• 0888.91.91.98
  • Join group

FOMO là gì? 6 Tips giúp vượt qua hiệu ứng FOMO

FOMO là gì? 6 Tips giúp vượt qua hiệu ứng FOMO

FOMO là gì? Tâm lý khi giao dịch là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán, đầu cơ bất động sản,.. Đặc biệt nếu đã từng tham giao dịch cổ phiếu, bạn hẳn thấy rõ yếu tố tâm lý quyết định lớn thế nào đến quyết định của mỗi nhà đầu tư. “FOMO đu đỉnh” từng khiến không ít nhà đầu tư rơi vào cảnh tay trắng. Vậy chính xác thì FOMO là gì hãy cùng Sinvest tìm hiểu nhé! 

1. Định nghĩa FOMO là gì?

FOMO là gì? – Trong tâm lý học, hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out) bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1990. Thuật ngữ này dùng để chỉ tâm lý lo sợ bị mất đi cơ hội. Người bị mắc hội chứng FOMO luôn có xu hướng cảm thấy mình đang bị thua thiệt, sợ không bằng người khác. Chính tùy nói suy nghĩ như vậy dễ khiến họ đưa ra quyết định nóng vội, sai lầm.

FOMO là gì?
FOMO là gì? 

Hiệu ứng tâm lý FOMO rất hay xuất hiện ở nhóm đối tượng đầu tư như chứng khoán. Chẳng hạn như khi thấy một mã cổ phiếu đang tăng giá mạnh, một số người phải ngay lập tức mua và mà không cần tìm hiểu nó có thực sự tiềm năng hay không. Quyết định đầu tư theo kiểu này hết sức nguy hiểm bởi nó được đưa ra quá nhanh, không dựa trên phân tích mà chỉ dựa vào cảm tính.

Trong đầu tư giao dịch chứng khoán, FOMO xuất hiện như một xu hướng hoàn toàn tự nhiên. Bởi hầu hết chúng ta đều tin rằng diễn biến trong hiện tại sẽ vẫn duy trì trong tương lai ngắn hạn. Tuy nhiên trong thế giới tài chính, mọi biến động giá điều xảy ra rất nhanh và khó đoán.

Giao dịch FOMO cho thấy nhà đầu tư trang bị tính tham lam và ganh tỵ chi phối. Thứ duy nhất họ nghĩ đến lúc đó là lợi nhuận phải nhiều hơn nữa. Vì thế mỗi quyết định thưởng đưa nhanh nhưng lại không được phân tích kỹ lưỡng.

Thật không may, hiệu ứng tâm lý FOMO lại càng trở nên mạnh mẽ khi thị trường tiếp tục dịch chuyển theo hướng suy đoán của nhà đầu tư. Thế nhưng bạn nên nhớ rằng giá dịch chuyển càng xa thì nguy cơ đảo chiều lại càng lớn. Thị trường khi đó hoàn toàn có thể quay đầu giảm giá hoặc bật tăng bất kỳ khi nào. Thực tế, hầu hết giao dịch mà nhà đầu tư bị chi phối bởi FOMO điều kết thúc thảm bại.

Ngày nay, FOMO dường như vẫn chi phối một bộ phận lớn nhà đầu tư. Nó giống như dạng tâm lý bầy đàn, thúc đẩy nhiều hiện tượng phi lý trên thị trường.

Đơn cử như như thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID, mặc dù hầu hết các ngành nghề đều bị đình trệ nhưng chỉ số chứng khoán như VN-INDEX vẫn tăng mạnh. Thậm chí có thời điểm, sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) phải tạm ngưng hoạt động. Vì nguồn tiền đổ vào thị trường quá lớn.

Sự tăng trưởng bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua, một phần cũng bị chi phối của hiệu ứng tâm lý FOMO.

Khi các chỉ số chứng khoán chủ chốt đều tăng, nhà đầu tư bên ngoài lại càng nhảy vào nhiều hơn. Tuy nhiên nếu sự tăng trưởng không xuất phát từ hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, sớm muộn thị trường cũng điều chỉnh giá theo hướng đảo chiều, trái với kỳ vọng cổ phần đông nhà đầu tư.

Đến đây có lẽ định nghĩa FOMO là gì đã phần nào sáng tỏ. Thực chất đây là hiệu ứng tâm lý rất hay gặp ở hầu hết nhà đầu tư chứng khoán. Nó tạo ra hiệu ứng lo sợ hãy đánh mất đi cơ hội kiếm lời hoặc hạn chế rủi ro. Trong các phần tiếp theo, Sinvest sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm của một nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi FOMO.

2. Đặc điểm của một nhà đầu tư bị FOMO chi phối là gì?

Nhà đầu tư chứng khoán nói chung ai cũng sợ bị bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Điều này dẫn đến việc họ tham gia thị trường quá sớm khi xu hướng chưa thực sự rõ nét. Nếu muốn thành công trong mảng đầu tư chứng khoán đòi hỏi bạn phải kiểm soát tốt tâm lý, hạn chế sự ảnh hưởng của FOMO. 

Tuy nhiên, số lượng nhà đầu tư có thể làm chủ tốt tâm lý lại rất ít. Phần đông mọi người vẫn giao dịch dựa trên cảm tính.

2.1. Quá tham lam 

Theo định nghĩa FOMO là gì, bạn chắc hẳn đã hiểu rằng đây là một hiệu ứng tâm lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng.

Đặc điểm để nhận thấy ở một nhà giao dịch FOMO là họ muốn có mọi thứ thật nhanh, đầu tư vào mã cổ phiếu nào là phải nhìn thấy lãi ngay. Khi cổ phiếu đầu tư đã tăng giá đúng theo kỳ vọng ban đầu nhưng họ lại tin rằng nó sẽ vẫn tiếp tục tăng giá. Và khi nhìn thấy lãi khá nhiều nhà đầu tư FOMO lại vẫn tiếp tục ôm cổ phiếu chờ tăng giá. Thậm chí, có người còn tiếp tục mua vào chờ giá lên cao nữa.

Đặc điểm của một nhà đầu tư bị FOMO chi phối là gì?
FOMO xuất phát một phần từ lòng tham của nhà đầu tư

Chính sự tham lam và đầu tư không dựa trên phân tích là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là khi bị cảm giác bị mất cơ hội chi phối, họ lại càng thiếu tỉnh táo hơn. Vì lúc này họ chỉ tập trung vào một giao dịch thay vì đa dạng hóa danh mục giao dịch.

2.2. Bị ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn 

Thật trớ trêu, phần lớn nhà đầu tư FOMO đều thích hành động theo đám đông. Họ luôn có suy nghĩ theo kiểu ” Tại sao người khác làm được mà mình lại không làm được”. Tuy nhiên trong thị trường chứng khoán đầy khốc liệt, đầu tư theo tâm lý bầy đàn mọi người đang thiếu trách nhiệm tài sản của chính mình.

Thực tế, thành công sẽ chỉ dành cho 10% nhà đầu tư. Vậy nếu đi theo xu hướng của 90% còn lại, bạn nghĩ mình có bao nhiêu cơ hội thành công. Tất nhiên tỷ lệ so sánh trên chỉ mang tính tương đối nhưng quy luật chung của thị trường đầu tư tài chính là “tiền của người này chuyển sang túi của người khác”. Vậy nên, khả năng số đông nhà đầu tư cùng thắng lợi là rất thấp.

Như vậy hành động theo đám đông cũng là một phần bản chất cần bạn ghi nhớ khi giải thích về khái niệm FOMO là gì. Trong đầu tư tài chính, nếu muốn gặt hái thành công bạn cần tìm đi một con đường riêng, không bị ảnh hưởng bởi số đông.

2.3. Thiếu kiên nhẫn 

Thiếu kiên nhẫn là đặc điểm dễ nhận thấy ở những nhà đầu tư bị hiệu ứng tâm lý FOMO chi phối. Tưởng không đầu tư thời gian để phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, không vạch ra kế hoạch cụ thể. Hội đầu tư theo kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên chuyển động của chỉ số không phải lúc nào cũng nhanh như vậy. 

Đặc điểm của một nhà đầu tư bị FOMO chi phối là gì?
Nhà đầu tư FOMO thường thiếu kiên nhẫn mỗi phải tiến hành phân tích giao dịch

Có những xu hướng phải mất cả năm hoặc vài năm để định hình. Người nắm bắt được điều này sẽ chọn cách từ trong dài hạn, đầu tư vào khâu phân tích và hoặc bán định chiến lược. Vì thế nếu tham gia thị trường với tâm lý phải thu lợi nhuận trong thời gian ngắn, mọi người rất dễ đưa ra quyết định sai lầm.

Nếu như thực sự đủ kiên nhẫn, khắc chế tính cách nóng vội, có lẽ bạn đã nắm rõ FOMO là gì. Và cách để không bị rơi vào cạm bẫy FOMO.

2.4. Kỳ vọng quá cao

Nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý FOMO nói chung đều tham gia thị trường với kỳ vọng cao. Họ có xu hướng đặt mục tiêu lợi nhuận tháng này phải cao hơn tháng trước. Vì thế  khi không đạt được mục tiêu này, họ bắt đầu cảm thấy chán nản thiếu tự tin. Và ngay khi nhận thấy thị trường xuất hiện cơ hội nào đó, họ sẵn sàng thực hiện giao dịch mà không cần phân tích xem xét tình hình.

Chính bởi quyết định quá nhanh chỉ dựa theo kỳ vọng cao vào thị trường là nguyên nhân hàng đầu khiến nhà đầu FOMO thất bại. Trong mọi tình huống giao dịch, bạn đừng kỳ vọng quá lớn để rồi thất vọng lại càng nhiều. Người hiểu rõ bản chất FOMO là gì sẽ luôn biết cách nhìn nhận một thực tế.

2.5. Thiếu tự tin

Thua lỗ trong đầu tư chứng khoán là không thể tránh khỏi đối với mới tham gia. Thế nhưng với người bị chi phối bởi FOMO thì chỉ sau vài lần thất bại hoặc không đạt mục tiêu như kỳ vọng, họ đã cảm thấy thiếu tự tin. Có lẽ bởi kỳ vọng quá cao vào thị trường, không có một hoạch định đầu tư rõ ràng nên ngay khi gặp thua khiến những nhà đầu tư này không còn tự tin vào quyết định của bản thân.

Vậy nên họ bắt đầu chuyển hướng sang giao dịch theo xu hướng đám đông. Có nghĩa thấy người khác mua vào mã cổ phiếu nào đó, họ cũng mua theo. Tuy nhiên, nếu chỉ giao dịch dựa vào cảm tính, sớm muộn gì nhà đầu tư FOMO cũng phải trả giá.

2.6. Không đề ra chiến lược giao dịch trong dài hạn 

Một nhà đầu tư chuyển cấp bán chuyên nghiệp sẽ luôn có kế hoạch chiến lược giao dịch trong dài hạn. Ngược lại người mới tham gia thị trường với tâm lý lo sợ bị bỏ lỡ cơ hội cho dù chưa biết đến khái niệm FOMO là gì, lại chỉ có xu hướng đầu tư theo kiểu lướt sóng, giao dịch nhanh thu lợi nhuận nhanh.

Không đề ra chiến lược giao dịch trong dài hạn 
Không có chiến lược giao dịch cụ thể là một trong số những nguyên nhân khiến nhà đầu tư rơi vào bẫy FOMO 

Trường phái đầu tư chứng khoán lướt sóng đã giúp không ít nhà đầu tư kiếm lợi nhuận khủng thì trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu muốn thành công tất cả phải có chiến lược riêng của nó. Mặc dù giao dịch theo kiểu lướt sóng nhưng nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn biết rõ khi nào phải mua vào và bán ra.

Còn với nhà đầu tư FOMO, họ đơn giản chỉ giao dịch theo suy đoán cảm tính, bị ảnh hưởng bởi quyết định của số đông. Chiến lược đầu tư của họ không rõ ràng hoặc thậm chí không có.

2.7. Khả năng phân tích kém 

Khả năng phân tích phán đoán tình hình thị trường làm đơn tố quan trọng để một nhà đầu tư như thành công trên thị trường giao dịch chứng khoán. Chính bởi tâm lý thì giao dịch theo ý thích cá nhân hoặc dựa vào số đông khiến họ trở tay không kịp khi thị trường xuất hiện biến động mạnh.

Rất nhiều nhà đầu tư khi nhận thấy giá chuyển động theo một hướng tăng hoặc giảm đều cho xu hướng đó sẽ còn kéo dài. Tuy vậy, suy đoán này không phải lúc nào cũng chính xác trước sự biến động khó đoán của thị trường. Nếu muốn đưa ra quyết định giao dịch phù hợp với tình hình đòi hỏi nhà đầu tư phải có kỹ năng phân tích nhất định. Đồng thời, họ phải biết chắt lọc thông tin có thể ảnh hưởng đến xu hướng giá.

2.8. Không có kế hoạch quản lý rủi ro

Giao dịch theo tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội khiến không ít nhà đầu tư quên đi chiến lược quản lý rủi ro từng định ra. Viễn cảnh lợi nhuận làm họ bị mờ mắt, hành động giao dịch theo cảm xúc nhất thời. 

Đặc điểm của một nhà đầu tư bị FOMO chi phối là gì?
Không có một kế hoạch quản lý rủi ro làm nhà đầu tư dễ rơi bẫy FOMO 

Kế hoạch quản lý rủi ro mặc dù có thể đã định ra nhưng với tâm lý lo sợ để mất cơ hội kiếm lời hoặc hạn chế thua lỗ làm cho nhà đầu tư FOMO không còn giữ được lý trí. Phần lớn nhà đầu tư FOMO đều tham gia giao dịch khi thị trường đã bị nới rộng, rất khó tìm điểm đặt lệnh chuẩn xác.

Khi thấy giá vẫn đang lên, họ dường như không quan tâm nhiều đến việc tìm điểm cắt lỗ mà chỉ cố gắng mua vào thật nhiều cổ phiếu đang tăng giá. Và khi thị trường đột ngột đi xuống, suy tính trước đó của họ đã hoàn toàn sụp đổ.

3. Các yếu tố có thể kích hoạt hiệu ứng tâm lý FOMO là gì? 

Luôn có nhiều yếu tố để kích hoạt hiệu ứng tâm lý FOMO. Đơn cử như biến động thị trường, ảnh hưởng của tin tức, chuỗi thắng hoặc thua kéo dài. Nếu đã phần nào hiểu rõ định nghĩa FOMO là gì, bạn cũng đừng quên nhận biết những yếu tố có thể kích hoạt hiệu ứng tâm lý FOMO.

3.1. Biến động thị trường diễn ra liên tục

Ngay cả nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng có thể bị rơi vào bẫy FOMO khi thị trường biến động giá mạnh. Khi giá dao động lên xuống mạnh, đi kèm với cơ hội luôn là rủi ro. Phần lớn nhà đầu tư đều bị ám ảnh bởi tâm lý sợ bị bỏ lỡ thời cơ kiếm lời.

Biến động thị trường diễn ra liên tục
Biến động liên tục của thị trường dễ kích hoạt hiệu ứng tâm lý FOMO với số đông và đầu tư

Chẳng hạn như khi chỉ số VN-INDEX từng có lúc vượt 1.500 điểm. Khi đó, nhà đầu tư từ bên ngoài xô nhau đổ vốn vào thị trường hòng tìm kiếm cơ hội kiếm lời. Tuy nhiên khi thị trường đạt đỉnh thì cũng có lúc nó phải điều chỉnh giảm. Nhà đầu tư tham gia khi thị trường đã lên đỉnh chính là nhóm đối tượng gặp rủi ro cao nhất.

3.2. Ảnh hưởng của tin tức đến FOMO là gì?

Tin tức cũng được xem như là một trong những yếu tố kích hoạt hiệu ứng tâm lý FOMO. Ví dụ như trong đầu năm 2021, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tăng khá mạnh trước tin tức tốt về hoạt động kinh doanh. Nhóm nhà đầu tư bên ngoài dù chưa phân tích nghiên cứu nhiều nhưng cũng mạnh tay đổ vốn vào các mã cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng.

3.3. Ảnh hưởng của mạng xã hội

Như đã đề cập trong phần giải thích FOMO là gì, nhà đầu tư bị chi phối bởi nỗi sợ bỏ lỡ điều gì đó dường như rất nhạy cảm. Trong đó, mạng xã hội được xem như một tác nhân ảnh hưởng đến tâm lý của họ.

Các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Reddit hiện giờ có khá nhiều diễn đàn chuyên về đầu tư chứng khoán. Chưa kể đến việc là một số công ty môi giới chứng khoán cũng tích cực tiếp cận nhà đầu tư thông qua những nền tảng mạng xã hội này.

Ảnh hưởng từ mạng xã hội dễ khiến nhiều người có cảm giác bị bỏ rơi, tụt hậu khi không đầu tư vào một mảng nào đó. Đặc biệt là khi thị trường đang lên, các diễn đàn trên các xã hội này lại càng hoạt động sôi động, thu hút người tham gia. Đây được xem như nhóm nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Tuy vậy khi tham gia vào thị trường, nhóm đối tượng này lại dễ bị phấn khích hoặc tuyệt vọng nhanh.

3.4. Chuỗi thắng hoặc thua kéo dài

FOMO là gì? – Chuỗi giao dịch thắng hoặc thua kéo dài là yếu tố không nhỏ kích hoạt hiệu ứng tâm lý lo sợ bị bỏ lỡ cơ hội FOMO.

Chuỗi thắng kéo dài 

Một chuỗi giao dịch thắng lợi kéo dài sẽ khiến nhà đầu tư trở nên phấn khích. Lúc đó, họ cảm giác như có thể chinh phục mọi thứ, hào hứng giao dịch. Chính sự hào hứng thái quá làm họ không còn tuân theo kỷ luật, chiến lược đã vạch ra.

Chuỗi lệnh thắng hoặc thua kéo dài
Chuỗi chiến thắng kéo dài làm cho nhà đầu tư trở nên tự tin thái quá

Tuy vậy chuỗi chiến thắng nào rồi cũng có ngày bị gián đoạn trước biến động khó lường của thị trường tài chính. Khi xu hướng dịch chuyển không còn theo phán đoán, mọi thứ có thể rơi vào mất kiểm soát, tổn thất chắc chắn không thể tránh khỏi.

Chuỗi thua kéo dài 

Không chỉ chuỗi thắng mà chuỗi thua kéo dài cũng là nguyên nhân kích hoạt hiệu ứng tâm lý FOMO. Khi thất bại quá nhiều, nhà đầu tư dễ trở nên e dè không còn tự tin vào quyết định của bản thân. 

Ví dụ như khi một mã cổ phiếu nào đó rõ ràng có tiềm năng tăng giá và thực tế giá vẫn còn tăng nhưng nhà đầu tư lại không đủ tự tin giữ lại để chờ giá lên. Họ có xu hướng bán ngay khi giá rục rịch tăng bởi lo sợ giá của cổ phiếu đang nắm giữ sẽ giảm ngay sau đó.

4. Vì sao nên hạn chế tâm lý FOMO trong giao dịch?

Muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải tránh xa hiệu ứng tâm lý FOMO. Bạn cần nhớ rằng nhà đầu tư cá nhân như chúng ta chỉ đóng vai trò cá con giữa một rừng cá mập. 

Vì sao nên hạn chế tâm lý FO MO trong giao dịch?
Để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải tránh xa hiệu ứng tâm lý FOMO

Thị trường chứng khoán nước ta hiện vẫn quản lý theo hướng tập trung nhưng vẫn khó tránh khỏi các đợt bơm thổi giá. Lợi dụng tâm lý sợ bị bỏ lỡ FOMO của số đông nhà đầu tư, một số tổ chức tài chính có thể tìm cách đẩy giá của một vài nhóm cổ phiếu.

Năm 2017, mã cổ phiếu QCQ từng có thời điểm bật tăng từ 4.000đ lên 26.000đ / cổ phiếu, mức tăng hơn 550% diễn ra chỉ trong vòng 4 tháng. Lý do mã cổ phiếu này bật tăng như vậy là bởi xuất hiện thông tin cho biết dự án Phước Kiến sẽ chuyển nhượng cho Suny để nhận tạm ứng trên 2.000 tỷ đồng. Thế nhưng khi cổ phiếu đã tăng đủ, phía công ty QCQ lại cho biết dự án chưa đủ điểm để bàn giao. Và như thế, giá cổ phiếu QCQ lại quay đầu về mức 4.590đ.

Đó chỉ là một ví dụ nhỏ về tình trạng bơm thổi bác cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư nói chung nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ mắc phải cái bẫy này, nhất là khi họ rơi vào trạng thái tâm lý bị bỏ lỡ FOMO. 

Vì thế để tự bảo vệ mình trước cạm bẫy thị trường, bạn phải luôn giữ cho mình cái đầu lạnh, không để cảm xúc lấn át ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Một người hiểu rõ bản chất FOMO là gì sẽ biết đâu là các đợt bơm thổi của giới đầu tư cá mập. Từ đó lựa chọn tránh xa hoặc lợi dụng giao dịch trong ngắn hạn.

5. Sáu Tips đơn giản giúp vượt qua hiệu ứng FOMO là gì?

Kiểm soát trạng thái tâm lý FOMO chưa bao giờ nhà dễ ngay cả với nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy vậy khi đã có kinh nghiệm giao dịch nhất định cộng với thái độ học hỏi, tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, bạn vẫn có thể hạn chế tốt ảnh hưởng của FOMO đến quyết định đầu tư.

Tiếp nối bài viết với chủ đề FOMO là gì, Sinvest sẽ cùng bạn khám phá 6 tips để không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý này.

6 Tips đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua hiệu ứng FOMO, hãy tìm hiểu xem chúng là gì nhé!

5.1. Đầu tư với số vốn có thể mất

Đã đầu tư là phải có vốn. Đối với một nhà đài khôn ngoan, họ sẽ chỉ sử dụng lượng vốn mà họ có thể mất. Ví dụ như với lương tháng 50 triệu, bạn chỉ đầu vào cổ phiếu cùng lắm là 5 – 10 triệu đồng. Trong trường hợp giao dịch thất bại, số tiền đầu tư mất đi cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.

Sáu Tips đơn giản giúp vượt qua hiệu ứng FOMO là gì?
Bạn chỉ nên đầu tư với số vốn có thể mất

Phần lớn người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hiệu ứng tâm lý FOMO đều dồn hết vốn vào một giao dịch nào đó. Thậm chí còn có người phải đi vay. Chính áp lực này lại càng khiến nhà đầu tư dễ rơi vào cạm bẫy tâm lý FOMO hơn.

5.2. Đừng nghĩ sẽ không còn cơ hội nào

Nếu đã tham gia đầu tư chứng khoán, bạn không nên nghĩ rằng bỏ qua cơ hội này là sẽ không còn cơ hội nào tốt hơn. Bạn cần tin rằng chỉ cần thị trường còn tồn tại, cơ hội chắc chắn còn đó.

Đầu tư chứng khoán hiện được pháp luật tại tất cả các quốc gia bảo vệ và công nhận. Mọi sàn chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam đều thuộc quản lý của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Vì thế nguy cơ thị trường sụp đổ hoàn toàn là rất khó xảy ra.

Sáu Tips đơn giản giúp vượt qua hiệu ứng FOMO là gì?
Chỉ cần thị trường không sụp đổ, nhà đầu tư vẫn luôn còn cơ hội để bắt đầu lại

Sau hơn 21 hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ. Ngay cả khi chỉ số VN-INDEX từng phải 4 lần điều chỉnh trước sự ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái kinh tế giai đoạn 2007 – 2008, chứng khoán Việt vẫn phục hồi và đạt mức tăng mạnh.

Giống như một chu kỳ, cứ sau một đợt suy thoái thì nối tiếp đó sẽ là một đợt phục hồi. Như vậy, cơ hội chưa bao giờ đóng lại với tất cả nhà đầu tư.

5.3. Hiểu rõ về lĩnh vực đầu tư đã chọn

Sáu Tips đơn giản giúp vượt qua hiệu ứng FOMO là gì?
Hãy tìm hiểu rõ về lĩnh vực mà bạn đầu tư 

Nắm rõ quy luật và bản chất của thị trường giao dịch chính là cách để bạn hạn chế ảnh hưởng của FOMO đến quyết định đầu tư. Do đó hãy không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm, học cách đối mặt với áp lực. Thời gian trải nghiệm thị trường sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều, phần nào biết cách vượt qua tâm lý sợ bị đi cơ hội.

5.4. Luôn lưu lại nhật ký giao dịch 

Không nhiều nhà đầu tư có thói quen lưu lại nhật ký giao dịch. Tuy nhiên chính dữ kiện quan trọng này lại giúp ích rất nhiều cho khâu phân tích sau này. Nó giống như kho tư liệu mà chính bạn đã trực tiếp trải nghiệm, đặc biệt cần thiết để ban hoàn thiện kỹ năng xây dựng chiến lược giao dịch.

5.5. Xây dựng một tầm nhìn trong thời hạn

Xây dựng tầm nhìn hay hoạch định chiến lược giao dịch trong dài hạn nên được mọi nhà đầu tư chú trọng. Cho dù chỉ trung thành với trường phái giao dịch lướt sóng, bạn vẫn nên hoạch định một chiến lược trong dài hạn. 

Sáu Tips đơn giản giúp vượt qua hiệu ứng FO MO
Nhà đầu tư cần xây dựng một chiến lược giao dịch trong dài hạn 

Ví dụ như trong tháng này nên tập trung vào nhóm cổ phiếu nào, tháng sau có nên tiếp tục không,.. Tất cả đều phải có chiến lược riêng của nó chứ không thể chỉ đầu tư theo cảm tính.

5.6. Tiếp nhận tin tức một cách có chọn lọc

Nắm bắt tin tức rất quan trọng nhưng bạn phải học cách tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc. Bởi có những tin tức thất thiệt chỉ ảnh hưởng đến xu hướng giá trong ngắn hạn. Nếu tin vào chúng chẳng khác nào bạn đang bước vào một canh bạc.

Đừng cố đọc thật nhiều mà hãy cố đọc một cách có chọn lọc, lựa chọn trang tin tài chính uy tín, tham gia các diễn đàn để cùng bàn luận về cách thức đầu tư,.. Và quan trọng là đừng để mình bị kéo vào đám đông, giao dịch theo tâm lý bầy đàn. Sinvest một lần nữa muốn bạn ghi nhớ điều này cho dù đã thừa hiểu bản chất FOMO là gì.

6. Tổng kết khái niệm FOMO là gì

Hiểu rõ bản chất của hiệu ứng tâm lý FOMO là gì rất cần thiết với mọi nhà đầu tư. Chính tâm lý lo sợ bị bỏ lỡ cơ hội khiến chúng ta dễ đưa ra quyết định đầu tư sai lầm. Xây dựng một chiến lược giao dịch rõ ràng, hành động một cách có kỷ luật, nhận thông tin một cách có chọn lọc,.. Là những cách để nhà đầu tư hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của FOMO.

Hy vọng phần tổng hợp trên đây có thể để phần nào hiểu hơn FOMO là gì, Và những cách để khắc chế sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý này.

Những câu hỏi thường gặp

FOMO là gì?

Trong tâm lý học, hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out) dùng để chỉ tâm lý lo sợ bị mất đi cơ hội.

FOMO thường xảy ra khi nào trong đầu tư?

Là một dạng tâm lý đám đông, FOMO xảy ra liên tục trong quá trình đầu tư khi nhà đầu tư thấy cổ phiếu đang đà tăng và không muốn bỏ lỡ cơ hội, nên họ đặt lệnh mua khi cổ phiếu đang hưng phấn.

Tin tức ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư như thế nào?

Nhà đầu tư có xu hướng đua lệnh mua khi nghe tin tức tốt về thị trường hoặc cổ phiếu và ngược lại.

Một số bài viết kiến thức các bạn có thể tham khảo:

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Quản lý tài chính cá nhân

Cách đọc báo cáo tài chính

Đầu tư giá trị

5/5 - 6 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận