Đòn bẩy tài chính và cách sử dụng để đạt hiệu quả cao
- Lien Vo
-
21/08/2021
- 0 Bình luận
Thuật ngữ đòn bẩy tài chính hiện được sử dụng thường xuyên trong các doanh nghiệp hay đầu tư chứng khoán. Thông thường doanh nghiệp sẽ đòn bẩy tài chính nhằm tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn so với chủ sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn hiện hữu và không phải doanh nghiệp nào sử dụng cũng đạt được thành công. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Sử dụng đòn bẩy thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Sinvest tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trên tổng nguồn vốn, với mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp.
Thông thường mức độ dùng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số nợ. Theo đó hệ số nợ sẽ được tính theo công thức sau:
- Hệ số nợ = D/E = Nợ vay / Vốn chủ sở hữu
Nếu hệ số dư nợ của doanh nghiệp cao thì khi đó đòn bẩy về tài chính của doanh nghiệp cũng đạt được mức độ cao và ngược lại.
2. Những nhóm chỉ số về đòn bẩy tài chính là gì?
Thực tế đòn bẩy tài chính hiện tại vẫn luôn là một con dao hai lưỡi. Chúng nếu như được thực hiện đúng đắn và sử dụng một cách hiệu quả sẽ mang tới lợi thế rất lớn đến cho doanh nghiệp, đồng thời còn thúc đẩy quá trình sinh lợi mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các chủ doanh nghiệp, nếu như tình hình kinh doanh xấu đi và không như mong đợi sẽ là cơn ác mộng vô cùng lớn.
Theo như những chuyên gia phân tích về kinh tế cũng như những chủ doanh nghiệp của tập đoàn lớn thì thực tế hiện nay vẫn chưa có con số cụ thể để xác định được dùng đòn bẩy tài chính đạt được sự hợp lý không đối với doanh nghiệp.
Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cách thức sử dụng vốn và khả năng dự đoán tình hình kinh doanh của chủ doanh nghiệp có chính xác không. Những doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định tỷ lệ phù hợp căn cứ vào chỉ số bình quân ngành.
Hiện tại có rất ít doanh nghiệp nói không với nợ, đặc biệt trong khi đó những công ty đều phải tiến hành vay nợ để xây dựng văn phòng, mua thiết bị hoặc dùng để trả lương cho nhân viên tại thời điểm nhất định.
2.1. Hệ số vay nợ/Tổng tài sản
Hệ số vay nợ trên tổng tài sản (hay D/A) giúp đo lường được mức độ doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ dành cho tổng tài sản đó. Đây cũng là một trong những nhóm chỉ số về đòn bẩy tài chính cần được quan tâm. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc trong tổng tài sản của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại được tài trợ nợ vay với khoảng bao nhiêu phần trăm.
Nếu như hệ số này cao sẽ cho thấy những bất lợi dành cho những chủ nợ, tuy nhiên lại đem đến lợi ích cho chủ sở hữu nếu như đồng vốn sử dụng hiện có khả năng sinh lợi cao. Ngoài ra chỉ số này nếu như quá thấp cũng có hàm ý thể hiện doanh nghiệp hiện chưa tận dụng đối với kênh huy động vốn về nợ. Đồng nghĩa với việc chưa khai thác tốt về đòn bẩy tài chính.
Hiện tại hệ số vay nợ trên tổng tài sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố như: quy mô của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, mục đích vay, lĩnh vực hoạt động. Chính vì vậy để biết được tỷ số này thấp hay cao cần phải so sánh chung với tỷ số trung bình của ngành.
2.2. Hệ số vay nợ/Vốn
Đối với một doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, để có thể đo lường được quy mô tài chính của họ cần sử dụng hệ số vay nợ trên vốn (hay D/C). Đồng thời hệ số này còn cho biết với tổng nguồn vốn sở hữu thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.
Như vậy hệ số vay nợ trên vốn sẽ mang đến cho những nhà đầu tư và nhà phân tích cái nhìn khái quát nhất về sức mạnh của tài chính doanh nghiệp
Hệ số này cung cấp cho các nhà phân tích và các nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, tình hình khả quan về tài chính của doanh nghiệp cũng như cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Như vậy doanh nghiệp nào hiện sở hữu về tỷ lệ vay nợ trên vốn cao hơn so với bình quân của ngành thì có thể đánh giá doanh nghiệp đó không khả quan về tình hình tài chính. Vì những khoản vay nợ thường sẽ làm tăng gánh nặng và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
2.3. Hệ số vay nợ/Vốn chủ sở hữu
Trên thị trường hiện nay để có thể phản ánh một cách chính xác quy mô về tình hình tài chính của doanh nghiệp cần dựa vào hệ số vay nợ/Vốn chủ sở hữu (hay D/E). Đồng thời còn cho biết được tỷ lệ vay nợ cũng như vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp sử dụng nhằm chi trả cho những hoạt động của họ. Chính vì vậy mà đây là một trong các tỷ lệ liên quan tới đòn bẩy tài chính được sử dụng thông dụng nhất.
Như vậy nếu như hệ số này có kết quả lớn hơn 1 thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hiện đang đi vay mượn với số tiền lớn hơn số vốn.
D/E giúp phản ánh một cách chính xác quy mô về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Điều này cũng đồng nghĩa với việc hiện tại doanh nghiệp có thể sẽ gặp những rủi ro nhất định trong quá trình trả nợ cũng như rủi ro về biến động lãi suất của ngân hàng.
Tuy nhiên trên thực tế sử dụng vay nợ cũng có ưu điểm nổi bật là chi phí của lãi vay sẽ trừ trực tiếp vào thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Khi hệ số vay nợ/Vốn chủ sở hữu thấp thì có thể doanh nghiệp phải chịu rủi ro thấp trong quá trình trả nợ. Tuy nhiên điều này cũng có thể chứng minh rằng doanh nghiệp này chưa biết được cách thức vay nợ để kinh doanh và khai thác tốt lợi ích của việc tiết kiệm thuế.
Vì vây doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa rủi ro tài chính cũng như ưu điểm của việc vay nợ để có thể đảm bảo sở hữu tỷ lệ hợp lý nhất hiện tại.
2.4. Hệ số đòn bẩy tài chính là gì?
Hệ số đòn bẩy tài chính là tổng bình quân tài sản trên bình quân về vốn chủ sở hữu. Đây là hệ số giúp thể hiện được mối quan hệ của vốn vay cũng như vốn chủ sở hữu.
Sử dụng những chỉ tiêu bình quân là vì số liệu của tổng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu không là con số đại diện ở thời điểm cuối kỳ.
Chính vì vậy sử dụng bình quân để tránh được việc không phản ánh đúng những thay đổi và tình hình tài chính trong cả một kỳ của doanh nghiệp.
Nếu tính ra tỷ số này thấp sẽ cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, đồng thời cũng có thể thấy được doanh nghiệp đó hiện chưa tận dụng được tất cả lợi thế mà đòn bẩy tài chính đem đến.
2.5. Hệ số về chi trả lãi vay
Hiện tại hệ số về chi trả lãi vay cho thấy được mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp trước thuế cũng như lãi vay đảm bảo được khả năng trả lãi của doanh nghiệp.
Nếu như chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện được khả năng bù đắp về chi phí lãi vay là càng tốt. Đồng thời khi lớn hơn 1 thì hoàn toàn có thể kết luận doanh nghiệp đó có khả năng trả được lãi vay.
Ngược lại nếu nhỏ hơn 1 thì có thể nhận định doanh nghiệp đã tiến hành vay nợ quá nhiều so với khả năng hiện có của họ. Hoặc có thể do doanh nghiệp đó kinh doanh kém và không có khả năng chi trả được lãi vay.
Đối với những nhà đầu tư, việc họ có dám đầu tư không sẽ phụ thuộc nhiều vào mức mức nợ có bền vững không. Chính vì vậy để đánh giá được điều này thì hệ số về đòn bẩy tài chính nên là yếu tố dùng để xem xét đầu tiên. Hệ số đòn bẩy này cao hay thấp có thể được tính toán dựa vào cách thức sử dụng của phép đo đòn bẩy.
3. Tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và kinh doanh thường sử dụng nợ để bù đắp sự thiếu hụt về vốn kinh doanh và hy vọng sẽ gia tăng được tỷ suất lợi nhuận dựa vào ROE (vốn chủ sở hữu) hoặc EPS (thu nhập trên mỗi một cổ phần).
Ngoài ra khoản tiền lãi vay còn được xem là một khoản chi phí hợp lý, đồng thời sẽ được tính trừ vào khoản thu nhập chịu thuế của một doanh nghiệp. Như vậy số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ ít đi và làm gia tăng về lợi nhuận. Từ đó mà khái niệm “Lá chắn thuế” đã được hình thành.
Tuy nhiên việc doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính trên thực tế không phải lúc nào cũng đem đến kết quả tích cực cổ đông (chủ sở hữu của doanh nghiệp). Nó có thể đem đến những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp nếu không sử dụng hiệu quả.
4. Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng thế nào tới ROE và EPS?
Để xác định được đòn bẩy tài chính sẽ ảnh hưởng như thế nào tới ROE và EPS trên thị trường hiện nay, hãy cùng xét một ví dụ thực tế về doanh nghiệp trong năm 2020 có kết quả về hoạt động sản xuất và kinh doanh như sau:
Về doanh thu và lợi nhuận:
- Kịch bản xấu: Chỉ đạt mức EBIT là 2,000 triệu đồng.
- Kịch bản bình thường: Đạt được mức lợi nhuận trước của lãi vay và thuế (EBIT) là 3,000 triệu đồng.
- Kịch bản tốt: Có thể đạt được mức lợi nhuận trước của lãi vay và thuế (EBIT) là 4,000 triệu đồng;
5. Phương án tài trợ vốn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Dự kiến dành dành cho hoạt động sản xuất và kinh doanh để có thể thực hiện được kế hoạch trên là 20,000 triệu đồng. Khi đó doanh nghiệp có tổng cộng 3 phương án để huy động vốn gồm có:
- Phương án 1: Sử dụng vốn cổ phần thường để tài trợ là 100% và doanh nghiệp phát hành cổ phần phổ thông là 2,000,000.
- Phương án 2: Sử dụng vốn cổ phần thường để tài trợ là 50% và doanh nghiệp phát hành cổ phần thường là 1,000,000 vay nợ là 10,000 triệu với lãi suất là 15%/ năm.
- Phương án 3: Sử dụng vốn cổ phần thường để tài trợ là 40% và bằng nợ vay là 60%. Doanh nghiệp phát hành cổ phần thường là 800,000 vay nợ là 12,000 triệu với lãi suất là 15%/ năm.
Như vậy đối với phương án 1 thì doanh nghiệp sẽ huy động vốn và không ứng dụng đòn bẩy tài chính, đối với phương án 2 và 3 thì doanh nghiệp sẽ ứng dụng đòn bẩy tài chính.
Đồng thời tác động của đòn bẩy về tài chính tới tỷ suất về lợi nhuận ROE cũng như thu nhập mỗi một cổ phần (EPS) sẽ được thể hiện dựa vào bảng tính sau:
Xấu | Bình thường | Tốt | |
Vốn kinh doanh (hay tổng tài sản) | 20,000 | 20,000 | 20,000 |
EBIT | 2,000 | 3,000 | 4,000 |
Phương án 1: Không thực hiện vay nợ
Nợ vay | |||
Vốn chủ sở hữu | 20,000 | 20,000 | 20,000 |
Lãi của tiền vay | 2,000 | 3,000 | 4,000 |
Lợi nhuận trước thuế | |||
Thuế TNDN (t = 20%) | 400 | 600 | 800 |
Lợi nhuận sau thuế | 1,600 | 2,400 | 3,200 |
ROE | 8.0% | 12.0% | 16.0% |
EPS | 800 | 1,200 | 1,600 |
Phương án 2: Vay nợ với 50%
Nợ vay | 10,000 | 10,000 | 10,000 |
Vốn chủ sở hữu | 10,000 | 10,000 | 10,000 |
Lãi của tiền vay | 1,500 | 1,500 | 1,500 |
Lợi nhuận trước thuế | 500 | 1,500 | 2,500 |
Thuế TNDN (t = 20%) | 100 | 300 | 500 |
Lợi nhuận sau thuế | 400 | 1,200 | 2,000 |
ROE | 4.0% | 12.0% | 20.0% |
EPS | 400 | 1,200 | 2,000 |
Phương án 3: Vay nợ với 60%
Nợ vay | 12,000 | 12,000 | 12,000 |
Vốn chủ sở hữu | 8,000 | 8,000 | 8,000 |
Lãi của tiền vay | 1,800 | 1,800 | 1,800 |
Lợi nhuận trước thuế | 200 | 1,200 | 2,200 |
Thuế TNDN (t = 20%) | 40 | 240 | 440 |
Lợi nhuận sau thuế | 160 | 960 | 1,760 |
ROE | 2.0% | 12.0% | 22.0% |
EPS | 200 | 1,200 | 2,200 |
Như vậy qua bảng trên có thể nhận thấy rằng:
- Kịch bản xấu: Đối với kịch bản này, việc ứng dụng đòn bẩy về tài chính sẽ khiến cho EPS và ROE bị sụt giảm mạnh hơn. Đồng thời doanh nghiệp càng vay nợ nhiều thì mức độ tiêu cực là càng lớn.
- Kịch bản bình thường: Đối với kịch bản này, việc ứng dụng đòn bẩy tài chính như vậy sẽ khiến cho EPS và ROE không gia tăng tuy cả 2 trường hợp có vay nợ hoặc không có vay nợ đều có thuế và mức lợi nhuận ở trước lãi vay là hoàn toàn giống nhau.
- Kịch bản tốt: Đối với kịch bản này, việc ứng dụng đòn bẩy về tài chính sẽ khiến cho EPS và ROE của doanh nghiệp so với trường hợp không vay nợ cao hơn nhiều. Doanh nghiệp càng tiến hành vay nợ càng nhiều thì EPS và ROE càng cao.
Vây trên thị trường hiện nay làm cách nào để nhận biết được doanh nghiệp có áp dụng đối với đòn bẩy tài chính đạt hiệu quả? Để giải đáp được câu hỏi trên thì chúng ta cần tiến hành tính toán thêm đối với 1 chỉ tiêu quan trọng khác trong tài chính là ROCE (Tỷ suất sinh lời về kinh tế dựa trên vốn kinh doanh).
6. Tỷ suất ROCE là gì?
Tỷ suất ROCE hay Return on Capital Employed là tỷ suất sinh lời về kinh tế dựa trên vốn kinh doanh và còn được biết đến là tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trước thuế và lãi vay.
Đây là chỉ tiêu về tài chính phản ánh đầy đủ khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (tài sản) và không xét tới ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như nguồn gốc vốn kinh doanh.
- ROCE = EBIT/(E+D) (Hay EBIT trên vốn kinh doanh bình quân)
Giả định rằng: Cơ cấu của nguồn vốn kinh doanh được doanh nghiệp chỉ sử dụng với Vốn chủ sở hữu (Equity) và Vốn vay (Debt).
Như vậy đây là chỉ tiêu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xem xét mối quan hệ cùng với lãi suất vay nợ nhằm đánh giá quá trình sử dụng nợ vay tác động tiêu cực hay tích cực tới khả năng sinh lời đối với vốn chủ sở hữu.
7. Mối quan hệ của tỷ suất ROCE và đòn bẩy tài chính là gì?
Như vậy, với những phân tích ở trên có thể thấy việc dùng đòn bẩy tài chính là một trong những lợi ích giúp doanh nghiệp gia tăng về tỷ suất ROE (lợi nhuận dựa trên vốn chủ sở hữu) hay EPS (thu nhập dựa trên mỗi một cổ phần thưởng).
Chính vì vậy cần biến đổi công thức về tính tỷ suất lợi nhuận như sau:
Biến đổi công thức về tính tỷ suất lợi nhuận
Trong đó ta có:
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- ROCE là tỷ suất kinh lời về sinh tế dựa trên vốn kinh doanh.
- E là Equity hay bình quân vốn chủ sở hữu.
- D là Debt hay nợ bình quân.
- r là lãi suất vay nợ.
- I là chi phí lãi vay.
- t là thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy qua công thức trên tỷ suất lợi nhuận ROE có thể thấy được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố chính là:
- ROCE hay tỷ suất kinh lời về sinh tế dựa trên vốn kinh doanh.
- D/E hay hệ số nợ dựa trên vốn chủ sở hữu.
- r hay lãi suất vay nợ.
Đồng thời nếu xem xét trong điều kiện những khoản vay có cùng r (cùng lãi suất) thì khi đó tỷ suất lợi nhuận ROE phụ thuộc chủ yếu vào D/E và ROCE.
7.1. Trường hợp ROCE > r
Đối với trường hợp này, ta có
- (ROCE – r) x D/E luôn > 0
Đồng thời ta có vốn kinh kinh doanh bằng với tổng của vốn chủ sở hữu (E) và nợ vay (D). Do đó nếu nợ vay (D) càng tăng thì khi đó vốn chủ sở hữu (E) sẽ càng giảm. Như vậy tỷ lệ D/E sẽ càng lớn hơn 1.
Dựa vào 2 yếu tố này có thể thấy nợ vay càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận ROE càng cao.
Tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay sẽ dẫn tới nghĩa vụ tài chính bắt buộc phải thanh toán lãi vay của những chủ nợ cho dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp là bao nhiêu. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải hoàn trả vốn gốc đúng hạn cho những chủ nợ.
Như vậy doanh nghiệp nào sử dụng càng nhiều nợ vay thì nguy cơ doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán sẽ càng cao.
Chính vì vậy việc sử dụng nợ vay sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tài tính mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải trong suốt quá trình kinh doanh.
7.2. Trường hợp ROCE = r
Đối với trường hợp này, khi đó:
- Tỷ suất lợi nhuận ROE bằng ROCE x (1 – t)
Như vậy việc doanh nghiệp có cơ cấu về nguồn vốn như thế nào, doanh nghiệp có dùng nợ vay không,… cũng không gây ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận ROE.
7.3. Trường hợp ROCE < r
Đối với trường hợp này, ta có
- (ROCE – r) x D/E luôn < 0
Như vậy trái ngược với trường hợp 1, điều này sẽ đồng nghĩa với việc khi nợ vay càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận ROE sẽ càng giảm.
Nếu như doanh nghiệp làm ăn bị thua lỗ thì khi đó cổ đông sẽ phải chịu thua lỗ nặng hơn so với trường hợp không sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
Dựa vào ví dụ về phương án tài trợ vốn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta có:
- Đối với kịch bản xấu thì: ROCE = 10% < r = 15%. Như vậy việc áp dụng đòn bẩy tài chính sẽ khiến cho EPS và ROE sụt giảm nhanh chóng hơn so với trường hợp không sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
- Đối với kịch bản bình thường thì: ROCE = 15% = r với 15%. Như vậy việc doanh nghiệp áp dụng đòn bẩy tài chính sẽ khiến cho EPS và ROE không bị gia tăng.
- Đối với kịch bản tốt thì: ROCE = 20% > r = 15%. Như vậy việc áp dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho EPS và ROE của doanh nghiệp gia tăng.
8. Doanh nghiệp dùng đòn bẩy về tài chính như thế nào để đạt hiệu quả?
Để đánh giá được quá trình doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy về tài chính có hợp lý không chỉ cần áp dụng cách thức đơn giản là so sánh về ROCE (tỷ suất sinh lời về kinh tế dựa trên vốn kinh doanh) và r (lãi suất vay nợ).
Như vậy sẽ có 3 trường hợp xảy ra bao gồm trường hợp ROCE > r, trường hợp ROCE < r và trường hợp ROCE = r.
8.1. Trường hợp ROCE > r
Nếu ROCE > r thì doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay càng nhiều và khi đó thu nhập trên mỗi một cổ phần EPS cũng như tỷ suất lợi nhuận ROE sẽ càng tăng nhanh.
Đối với trường hợp ROCE > r này thì đòn bẩy tài chính thực tế càng lớn sẽ càng gia tăng thu nhập trên mỗi một cổ phần EPS và tỷ suất lợi nhuận ROE.
Tuy nhiên trên thực tế, gia tăng việc sử dụng nợ vay đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính.
8.2. Trường hợp ROCE < r
Nếu ROCE < r thì doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay càng nhiều và khi đó thu nhập trên mỗi một cổ phần EPS cũng như tỷ suất lợi nhuận ROE sẽ càng bị suy giảm.
Đối với trường hợp ROCE < r này thì đòn bẩy về tài chính càng lớn sẽ càng làm giảm đi thu nhập trên mỗi một cổ phần EPS và tỷ suất lợi nhuận ROE. Bên cạnh đó còn khiến rủi ro tài chính của doanh nghiệp bị gia tăng.
8.3. Trường hợp ROCE = r
Nếu ROCE = r thì thu nhập trên mỗi một cổ phần EPS và tỷ suất lợi nhuận ROE trong các tình huống sử dụng ít nợ vay, sử dụng nhiều nợ vay hay không sử dụng nợ vay đều như nhau. Sự khác biệt duy nhất là mức độ rủi ro về tài chính trong mỗi tình huống.
Cũng vì vậy mà hiện nay đòn bẩy tài chính thường được nhiều người ví như một con dao hai lưỡi vậy.
Đòn bẩy về tài chính được ví như một con dao hai lưỡi khi sử dụng
9. Tổng kết
Như vậy bài viết này Sinvest đã giới thiệu cho bạn đầy đủ các kiến thức về đòn bẩy tài chính là gì cũng như cách thức sử dụng đòn bẩy tài chính đạt hiệu quả cao. Hy vọng đây sẽ là những thông tin, kiến thức hữu ích dành cho bạn.
Những câu hỏi thường gặp về đòn bẩy tài chính
Thông thường đòn bẩy tài chính các doanh nghiệp sẽ sử dụng nhằm tạo ra tỷ suất sinh lợi dựa vào tài sản lớn hơn. Tuy nhiên trên thực tế không phải doanh nghiệp nào sử dụng cũng đạt được thành công. Chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề này được nhiều người thắc mắc. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi liên quan thường gặp nhất hiện nay.
Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính bao nhiêu là đủ?
Hiện tại đối với đòn bẩy về tài chính thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi doanh nghiệp nên vay bao nhiêu là đủ. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ luôn là một con dao hai lưỡi. Chính vì vậy mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên cân đo một cách hợp lý khi sử dụng.
Nhóm ngành nên tận dụng lợi thế về đòn bẩy tài chính cao?
Hiện tại đối với bất kỳ ngành nghề nào, đòn bẩy tài chính nếu cao sẽ tương đồng với rủi ro cao. Việc chấp nhận rủi ro thấp hoặc cao sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chủ quan và chiến lược của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Cách thức xác định lãi suất đi vay của doanh nghiệp?
Trên thị trường hiện nay lãi suất đi vay có thể được tính toán dựa vào báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Theo đó lãi suất đi vay sẽ bằng thương của chi phí lãi vay và dư nợ vay bình quân.
Các bài viết kiến thức bạn có thể tham khảo:
Các chỉ số tài chính |
Hệ số nợ |
Công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền |
Đầu tư giá trị |
Private equity là gì |
Operating margin là gì |
Net profit margin là gì |