• 0888.91.91.98
  • Join group

Private Equity là gì? TẤT TẦN TẬT thông tin về quỹ Private Equity 

Private Equity là gì? TẤT TẦN TẬT thông tin về quỹ Private Equity 

Với nền kinh tế tăng trưởng và phát triển tốt, chính trị ổn định đã giúp cho Việt Nam tạo được sức hút mạnh mẽ với những quỹ đầu tư tư nhân. Những quỹ Private Equity không những có đóng góp quan trọng về vốn cho doanh nghiệp mà còn về những khía cạnh kinh doanh khác như những mối quan hệ, quản trị, kinh nghiệm và ý tưởng,… Vậy quỹ Private Equity là gì? Hãy cùng Sinvest tìm hiểu ngay sau đây.

1. Private Equity là gì?

Quỹ đầu tư tư nhân (hay Private Equity, PE Fund) được biết đến là một loại hình quỹ chủ yếu đầu tư vốn vào những doanh nghiệp tư nhân hay những công ty đại chúng, sau đó biến chúng thành công ty tư nhân.

Thông thường thời gian đầu tư sẽ dao động từ 3 đến 7 năm. Theo đó sau khoản thời gian đầu tư thì quỹ Private Equity sẽ thu lợi nhuận và thoái vốn.

Tìm hiểu Private Equity là gì?
Tìm hiểu Private Equity là gì?

Những quỹ Private Equity (PE) có mục đích đầu tư khác biệt so với strategic investor (nhà đầu tư chiến lược) – thường đầu tư nắm giữ trong lâu dài cũng như tìm kiếm về sức mạnh tổng hợp với doanh nghiệp họ đang sở hữu (synergy).

Tại Việt Nam những quỹ Private Equity hướng tới đối tượng là những công ty có tiềm năng lớn về tăng trưởng (growth strategy), hay những công ty đang gặp khó khăn về tình hình tài chính và cần hỗ trợ về quản trị (hay distressed investment strategy).

Tại Việt Nam, đa phần những quỹ Private Equity (PE) chỉ đầu tư nắm giữ về cổ phần thiểu số và có mức đầu tư phổ biến dao động từ 5 tới 50 triệu USD.

Như vậy những thông tin trên đã cung cấp tổng quan về khái niệm của Private Equity là gì?

2. Đặc điểm của Private Equity là gì?

Dựa trên khái niệm về quỹ này được phân tích ở trên, vậy đặc điểm của Private Equity là gì? Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm của quỹ này sau đây. 

2.1. Private Equity sở hữu đội ngũ nhân sự chất lượng cao

Với những ai làm việc trong lĩnh vực tài chính thì là Private Equity chính là công việc mơ ước của nhiều người. Bởi lẽ không những có khoản lương vô cùng hậu hĩnh mà còn vì đậy thực sự là công việc rất thú vị.

Theo đó nó đòi hỏi những người làm việc bắt buộc phải có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực như chiến lược, tài chính, vận hành, nhân sự, marketing,…

Vậy vì sao Private Equity lại cần nguồn nhân sự đạt chất lượng cao tới vậy? Theo đó câu trả lời ở đây là vì nhân lựa phải tương xứng đối với tính chất của công việc cũng như khả năng sinh lời mà công việc đó đem lại.

Trên thực tế tỷ suất sinh lời từ khoản đầu tư của những quỹ Private Equity so với những hình thức đầu tư khác hầu hết đều cao hơn một cách đáng kể.

Đặc điểm của Private Equity là gì? PE sở hữu đội ngũ nhân sự chất lượng cao
Mekong Capital là công ty vốn tư nhân tiêu biểu trong lĩnh vực Private Equity tại Việt Nam

2.2. Private Equity đi liền với những bí mật thông tin

Những quỹ Private Equity thường sẽ gắn liền cùng với sự kín tiếng, gồm bên mua lẫn bên bán. Chính vì vậy khi nhắc tới đặc điểm của Private Equity là gì thì đây là một tiêu chí rất nổi bật.

Theo đó những năm 2013 đã xuất hiện về thông tin quỹ Mekong Enterprise Fund II đã thoái 1 phần vốn ở Thế giới di động, đồng thời thu lãi với khoảng 11 lần. 

Đặc điểm của Private Equity là gì? PE đi liền với những bí mật thông tin
Đặc điểm của Private Equity là gì? 

Đây là thông tin nằm rải rác trong những thông tin liên quan tới PE và có lẽ nếu như Mekong Capital không tiến hành công bố thì rất khó để có thể biết được rằng công ty này đang đầu tư như thế nào và lãi bao nhiêu lần. Vậy đặc điểm của Private Equity là gì?

Theo đó có thể thấy rằng đầu tư Private Equity rất cần sự bí mật và trong đó cũng có cả lĩnh vực thông tin.

Vì đối tượng mà quỹ hướng tới là những công ty chưa được niêm yết và công ty tư nhân có thể mua những trái phiếu chuyển đổi của công ty này hoặc góp vốn vào Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn.

Đây chính là loại hình không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào khi công bố thông tin như công ty niêm yết hoặc công ty đại chúng.

Thậm chí còn có quỹ PE bảo mật về cả thông tin đầu tư và ai bỏ vốn vào quỹ chỉ có thể biết được đang làm việc với quỹ và không biết tiền của bản thân đang được chảy vào công ty nào hiện tại.

2.3. Private Equity có lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao

Private Equity là hình thức đầu tư với tỷ suất sinh lời cao nên không thể tránh khỏi rủi ro. Theo đó ngay cả tổ chức đầu tư lão luyện PE thì Mekong Capital cũng đã bị thoái vốn ngay tại Công ty Mai Son với hơn 2 năm góp vốn.

Tuy nhiên từ đây cũng đã xuất hiện lợi thế dành cho những quỹ Private Equity đó chính là việc thất bại của họ có thể lên tới hàng chục thương vụ. Tuy nhiên chỉ cần một doanh nghiệp được họ đầu tư tăng trưởng, sinh lãi lớn và phát triển vượt bậc thì hiển nhiên sẽ được coi là thành công.

Chính vì vậy mà khi nói đến đặc điểm của quỹ Private Equity là gì không thể không kể đến lợi nhuận cao và rủi ro cao.

Private Equity có lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao

3. Ưu và nhược điểm của Private Equity là gì?

Với những thông tin về Private Equity trên vậy quỹ này có ưu và nhược điểm gì?

3.1. Ưu điểm của Private Equity là gì?

Ưu điểm đầu tiên phải kể đến quỹ Private Equity sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được niềm tiên cũng như củng cố tinh thần của nhà đầu tư. Đồng thời hình thức này cũng giúp củng cố, thúc đẩy bộ máy làm việc và tránh được tình trạng cổ đông rút vốn ồ ạt khi công ty gặp tình trạng khó khăn.

Ưu điểm của Private Equity là gì?

Ngoài ra việc đầu tư vào quỹ Private equity vào công ty đang gặp tình trạng khó khăn và cần sự giúp đỡ chính là cách giúp cho doanh nghiệp giữ được chỗ đứng và có thêm sức mạnh trên thị trường.

Quỹ PE như một làn gió đem đến nguồn nhân lực mới, những ý tưởng táo bạo để góp phần hỗ trợ và “chống đỡ” cho doanh nghiệp hiện đang trên bờ vực phá sản.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì quỹ Private Equity cũng có một số nhược điểm nhất định, chúng là gì?

3.2. Nhược điểm của Private Equity là gì?

Với Private Equity không thể phủ nhận về điểm mạnh mà nó đem lại. Tuy nhiên cũng phải xem xét đến điểm hạn chế tiềm ẩn của quỹ này. 

Những doanh nghiệp không thể nào áp dụng chiến lược cho quá trình đầu tư góp vốn về cổ phần tư nhân. Theo đó cần phải hiểu được rằng việc đầu tư vào Private Equity với mục đích là đem đến lợi nhuận cho công ty và giúp cho công ty có vị thế, chỗ đứng trên thị trường.

Nhược điểm của Private Equity là gì?
Nhược điểm của Private Equity là gì?

Như vậy với những phân tích về ưu điểm và nhược điểm Private Equity là gì có thể nhận thấy rằng quỹ này không những có đóng góp quan trọng về vốn cho doanh nghiệp mà còn về những khía cạnh kinh doanh khác như những mối quan hệ, quản trị, kinh nghiệm và ý tưởng,…

4. Chu trình đầu tư của quỹ Private Equity

Dựa vào những phân tích về Private Equity là gì có thể thấy rằng 1 chu trình đầu tư sẽ được bắt đầu từ Tìm kiếm thương vụ, Cấu trúc thương vụ,… tới khâu cuối cùng chính là Thoái vốn và hiện thực hóa lợi nhuận.

4.1. Cấu trúc thương vụ và tìm kiếm một doanh nghiệp tiềm năng

Tuy rằng Việt Nam có tới hàng trăm nghìn những doanh nghiệp tư nhân với quy mô vừa và nhỏ, nhưng số lượng doanh nghiệp thực sự phù hợp lại không nhiều.

Ngay cả trong trường hợp lựa chọn được doanh nghiệp đáng để đầu tư, có nền tảng cơ bản rất tốt thì những tổ chức đầu tư thông thường sẽ gặp phải những vấn đề như:

  • Vấn đề về quản lý điều hành và quyền sở hữu của doanh nghiệp.
  • Vấn đề kỹ thuật cũng là trở ngại lớn để cả 2 tiến đến hợp tác chính là báo cáo tài chính.
Cấu trúc thương vụ và tìm kiếm một doanh nghiệp tiềm năng
Cấu trúc thương vụ và tìm kiếm một doanh nghiệp tiềm năng

4.2. Chiến lược thoái vốn

Qua những phân tích về Private Equity là gì và xác định mức giá, tìm kiếm cơ hội đầu tư khó khăn đến vậy nhưng đây cũng chỉ là 1 phần của chu trình đầu tư Private Equity.

Đối với bất kỳ một thương vụ đầu tư nào thì chiến lược thoái vốn (hay exit strategy) chính là một trong các nội dung trọng yếu.

Tại những thị trường mới nổi, ví dụ như Việt Nam, nơi mà hiện tại tính thanh khoản của những khoản đầu tư vẫn còn chưa ổn định thật sự thì điều này vô cùng quan trọng.

Chiến lược thoái vốn trong chu trình đầu tư quỹ Private Equity
Chiến lược thoái vốn trong chu trình đầu tư quỹ Private Equity

Theo đó phương án để thoái vốn cho những khoản đầu tư này có thể kể đến như:

  • Thực hiện phương án IPO hay niêm yết cổ phiếu tại sàn chứng khoán.
  • Bán phần vốn góp cho nhà đầu tư/ tổ chức khác.

Như vậy dựa trên những phân tích về Private Equity là gì thì đây chính là hướng đi với tiềm năng đem đến lợi nhuận rất cao (tất nhiên sẽ đi kèm rủi ro cao). Theo đó nó đòi hỏi những tổ chức đầu tư phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về môi trường đầu tư cũng như lĩnh vực kinh doanh và nội tại của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thì sao? Lợi ích của doanh nghiệp khi thu hút được vốn đầu tư từ Private Equity là gì?

5. Lợi ích của doanh nghiệp khi thu hút vốn Private Equity là gì?

Những quỹ Private Equity có mục đích chính đó là tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy mà khiến cho nhiều doanh nghiệp thắc mắc về giá trị bền vững của quỹ này đem đến.

Nếu như nhìn nhận khách quan thì những quỹ PE có đóng góp vô cùng quan trọng cho sự thành công và thất bại của một doanh nghiệp.

Nhờ vào việc góp vốn vào những doanh nghiệp tư nhân – thông thường là những doanh nghiệp nhỏ và có ít khả năng để tiếp cận vốn từ những kênh truyền thống thì những quỹ PE sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng về tiềm lực tài chính để có thể mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi ích của doanh nghiệp khi thu hút vốn Private Equity là gì?
Những lợi ích của doanh nghiệp khi thu hút vốn từ quỹ Private Equity là gì?

Bên cạnh đó những quỹ Private Equity còn giúp cải tiến về cách thức vận hành và quản trị. 

Điều này là nhờ những quỹ PE sở hữu một đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và có thể tư vấn được cho doanh nghiệp về việc hoạch định các chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu, công nghệ quản lý và sản phẩm,… Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Private Equity là gì được phân tích ở trên.

Cùng với mối quan hệ sâu rộng thì những quỹ cũng đã hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận đến với đối tác, nguồn nhân sự tiềm năng hay khách hàng lớn.

Trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp tìm tới những quỹ PE không phải là vì vốn mà là hỗ trợ kiến tạo về giá trị gia tăng này.

6. Lưu ý khi gọi vốn từ quỹ Private Equity là gì?

Vậy nếu như có ý định sẽ thu hút vốn đầu tư nhờ vào những quỹ Private Equity thì những điều doanh nghiệp cần phải lưu ý là gì?

 Lưu ý khi gọi vốn từ quỹ Private Equity là gì?
Một số lưu ý khi gọi vốn từ những quỹ Private Equity là gì? 

Theo đó là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những quỹ Private Equity thông thường sẽ có quy định cũng như ràng buộc rất chặt chẽ với doanh nghiệp được nhận đầu tư để bảo vệ được quyền lợi của mình.

Chính vì vậy nếu có ý định thu hút nguồn vốn đầu tư từ những quỹ PE thì doanh nghiệp cần phải lưu ý một số đặc điểm sau:

6.1. Năng lực quản trị của doanh nghiệp

/một đội ngũ lãnh đạo chính trực và tâm huyết, số liệu tài chính chính xác, trung thực,… là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của những quỹ Private Equity.

Năng lực quản trị của doanh nghiệp
Lưu ý khi gọi vốn từ những quỹ Private Equity là năng lực quản trị

6.2. Rủi ro và giá cả

Những quỹ Private Equity luôn sở hữu mức tỷ suất lợi nhuận được yêu cầu cao và để bù đắp được cho mức rủi ro cao vì đầu tư vào những công ty tư nhân.

Theo như khảo sát về hoạt động Private Equity ở Việt Nam vào năm 2018 của Grant Thornton thì đa phần những quỹ đầu tư yêu cầu về mức tỷ suất lợi nhuận đạt trên 20% và thậm chí là trên 25%. Trong khi đó mức tỷ suất lợi nhuận được yêu cầu của những nhà đầu tư chiến lược lại chỉ dao động với khoảng từ 12 đến 18%.

Như vậy rủi ro càng cao thì mức lợi nhuận yêu cầu lại càng lớn, đồng thời theo đó thì mức định giá lại càng thấp.

6.3. Cơ sở định giá

Đối với những doanh nghiệp sở hữu dòng tiền đạt mức tương đối ổn định hay đã có lợi nhuận thì khi đó thông thường cơ sở định giá sẽ được áp dụng là dựa vào số lần trên EBITDA của những doanh nghiệp có sự tương đồng hay những giao dịch có sự tương đồng.

Với những công ty startup, đặc biệt là những công ty hoạt động về lĩnh vực công nghệ , thông thường thời điểm đầu tư là từ khi chưa thu được lợi nhuận và cách thức định giá có thể được quy về số lần dựa trên doanh thu (hay price to sales).

Hoặc sáng tạo hơn là có thể dựa trên những đại lượng định giá được gắn liền với hoạt động có thể kể đến như số lượng/số lần người dùng (price to users), giá trên số lượng/số lần đơn hàng (price to orders),…

Cơ sở định giá
Cơ sở định giá là vấn đề cần lưu ý khi gọi vốn từ những quỹ Private Equity

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng những số liệu cần phải điều chỉnh bình thường hóa (ví dụ như đối với doanh thu hoặc EBITDA) hoặc phụ thuộc vào kết quả được rà soát chi tiết.

Trên thực tế có rất nhiều những thương vụ đầu tư đã bị thất bại vì kết quả rà soát có sự sai lệch so với số liệu ở thời điểm ban đầu quá lớn.

Chính vì vậy doanh nghiệp cần ước tính trước những điều chỉnh này để không bị bất ngờ ở thời điểm chốt giá trị của giao dịch.

6.4. Cấu trúc thương vụ

Như vậy theo như những phân tích về những đặc điểm của Private Equity là gì trên có thể thấy cấu trúc thương vụ là vấn đề cần lưu ý khi gọi vốn từ quỹ.

Để có thể đảm bảo về giá trị đầu tư, nhiều quỹ Private Equity đã áp dụng những hình thức ví dụ như đầu tư cổ phiếu và kèm theo quyền bán lại với một mức nhất định về tỷ suất sinh lời và đầu tư trái phiếu kèm theo quyền chuyển đổi sang thành cổ phiếu hay kết hợp cả hai.

Đối với những hình thức này, những quỹ PE hoàn hoàn có thể đưa vào trong hợp đồng mua bán các điều kiện chặt chẽ nhằm bảo vệ về quyền lợi của bản thân, gồm những điều kiện về tỷ lệ chuyển đổi, tài sản thế chấp hay những điều khoản về chống pha loãng,…

Như vậy có thể thấy rằng yêu cầu của những quỹ Private Equity đối với những doanh nghiệp tiến hành nhận đầu tư là không hề đơn giản. Chính vì vậy cần hiểu rõ về khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó cần hiểu rõ về điều kiện, yêu cầu và mục tiêu của bên mua. Đây chính là điều rất cần thiết để có thể đạt được thành công trong thương vụ.

Hiểu rõ về điều kiện, yêu cầu và mục tiêu của bên mua

6.5. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Thông thường doanh nghiệp Việt sẽ có cấu trúc sở hữu khá phức tạp và chồng chéo cùng nhiều mảng kinh doanh khác biệt.

Chính vì vậy việc tái cấu trúc về sở hữu một cách rõ ràng, thân thiện cho những mảng cần vốn đầu tư hay hấp dẫn đối với nhà đầu tư trước thời điểm mời gọi đầu tư là điều vô cùng cần thiết.

Theo đó để có thêm về tài sản thế chấp thì khi đó doanh nghiệp sẽ mua lại những quỹ sử dụng tài sản. Như vậy có thể vay thêm vốn để củng cố thêm cho việc mua cũng như sở hữu của chính mình.

Như vậy bài viết trên Sinvest đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về quỹ Private Equity là gì, đặc điểm của Private Equity cũng lợi ích của doanh nghiệp khi kêu gọi vốn đầu tư từ loại quỹ này.

Những câu hỏi thường gặp

Các quỹ tư nhân được quản lý thế nào?

Một quỹ cổ phần tư nhân được quản lý bởi một đối tác chung (GP), điển hình là công ty cổ phần tư nhân đã thành lập quỹ. GP đưa ra tất cả các quyết định quản lý của quỹ.

Chu trình đầu tư của quỹ PE là gì?

Chu trình quỹ PE là : Tìm kiếm thương vụ =>Cấu trúc thương vụ =>Thoái vốn => Hiện thực hóa lợi nhuận.

Đặc điểm của Private Equity là gì?

PE sở hữu đội ngũ nhân sự chất lượng cao

PE đi liền với những bí mật thông tin

PE có lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao

Các bài đọc bạn có thể tham khảo thêm:

Các chỉ số tài chính
Bán khống là gì
Công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu
Quỹ mở nào tốt nhất
Operating margin là gì
Rate this post

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận