• 0888.91.91.98
  • Join group

Net profit margin là gì? Tổng hợp kiến thức về Net profit margin

Net profit margin là gì? Tổng hợp kiến thức về Net profit margin

Khi đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, người ta luôn chú ý đến lợi nhuận và doanh thu. Nếu như doanh thu phản ánh quy mô, thị phần của doanh nghiệp thì lợi nhuận lại cho biết kết quả cuối cùng từ hoạt động kinh doanh. Net profit margin hay biên lợi nhuận ròng là một trong những chỉ số quan trọng cho biết mối tương quan giữa lợi nhuận và doanh thu. Vậy chính xác net profit margin là gì? Hãy cùng Sinvest tìm hiểu trong bài viết này.

1. Net profit margin là gì?

Net profit margin hay biên lợi nhuận ròng là chỉ số cho biết thu nhập sau thuế so với doanh thu của doanh nghiệp.

Từng ngành hàng kinh doanh khác nhau lại có biên lợi nhuận ròng khác nhau. Chỉ số Net profit margin có ổn định hay không còn phụ thuộc từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. 

Net profit margin là gì? 
Net profit margin là gì? 

Theo đó, khi doanh nghiệp thực hiện quản lý tốt nguồn vốn, lợi nhuận ròng họ thu về sẽ cao. Net profit margin giảm khi lợi nhuận sau thuế thấp. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh hoặc quản lý vốn kém.

Nói cách khác, Net profit margin là cơ sở để xác định khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ số biên lợi nhuận ròng luôn được thể hiện dưới dạng phần trăm.

Từ kết quả đó, nhà phân tích có thể chỉ ra vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải. Cụ thể như phát sinh nhiều chi phí không cần thiết, suất lao động kiếm, doanh số bán ra giảm,..

Ngoài Net profit margin – biên lợi nhuận ròng, thì còn 2 chỉ số biên lợi nhuận khác vô cùng quan trọng:

2. Net profit margin cho biết điều gì?

Net profit margin (biên lợi nhuận ròng) là gì?
Net profit margin là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp

Net profit margin thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:

  • Tổng giá trị doanh thu
  • Dòng tiền đi ra
  • Một số tổng thu nhập bổ sung
  • Giá vốn bán hàng và một số chi phí khác
  • Khoản nợ phải trả

Biên lợi nhuận ròng luôn là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc theo dõi mức độ tăng mức độ tăng giảm của chỉ số này, doanh nghiệp có thể tự đánh giá tình hình hoạt động, từ đó đưa ra dự báo về lợi nhuận.

Mọi công ty đều thể hiện chỉ số biến lợi nhuận ròng dưới dạng phần trăm thay vì một số tiền cụ thể. Do đó, mọi người có thể so sánh ảnh bên lợi nhuận ròng của hai hoặc nhiều doanh nghiệp bất kỳ.

Về phía nhà đầu tư, họ sẽ dựa vào tỉ lệ biên lợi nhuận ròng để xem xét một doanh nghiệp có đủ khả năng để tạo ra lợi nhuận kỳ vọng không. Hoặc liệu chi phí hoạt động có đang sử dụng hiệu quả không.

Ví dụ: Công ty A có doanh thu ngày càng tăng. Thế nhưng chi phí hoạt động cũng tăng nhanh không kém, thậm chí vượt doanh thu. Như vậy, biên lợi nhuận ròng chắc chắn không thể cao. Nếu muốn cải thiện tình hình hoạt động, công ty A phải tìm cách giảm chi phí hoạt động hoặc tăng doanh thu hơn nữa.

Phần lớn các công ty đều thông báo biên lợi nhuận ròng của họ qua báo cáo tài chính hàng quý hoặc hàng năm. Để tăng biên độ lợi nhuận ròng, doanh nghiệp có thể tìm cách khiến giá cổ phiếu tăng. Bởi sự tăng trưởng cổ phiếu thường có mối tương quan với mức tăng thu nhập.

Do đó, chỉ số biên lợi nhuận ròng cũng có tầm ảnh hưởng với những nhà đầu tư chứng khoán.

3. So sánh biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp

So sánh biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp
So sánh biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp

Nếu không nắm rõ bản chất Net profit margin là gì, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn chỉ số này với biên lợi nhuận gộp. Mặc dù đều là 2 chỉ số quan trọng mỗi báo cáo tài chính nhưng biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp lại không hề giống nhau như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Theo đó, biên lợi nhuận gộp chỉ áp dụng cho từng sản phẩm của doanh nghiệp nhằm xây dựng giá. Vì thế trong quá trình đàm phán mua nguyên vật liệu phục vụ cho đầu vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần tính toán đến biên lợi nhuận gộp.

Điểm khác biệt lớn nhất của chỉ số biên lợi nhuận gộp so với biên độ lợi nhuận ròng chính là nó chỉ áp dụng một đối tượng sản phẩm cụ thể. Còn với lợi nhuận ròng, người ta lại có thể áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp.

4. Công thức tính Biên lợi nhuận ròng (Net Profit) là gì?

Để tính toán biên lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp, người ta sử dụng công thức sau.

Công thức tính Biên lợi nhuận ròng (Net Profit) là gì?
Công thức tính Biên lợi nhuận ròng (Net Profit) là gì?

Trong đó lợi nhuận sau thuế thế chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp đã trừ đi tất cả các khoản thuế liên quan. Dễ thấy rằng, lợi nhuận sau thuế càng cao thì giá trị biến lợi nhuận ròng lại càng lớn.

Còn doanh thu thuần lại là phần doanh thu đã trừ đi khoảng trừ chi phí (giá bán thương mại, lượng hàng trả lại, các loại thuế,..).

Ví dụ: Công ty B trong 6 tháng đầu năm đã đạt mức doanh thu thuần là 12 tỷ VND. Cùng với đó mức lợi nhuận sau khi tương đương 5 tỷ VND. Như vậy, biên độ lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp B đã đạt được là 5/12×100% = 41.6%.

5. Hạn chế của Net profit margin (biên lợi nhuận ròng) là gì?

Biên lợi nhuận ròng dễ bị ảnh hưởng bởi các chỉ số liên quan như tài sản bán đi. Yếu tố này sẽ tạm thời đẩy biên lợi nhuận lên cao..

Hạn chế của Net profit margin là gì?
Biên lợi nhuận ròng không nói lên tất cả tiềm năng phát triển của một đơn vị kinh doanh 

Chỉ số biên lợi nhuận ròng không cho biết chi tiết chi phí bản lãnh đạo doanh nghiệp quản lý có bao gồm chi phí sản xuất hay không. Vì thế khi cần phân tích hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, bạn cần kết hợp biên độ lợi nhuận ròng với nhiều chỉ số khác. Chẳng hạn như biên lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận động,..

6. Cách cải thiện chỉ số Net profit margin (biên lợi nhuận ròng)

Chỉ số biên lợi nhuận ròng đã loại bỏ toàn bộ phần chi phí phát sinh trong thời kỳ tính toán. Một doanh nghiệp luôn được đánh giá cao khi sở hữu biên độ lợi nhuận lớn cùng với đó là tốc độ tăng trưởng ổn định trong nhiều năm.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số biến lợi nhuận ròng?

Cải thiện lợi nhuận và giảm chi phí liên quan để giúp nâng cao nguyên lợi nhuận ròng 
Cải thiện lợi nhuận và giảm chi phí liên quan để giúp nâng cao nguyên lợi nhuận ròng 

6.1. Cải thiện lợi nhuận để tăng chỉ số Net profit margin

Dựa vào công thức tính tỉ số biến lợi nhuận dễ thấy rằng khi lợi nhuận sau thuế tăng bao nhiêu lần thì biên lợi nhuận sẽ tăng bấy nhiêu lần. Vì vậy cách tốt nhất để cải thiện chỉ số này chính là cải thiện lợi nhuận.

Muốn nâng cao lợi nhuận hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều biện pháp và cần có thời gian. Trong đó, cải thiện doanh số bán hàng, tiết giảm chi phí đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận. Từ đó, biên lợi nhuận ròng cũng được cải thiện.

6.2. Giảm chi phí liên quan để tăng chỉ số Net profit margin

Đối với doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm, việc phát hiện lợi nhuận chưa thể thực hiện một sớm một chiều. Vì thế nếu muốn nâng cao biên lợi nhuận thì biện pháp tốt nhất lúc này là doanh nghiệp tìm cách giảm trừ một số chi phí liên quan. Bao gồm chi phí quản lý, chi phí sản xuất,.. 

7. Biên lợi nhuận ròng trong từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thường có biên độ cao hơn hoặc bằng trung bình. Bởi đơn giản ngành dịch vụ không yêu cầu đầu tư quá nhiều cho khâu sản xuất lắp ráp, lợi nhuận thu về tương đối cao.

Biên lợi nhuận ròng trong từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ thường có biên lợi nhuận cao hơn ngành sản xuất 

Tương tự như vậy, với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm hoặc trò chơi, biên lợi nhuận họ tạo ra cũng rất cao. Chỉ với một quả đầu tư ban đầu để phát triển phần mềm thay trò chơi, họ có thể thu về cả triệu hoặc cả tỷ USD. Bởi số lượng phần mềm hay trò chơi tiêu thụ của một doanh nghiệp có khả năng lên tới cả triệu bảng.

Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp mặt hàng xa xỉ mặc dù doanh thu bán hàng có thể không cao nhưng lợi nhuận lợi nhuận lại không hề thấp. Biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp này cũng khá cao.

Ngược lại, nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, biên lợi nhuận ròng lại khá thấp. Bởi họ luôn phải đối mặt với giá nhiên liệu bấp bênh, phương tiện phải bảo dưỡng thường xuyên,.. Từ đó dẫn đến chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động tăng lên khiến biên lợi nhuận giảm xuống.

Doanh nghiệp hoạt động trong mảng sản xuất dựa vào nguồn nguyên liệu nông nghiệp, biên lợi nhuận thường rất thấp. Bởi đặc thù của ngành sản xuất này là phải đối mặt với bất ổn của thời tiết, lượng hàng tồn kho tiêu đối cao. Chi phí phục vụ cho kho bãi, hệ thống máy móc sản xuất, nhân công lao động,.. Luôn rất cao, trong khi đó giá bán sản phẩm lại không dễ điều chỉnh tăng nhanh.

8. Biên lợi nhuận ròng bao nhiêu là lý tưởng nhất?

Nếu đã hiểu phần nào bản chất net profit margin là gì, bạn chắc chắn biết rằng rất khó để đưa ra mức biên độ lợi nhuận lý tưởng nhất.

Vì đơn giản của doanh nghiệp lại hoạt động theo cách thức khác nhau. Thường thì biên lợi nhuận càng cao lại càng tốt với doanh nghiệp.

Thường thì biên lợi nhuận càng cao lại càng tốt với doanh nghiệp
Thường thì biên lợi nhuận càng cao lại càng tốt với doanh nghiệp

Tuy nhiên trong một số bối cảnh, biên lợi nhuận chưa chắc đã phản ánh đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Chẳng hạn như trong thời kỳ đầu thành lập, doanh nghiệp phải đầu tư mạnh để mở rộng thị phần hoạt động, xây dựng hệ thống cơ sở sản xuất, mạng lưới phân phối,..

Lúc này, chỉ số biến lợi nhuận có thể chưa cao. Thế nhưng sau này khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, biên lợi nhuận ròng sẽ được cải thiện dần dần.

9. Lưu ý khi xác định Net profit margin (biên lợi nhuận ròng) là gì?

Trong quá trình tiến hành xác định nguyên lợi nhuận ròng, bạn phải lưu ý đến chu kỳ phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là phải xem xét đến các yếu tố bất thường.

9.1. Chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

Thực tế hầu hết doanh nghiệp đều phát triển theo một chu kỳ nào đó. Khi mức tăng trưởng bị chậm lại có khả năng doanh nghiệp sắp bước vào thời kỳ suy thoái. Để đối phó với nguy cơ này, họ phải đẩy mạnh cho khâu nghiên cứu sản phẩm mới.

Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp
Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như giai đoạn mở rộng. Khi đánh giá tiềm năng hoạt động, bạn không nên dựa hoàn toàn vào biên lợi nhuận mà hãy chú ý hơn đến chu kỳ phát triển của gì.

Ví dụ như khi tập đoàn Hòa Phát triển khai xây dựng nhà máy tại Dung Quất. Nhằm hạ giá bán sản phẩm, mở rộng thị trường hoạt động tại miền Nam. Lúc này, biên lợi nhuận của Hòa Phát không lớn nhưng thị trường của họ lại động liên tục. Đây có thể xem như tiền đề giúp tuần này cải thiện Biên lợi nhuận trong tương lai.

9.2. Các yếu tố bất thường

Trong năm 2018, Công ty CP Sao Mai với mã chứng khoán AMS đã tiến hành mua vào 50 triệu cổ phiếu của Công ty CP ĐT và Phát triển IDI. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Sao Mai trong IDI đã tăng lên 51%.

Như vậy, IDI đã trở thành công ty con của Công ty CP Sao Mai. Sau quá trình sáp nhập, lợi nhuận của Sao Mai đã tăng lên 430 tỷ VND. Đối với trường hợp này, yếu tố bất thường sau khi xác nhận đã khiến cho biến lợi nhuận của công ty Sao Mai tăng lên.

10. Tổng kết về Net profit margin

Net profit margin là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ biên lợi nhuận ròng của mỗi doanh nghiệp. Theo đó để tính toán chỉ số viêm lợi nhuận ròng, chỉ cần xác định lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần.

Net profit margin luôn được biểu diễn dưới dạng phần trăm, hỗ trợ nhà phân tích so sánh giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp bất kỳ hoạt động sinh hoạt động trong nhiều nhóm ngành nghề.

Net profit margin hiện tại là 1 trong số bộ 3 chỉ số tài chính giúp đánh giá được khả năng sinh lời của một doanh nghiệp gồm có:

Tuy nhiên trên thực tế sẽ không có bất kỳ một chỉ số nào có thể phản ánh được đầy đủ và toàn bộ về bức tranh tài chính của một doanh nghiệp.

Chính vì vậy cần hiểu biết một cách kỹ lưỡng về ý nghĩa của biên lợi nhuận hoạt động cũng như kết hợp thêm chỉ số này với các chỉ số tài chính khác nhằm đem đến hiệu quả cao nhất.

Những câu hỏi thường gặp

Một số ngành có lợi nhuận cao và lợi nhuận thấp là gì?

Các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao thường bao gồm những lĩnh vực trong ngành dịch vụ, vì có ít tài sản liên quan đến sản xuất hơn so với dây chuyền lắp ráp. Tương tự như vậy, các công ty phần mềm hoặc trò chơi có thể đầu tư ban đầu trong khi phát triển một phần mềm/trò chơi cụ thể và kiếm được khoản tiền lớn sau đó bằng cách bán hàng triệu bản sao với rất ít chi phí.

Net profit margin khác với Gross margin như thế nào?

Net profit margin tính đến tất cả các chi phí liên quan đến việc bán hàng, làm cho nó trở thành thước đo lợi nhuận toàn diện và thận trọng nhất. Mặt khác, Gross margin chỉ đơn giản là xem xét giá vốn hàng bán và bỏ qua những thứ như chi phí chung, chi phí cố định, chi phí lãi vay và thuế. Biên độ hoạt động tiếp tục tính đến tất cả các chi phí hoạt động nhưng vẫn loại trừ mọi chi phí không hoạt động.

Làm thế nào một công ty có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng của mình?

Mặc dù tỷ suất lợi nhuận ròng trung bình cho các ngành khác nhau rất khác nhau, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách  tăng doanh thu hoặc giảm chi phí (hoặc cả hai). Tuy nhiên, việc thúc đẩy doanh số bán hàng thường liên quan đến việc chi nhiều tiền hơn để làm như vậy, tương đương với chi phí lớn hơn.

5/5 - 5 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận