dụng ứng dụng
Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Những công cụ giúp quản lý tốt về tài chính hiện nay có thể kể đến như Level Money, My Expenses, HomeBudget, PocketGuard,… 

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc làm cần thiết mà chúng ta nên bắt đầu từ sớm để tạo thành thói quen và đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng với những cách quản lý tài chính cá nhân được Sinvest cung cấp qua bài viết này sẽ giúp bạn chọn lựa được cách phù hợp cho bản thân mình nhé.

Những câu hỏi thường gặp:

Các quy tắc tài chính cá nhân hiệu quả?

3 quy tắc tài chính phổ biến bạn nên tham khảo bao gồm: Quy tắc 6 chiếc lọ, Quy tắc 50/30/20, Sổ Kakeibo.

Có nên quản lý tài chính cá nhân không?

Câu trả lời là NÊN, vì quản lý tài chính sẽ giúp chúng ta sống sung túc hơn dù mức thu nhập cá nhân có thể chưa cao như kỳ vọng.

Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để làm gì?

Nói một cách đơn giản, bảng kế hoạch tài chính cá nhân hàng tháng là việc bạn lập ra kế hoạch chi tiêu hoặc tiết kiệm cho mỗi tháng. Bảng này cũng giúp bạn theo dõi thói quen chi tiêu của mình.

Một số bài viết bạn có thể tham khảo:

Các chỉ số tài chính
Đầu tư chứng khoán
Cách đọc báo cáo tài chính
Đầu tư giá trị
5/5 - 3 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận