• 0888.91.91.98
  • Join group

Doanh thu thuần là gì? Tóm tắt mọi kiến thức về doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì? Tóm tắt mọi kiến thức về doanh thu thuần

Doanh thu thuần là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Có thể nói rằng, đây là yếu tố cốt lõi trong việc định hướng sự phát triển của công ty. Nếu là một nhà đầu tư chứng khoán thì ngoài việc hiểu rõ về định nghĩa doanh thu thuần là gì, bạn cần biết công thức tính doanh thu thuần như thế nào, phân biệt DTT với các khái niệm liên quan…

Do đó, hãy chú ý theo dõi những thông tin được cung cấp ở dưới đây nhé.

1. Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần (Net Revenue) là doanh thu mà công ty nhận được khi bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như thuế xuất nhập khẩu, chiết khấu thương mại, các loại doanh thu khác,…

Ngoài ra, bạn có thể hiểu đơn giản doanh thu thuần (DTT) chính là phần doanh thu không đi kèm thuế, có nghĩa là doanh thu mà doanh nghiệp thu về trước khi chi trả khoản thuế doanh nghiệp.

Doanh thu thuần là gì? công thức tính doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là gì?

2. Công dụng của doanh thu thuần là gì?

Người ta thường sử dụng Net Revenue để làm kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một khoảng thời gian nhất định. Từ kết quả Net Revenue, chúng ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đang làm ăn lỗ hay lãi.

Khi đã biết kết quả chính xác, doanh nghiệp có thể dựa vào doanh thu thuần để điều chỉnh phương hướng kinh doanh trong tương lai để ngày một phát triển lớn mạnh hơn.

Công dụng của doanh thu thuần là gì?
Net Revenue thường được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, doanh thu thuần còn là yếu tố cốt lõi để giúp các nhà đầu tư chứng khoán xác định được có nên đầu tư cổ phiếu của công ty đó hay không.

Nếu như doanh nghiệp có chỉ số DTT cao thì các nhà đầu tư sẽ đánh giá đây là một công ty có tiềm năng phát triển tốt và sẽ muốn mua cổ phiếu của công ty.

Và ngược lại, nếu như Net Revenue của doanh nghiệp không được tốt thì chắc chắn sẽ không thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Công thức tính doanh thu thuần là gì?

Nếu đã biết vai trò của doanh thu thuần là gì thì chắc chắn bạn cần phải biết tới công thức tính doanh thu thuần như thế nào. Để tính được Net Revenue, ta sẽ lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi các khoản tiền giảm trừ doanh thu. Cụ thể, công thức tính doanh thu thuần được thể hiện như sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

doanh thu thuần tính như thế nào? công thức tính doanh thu thuần
Doanh thu thuần tính như thế nào?

Những khoản tiền giảm trừ doanh thu có thể là thuế, chiết khấu thương mại hoặc hàng hóa bị trả lại,..

Ví dụ: Vào năm 2021, tập đoàn Y có tổng mức doanh thu là 300.000 USD. Trong năm này, tập đoàn đã thi hành chính sách chiết khấu thương mại trực tiếp trên hóa đơn khách hàng là 8%. Số hàng bị trả lại cho công ty tốn khoảng 15.000 USD. 

Dựa vào các số liệu đó, ta có thể tính được DTT của tập đoàn Y là:

Doanh thu thuần = 300.000 – 8% x 300.000 – 15.000 = 261.000 USD

4. Những yếu tố tác động tới doanh thu thuần là gì?

Net Revenue là một tiêu chí đánh giá quan trọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Bên cạnh việc xác định công thức, bạn cũng nên biết những yếu tố tác động tới doanh thu thuần là gì. Để từ đó có thể lựa chọn ra công ty có chiến lược kinh doanh tốt nhất.

4.1. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Yếu tố đầu tiên tác động tới doanh thu thuần chính là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả. Nếu như chất lượng không đạt tiêu chuẩn thì chắc chắn giá bán sẽ bị tác động và gây ảnh hưởng cực lớn tới doanh thu của doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
doanh thu thuần tính như thế nào
Chất lượng dịch vụ và sản phẩm chính là yếu tố tác động trực tiếp tới DTT của công ty

Để chất lượng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đạt mức tốt nhất, doanh nghiệp cần phải chú ý tới những yếu tố như: Thiết kế, công dụng, độ bền, mẫu mã và đặc biệt là phải thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Nếu như bạn cung cấp ra ngoài thị trường sản phẩm có nhiều mẫu mã, thiết kế bắt mắt nhưng lại chẳng đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì coi như công việc kinh doanh của bạn đã thất bại. Như vậy, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào dám bỏ tiền ra để mua cổ phiếu của công ty cả.

4.2. Khối lượng tiêu thụ và sản xuất hàng hóa

Nếu bạn thắc mắc yếu tố tiếp theo tác động tới doanh thu thuần là gì thì câu trả lời chính là khối lượng tiêu thụ và sản xuất hàng hóa.

Số lượng hàng hóa được sản xuất ra ngoài thị trường sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi nếu doanh nghiệp sản xuất ít sản phẩm mà nhu cầu tiêu thụ trên thị trường lại lớn thì chắc chắn doanh thu của doanh nghiệp sẽ càng cao.

Ngược lại, nếu số lượng sản xuất vượt quá nhu cầu của thị trường thì chắc chắn sẽ gây ra tình trạng hàng tồn kho và gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Yếu tố này cũng sẽ tác động mạnh tới Net Revenue và có thể khiến doanh nghiệp mất đi nhiều nhà đầu tư tiềm năng đó.

Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thị trường thật kỹ. Sau đó đưa ra chiến lược sản xuất phù hợp để tiếp cận các khách hàng tiềm năng.

4.3. Giá bán sản phẩm trên thị trường

Giá bán của sản phẩm trên thị trường chính là yếu tố quyết định tới Net Revenue của công ty. Nếu như các yếu tố kể trên không thay đổi thì giá bán của hàng hóa sẽ được tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. 

Giá cả tăng thì doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, đối với trường hợp giá cả hàng hóa tăng quá cao so với giá trị thực thì chắc chắn doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm. Đơn giản là bởi khách hàng sẽ không muốn chi tiền cho sản phẩm có mức giá quá cao như vậy.

Giá bán sản phẩm trên thị trường. doanh thu thuần tính như thế nào
Giá bán sản phẩm trên thị trường chính là yếu tố quyết định tới doanh thu thuần

4.4. Kết cấu của sản phẩm

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của con người lại càng gia tăng. Hầu hết các công ty, doanh nghiệp trên thị trường đều có thể đồng thời sản xuất và kinh doanh các mặt hàng có kết cấu khác nhau. Có thể hiểu đơn giản kết cấu mặt hàng chính là tỷ trọng giá trị sản phẩm so với tổng giá trị các mặt hàng trong một thời gian nhất định.

Nếu như kết cấu của sản phẩm bị thay đổi thì sẽ khiến cho doanh thu bị tác động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc thật kỹ việc tăng doanh thu và lựa chọn các mặt hàng có kết cấu phù hợp với thị hiếu của thị trường.

Kết cấu của sản phẩm
Nếu như kết cấu sản phẩm của công ty bị thay đổi thì doanh thu cũng sẽ tác động

4.5. Chính sách bán hàng 

Yếu tố cuối cùng tác động tới doanh thu thuần là gì? Không đâu khác chính là chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Nếu như chính sách bán hàng của công ty đưa ra phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì các hàng hóa được sản xuất ra sẽ được tiêu thụ nhanh chóng hơn. Khi đó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ được cải thiện và tăng cao hơn.

Chính sách bán hàng 
Chính sách bán hàng

Về mặt lý thuyết thì là vậy nhưng để thực hiện được thì lại là điều hoàn toàn khác. Để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có phương thức bán hàng hợp lý, cung cấp sản phẩm chất lượng,…

Và đặc biệt không thể nào bỏ qua được bước vận dụng các kiến thức mà mình đã tích lũy được để tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

5. Phân biệt doanh thu thuần, doanh thu và lợi nhuận

Nếu bạn đã nắm rõ doanh thu thuần là gì thì chắc chắn có thể nhận biết được chúng với các khái niệm khác như doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không biết phân biệt như thế nào và sử dụng thuật ngữ nào cho đúng ngữ cảnh.

Chính vì thế, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm ra điểm khác biệt giữa 3 thuật ngữ này ở dưới đây. 

5.1. Doanh thu thuần và doanh thu

Về khái niệm doanh thu thuần là gì, chúng tôi đã giải thích kỹ càng cho các bạn ở trên. Công thức tính Doanh thu thuần chính là doanh thu bán hàng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi thuế và các chi phí khác.

Trong khi đó, công thức tính doanh thu lại là thuật ngữ nói về tổng giá trị mà doanh nghiệp thu về sau các hoạt động kinh doanh của mình.

Doanh thu thuần và doanh thu
Sự khác biệt giữa doanh thu và doanh thu thuần là gì?

5.2. Doanh thu thuần và lợi nhuận

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa doanh thu thuần và lợi nhuận. Lưu ý rằng, Net Revenue không phải là lợi nhuận. Trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp có thể đạt mức doanh thu cao nhưng chưa chắc lợi nhuận đã được như mong đợi.

Hiểu rõ hơn, lợi nhuận chính là phần công ty nhận được từ kết quả hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi các chi phí phải trả. Thông thường, lợi nhuận sẽ được chia ra thành 2 loại bao gồm: Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế.

Qua thông tin trên, chắc chắn các bạn sẽ nhận thấy điểm khác biệt giữa lợi nhuận và Doanh thu thuần là gì rồi phải không. Hai khái niệm này nhìn có vẻ giống nhau nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn thì chúng lại rất khác nhau đó nhé. Chính vì thế, bạn cần phải chú ý hơn để sự tránh nhầm lẫn.

Doanh thu thuần và lợi nhuận
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa DTT và LN nhưng trên thực tế đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau

6. Một số khái niệm liên quan tới doanh thu thuần

Bên canh việc nắm rõ về doanh thu thuần là gì thì các bạn cũng nên biết tới một số khái niệm khác liên quan tới doanh thu này. Cụ thể đã được chúng tôi tổng hợp lại ở dưới đây:

6.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần là gì?

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần là một chỉ số cho chúng ta biết một đồng DTT từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lợi trên DTT càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của công việc càng cao. Chính vì thế, các nhà đầu tư có thể dựa vào tỷ suất này để phân tích tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần là gì?
Tỷ suất sinh lợi trên DTT là gì?

6.2. Doanh thu ròng là gì?

Doanh thu ròng là một loại doanh thu có liên quan tới lãi suất và lãi vay của doanh nghiệp. Doanh thu ròng thể hiện mối quan hệ giữa tổng doanh thu từ các chi phí liên quan tới thu nhập và các chi phí khác.

Việc nắm rõ các khái niệm liên quan tới Net Revenue sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu đó để phân tích kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Để từ đó, đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong công việc đầu tư của mình.

Doanh thu ròng là gì?
Doanh thu ròng

7. Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin về doanh thu thuần mà Sinvest muốn cung cấp tới bạn. Hy vọng rằng với những kiến thức đó, bạn có thể hiểu rõ doanh thu thuần là gì, cách tính như thế nào, phân biệt với các khái niệm như doanh thu, lợi nhuận… để có thể áp dụng vào việc phân tích tài chính tốt hơn. Chúc bạn luôn thành công trên con đường đầu tư chứng khoán của mình.

Những câu hỏi thường gặp

Doanh thu trước thuế có giống doanh thu thuần không?

Doanh thu trước thuế đã được trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu nếu có. DTT hay doanh thu trước thuế đều thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Doanh thu ròng có phải Net Revenue không?

Hoàn toàn khác nhau. Doanh thu ròng là tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, nó bị ảnh hưởng bởi lãi suất và lãi vay. Doanh thu ròng bao gồm cả phần chi phí liên quan đến các hoạt động hành chính, chi tiền mặt, bảo trì,…tuy nhiên phần chi phí bán hàng, chi phí tài chính, phí quản lý hay các khoản chi phí từ nợ sẽ được trừ ra.

Doanh thu thuần tính như thế nào?

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Roe là gì
Ebitda là gì
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Giao dịch thoả thuận
Financial inclusion là gì
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu
5/5 - 7 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận