Position Trading là gì? Điểm mấu chốt giữa Lợi ích & Rủi ro
- Thặng Trương
-
01/04/2023
- 0 Bình luận
Bên cạnh các phong cách giao dịch phổ biến như Day Trading, Swing trading và Scalping Trading thì Position Trading khá kén chọn nhà đầu tư và rất ít người sử dụng phong cách giao dịch này.
Sở dĩ nói như vậy bởi Position Trading thường phù hợp với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, có sự kiên nhẫn và am hiểu thị trường. Tuy nhiên lợi nhuận Position Trading mang lại là lớn nhất.
Vậy Position Trading là gì? Giao dịch với Position Trading như thế nào? Cùng Sinvest tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Position Trading là gì?
Position Trading là phong cách giao dịch dài hạn nhất trong những phương pháp giao dịch Forex cơ bản, thời gian giữ lệnh có thể kéo dài trong thời gian rất lâu vài tuần ,vài tháng hay thậm chí vài năm với kỳ vọng thị trường sẽ đi theo xu hướng để thu lợi nhuận.
Các nhà giao dịch theo phong cách Position trading được gọi là Position trader. Họ thường dựa vào phân tích cơ bản để đưa ra các quyết định giao dịch, các yếu tố phân tích kỹ thuật chỉ dùng để xác nhận lại xu hướng trong dài hạn.
Khi giao dịch với Position Trading, các nhà giao dịch Forex thường hold lệnh từ vài tuần, vài tháng hoặc cả năm.
Bạn không nên nhầm lẫn Position Trading với Buy and Hold. Buy and Hold là chiến lược được sử dụng chủ yếu trong giao dịch chứng khoán, tuy nhiên cũng có rất ít nhà đầu tư sử dụng chiến lược này trong giao dịch Forex.
Buy and Hold thậm chí còn lâu hơn Position Trading, với thời gian giữ 1 vị thế có thể lên tới vài năm hoặc hàng chục năm.
2. Đặc điểm của Position Trading
Có thể nói Position Trading là phương pháp giao dịch dành riêng cho những trader chuyên nghiệp bởi nó có những đặc điểm sau đây:
- Position trading khác biệt hoàn toàn so với các phong cách giao dịch ngắn hạn Day Trading và Scalping vì các trader theo phong cách này dường như không hề bận tâm đến những dao động nhỏ trong ngắn hạn của thị trường.
- Position Trading yêu cầu các trader phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đang đầu tư, am hiểu tường tận thị trường và tuân thủ nghiêm ngặt những kỷ luật giao dịch để tâm lý giao dịch không bị ảnh hưởng bởi những tin nhiễu xuất hiện thường xuyên.
- Các position trader thường sử dụng phân tích cơ bản để đưa ra những quyết định giao dịch, phân tích kỹ thuật chỉ được dùng để hỗ trợ xác định một xu hướng dài hạn.
- Theo các đánh giá khách quan, Position trading được dùng nhiều trong thị trường chứng khoán hơn là thị trường Forex. Nguyên nhân vì các cặp tiền tệ trong thị trường forex thường biến động liên tục và mạnh mẽ hơn cổ phiếu.
- Các trader chỉ giao dịch theo phong cách này khi họ có nhiều vốn và đầu tư mỗi nơi một ít, vừa đa dạng hóa rủi ro, vừa ăn tối ưu hoá lợi nhuận khi thị trường đi đúng hướng.
3. Ưu điểm và nhược điểm của Position Trading
Tuy nói Position Trading chỉ dành cho những trader chuyên nghiệp nhưng phương pháp giao dịch này lại có những ưu điểm nhất định thu hút các nhà đầu tư dài hạn.
Dưới đây là một số ưu, nhược điểm khi giao dịch theo phương pháp Position trading mà bạn nên biết.
#1. Ưu điểm
- Position trading sẽ ít căng thẳng hơn so với các phương pháp giao dịch ngắn hạn, vì nhà giao dịch không cần bận tâm đến những biến động giá trong ngắn hạn.
- Không tốn nhiều thời gian theo dõi thị trường vì giao dịch theo khung thời gian dài hạn.
- Thu về lợi nhuận cao hơn so với các phong cách giao dịch khác, nhất là khi xu hướng đó kéo dài.
- Tần suất mở lệnh ít nên trader không cần quan tâm nhiều đến phí Spread và phí hoa hồng.
- Cá mập không thể thao túng thị trường trên những khung thời gian dài hạn.
#2. Nhược điểm
- Đòi hỏi position trader cần có kinh nghiệm và kiến thức vững chắc
- Position trading chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có số vốn lớn và vốn của nhà đầu tư sẽ bị khoá trong khoảng thời gian tương đối dài.
- Có nhiều khả năng không thu được lợi nhuận hàng năm do số lần giao dịch quá ít.
- Sự đảo ngược xu hướng bất ngờ có thể dẫn đến tổn thất đáng kể cho nhà giao dịch. Nếu không theo dõi biểu đồ, trader khó lòng phản ứng kịp trước những biến động bất ngờ.
- Position Trading đòi hỏi các vị thế giao dịch sẽ phải được duy trì rất lâu, vài tháng cho tới vài năm. Nhưng nếu để duy trì lệnh giao dịch lâu như thế, có thể phí Swap (Phí qua đêm) sẽ ngốn hết tài khoản của Trader.
Bạn nên tìm kiếm một broker miễn phí qua đêm để giao dịch với phương pháp này.
Exness - Broker UY TÍN miễn phí qua đêm!
4. Position Trader cần có những gì?
Như vậy, với những ưu điểm và nhược điểm của Position Trading chắc hẳn các trader cũng đoán được yêu cầu để trở thành Position Trader rồi đúng không?
Để có thể sử dụng Position Trading các Position Trader cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Bạn cần có sức mạnh tâm lý lớn và có sự quyết đoán cao trước quan điểm và hành động của các nhà giao dịch khác.
- Kinh nghiệm dày dặn, kỹ năng chuyên môn cao là yếu tố không thể nào thiếu để trader có thể đưa ra phán đoán và các hàng động chính xác kịp thời.
- Position trader cũng cần có sự hiểu biết và suy luận riêng để phán đoán được xu hướng thị trường trong tương lai khi đã phân tích chi tiết các dữ liệu và sự kiện kinh tế trong dài hạn.
- Position trading yêu cầu nhà đầu tư phải có một số vốn lớn mạnh để chi trả các khoản phí cần thiết.
- Lợi nhuận mà Position Trading mang lại lớn đồng nghĩa với việc rủi ro nó mang lại cũng cao cho nên trader cần có thể chấp nhận được những tình huống xấu không may xảy ra.
Nói chung, để trở thành Position Trader bạn cần phải là một trong những trader chuyên nghiệp và có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ.
5. Các rủi ro đối với Position Trader
Position Trader là một loại trader thường giữ lệnh của họ trong một khoảng thời gian dài hơn so với các loại trader khác, thường là từ vài tuần đến vài tháng thậm chí là vài năm. Mặc dù phương pháp giao dịch này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho nhà giao dịch, nhưng nó cũng đi kèm với một số rủi ro.
Dưới đây là một số rủi ro mà Position Trader có thể gặp phải trong giao dịch Forex:
- Rủi ro thị trường: Trong giao dịch Forex, thị trường có thể thay đổi nhanh chóng và khó lường trước được. Những biến động này có thể làm giảm giá trị của vị thế và làm giảm lợi nhuận hoặc tạo ra thua lỗ cho Position Trader.
Vì giao dịch dài hạn theo kiểu mua và nắm giữ nên vốn của trader dường như bị khoá vào giao dịch đó. Nếu giữa chừng các trader đóng lệnh rút vốn thì coi như phá vỡ mọi kế hoạch ban đầu đã đề ra và không đạt được mục tiêu. - Rủi ro về đòn bẩy: Sử dụng đòn bẩy là một phần không thể thiếu trong giao dịch Forex, tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các rủi ro lớn. Nếu không sử dụng đòn bẩy một cách cẩn thận, Position Trader có thể bị lỗ nặng.
- Rủi ro về tài khoản: Giao dịch Forex đòi hỏi một mức độ kiên nhẫn và tỉnh táo cao. Nếu không quản lý tài khoản tốt, Position Trader có thể gặp phải rủi ro về tài khoản, ví dụ như mất toàn bộ số tiền đầu tư vào một lệnh giao dịch sai lầm.
- Rủi ro về thông tin: Giao dịch Forex đòi hỏi sự hiểu biết và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Nếu Position Trader không có thông tin đầy đủ hoặc nhầm lẫn thông tin, họ có thể đưa ra quyết định sai lầm và gặp phải rủi ro.
- Rủi ro về hệ thống: Sự cố kỹ thuật, lỗi phần mềm hoặc mất kết nối internet có thể dẫn đến lệnh giao dịch không được thực hiện đúng cách, làm cho Position Trader bị lỗ hoặc bị mất tiền.
6. Một số chiến lược giao dịch với Position Trading
Khi giao dịch với Position Trading các trader chủ yếu dựa vào các phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, thường thì nhà giao dịch cũng có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để hỗ trợ xác nhận một xu hướng.
Dưới đây là một số chiến lược giao dịch với Position Trading:
#1. Giao dịch theo xu hướng kết hợp với đường trung bình động (MA)
Đường MA50 và đường M200 là hai công cụ chỉ báo quan trọng thường được sử dụng trong chiến lược Positon Trading, vì chúng cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan nhất về thị trường. Khi đường trung bình MA50 giao với đường M200, dấu hiệu này cho thấy thị trường sẽ xuất hiện một trend dài hạn mới.
Bạn có thể lựa chọn BUY nếu đường trung bình động MA50 cắt đường MA200 và tiếp tục hướng lên trên, chọn SELL cho trường hợp ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng có dấu hiệu để postion trader vào lệnh vì vậy các trader cần kiên nhẫn đợi cơ hội giao dịch thích hợp!
#2. Giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự
Ở chiến lược này, các trader dựa vào các mức hỗ trợ và kháng cự để giao dịch với thời giá hiện tại. Thường thì các mức này được giữ trong khoảng vài năm, đủ để áp dụng chiến lược Position Trading một cách hiệu quả.
Nên kết hợp các công cụ chỉ báo như đường trung bình động (MA) và mức thoái lui Fibonacci để xác định sự thay đổi của mức hỗ trợ và kháng cự.
#3. Giao dịch breakout
Breakout Trading là phương pháp giao dịch khá nguy hiểm nhưng đem lại mức độ lợi nhuận cực kỳ lớn. Ở phương pháp này, các nhà giao dịch sẽ cố gắng đón đầu một xu hướng mới khi các mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ.
#4. Giao dịch thoái lui
Trong một xu hướng dài hạn, thị trường biến động liên tục và sẽ kèm theo những đợt thoái lui nhỏ liên tục. Giao dịch thoái lui là giao dịch mà các trader sẽ tận dụng những thời điểm thoái lui của thị trường để tạo ra lợi nhuận cho bản thân.
Chiến lược này nên được kết hợp với một trong những chiến lược trên để đảm bảo luôn có lợi nhuận trong khi đang bắt trend thị trường, giảm thiểu đáng kể tỷ lệ rủi ro.
7. Kết luận về Position Trading
Như vậy, qua bài viết chắc hẳn các trader đã hiểu được Positison Trading là gì? Nó thực sự dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp và nguồn vốn đầu tư lớn.
Hy vọng qua bài viết các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các phong các giao dịch đặc biệt là Position Trading và lựa chọn cho mình một phong cách giao dịch phù hợp.
Bên cạnh đó nếu bạn đang tìm kiếm những kiến thức liên quan đến giao dịch và đầu tư trong thị trường Ngoại hối, hãy ghé qua Khóa học Forex nền tảng cho người mới bắt đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ tại SINVEST.io.
Chúc anh em trader giao dịch thành công!
Câu hỏi thường gặp?
1. Position Trading là gì trong Forex?
Position Trading là phong cách giao dịch dài hạn nhất trong những phương pháp giao dịch Forex cơ bản, thời gian giữ lệnh có thể kéo dài trong thời gian rất lâu vài tuần ,vài tháng hay thậm chí vài năm với kỳ vọng thị trường sẽ đi theo xu hướng để thu lợi nhuận.
2. Các cặp tiền tệ nào phù hợp để giao dịch theo chiến lược Position Trading?
Các cặp tiền tệ chủ yếu được giao dịch trong chiến lược position trading là các cặp tiền tệ chính như EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD và USD/CHF. Tuy nhiên, các trader cũng có thể thử nghiệm với các cặp tiền tệ khác để tìm ra cặp phù hợp nhất với chiến lược của bạn.
3. Các chỉ báo nào thường được sử dụng trong chiến lược Position Trading?
Các chỉ báo thường được sử dụng trong chiến lược position trading bao gồm:
- Moving averages: Sử dụng để xác định xu hướng của thị trường.
- Relative Strength Index (RSI): Sử dụng để đánh giá mức độ mua và bán quá mức của một cặp tiền tệ.
- Bollinger Bands: Sử dụng để đo lường biến động của giá và đưa ra tín hiệu giao dịch.
Level 2: Phân tích kỹ thuật căn bản
- Buy Limit và Sell Limit là gì? Lưu ý QUAN TRỌNG với Limit Oders
- Buy Stop, Sell Stop là gì? Cách Giao dịch Forex [ppdate]
- Trailing Stop là gì? Bí quyết kiểm soát Rủi Ro & tối đa Lợi Nhuận
- Stop Loss là gì? Ý nghĩa thực sự & 5 bước đặt Stop Loss đúng cách
- Take Profit là gì? Cách chốt lời HIỆU QUẢ trong giao dịch Forex
- Buy Stop Limit & Sell Stop Limit là gì? Bí quyết sử dụng HIỆU QUẢ
Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.
Chúc các bạn giao dịch thành công!