• 0888.91.91.98
  • Join group

Chứng quyền là gì? Toàn tập thông tin cần biết về chứng quyền

Chứng quyền là gì? Toàn tập thông tin cần biết về chứng quyền

Chứng quyền là gì? Nếu đã và đang tham gia đầu tư chứng khoán, chắc hẳn bạn từng nghe qua thuật ngữ chứng quyền. Tuy nhiên với người chưa từng tìm hiểu thị trường hay tham gia đầu tư chứng khoán, định nghĩa chứng quyền hay chứng quyền có bảo đảm là gì có lẽ vẫn còn khá xa lạ. Vậy hãy cùng Sinvest tìm hiểu toàn tập thông tin liên quan đến chứng quyền trong bài viết này nhé! 

1. Chứng quyền là gì?

Muốn hiểu thực sự chính xác chứng quyền là gì, bạn hãy theo dõi định nghĩa, thông tin cơ bản và ví dụ sau đây.

1.1. Khái niệm chứng quyền là gì?

Chứng quyền là gì? Chứng quyền hay Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, viết tắt là CW) hiểu đơn giản là một dạng chứng khoán có tài sản bảo đảm. Chúng được phát hành bởi các công ty chứng khoán hoạt động dưới sự giám sát quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chứng quyền là gì? 
Chứng quyền là gì? 

Vì vậy, chứng quyền luôn được bảo đảm với tổ chức đã phát hành nó. Theo đó khi phát hành chứng quyền, công ty chứng khoán phải có trách nhiệm duy trì tính an toàn của chứng quyền thông qua việc mua chứng khoán theo cơ sở thị trường.

Sau quá trình phát hành, tất cả chứng quyền đều niêm yết và giao dịch như các loại cổ phiếu khác trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE). Chính tổ chức phát hành phải có trách nhiệm bảo đảm tính thanh khoản cho chứng quyền.

Trong quá trình giao dịch, nhà đầu tư chứng quyền có quyền bán chúng trước thời điểm đáo hạn. Nhằm tránh khoản lỗ không mong muốn.

1.2. Thông tin cơ bản về chứng quyền có bảo đảm

chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có thời hạn giao dịch từ 6 đến 24 tháng

Tìm hiểu chính xác hơn chứng quyền là gì, Sinvest tiếp tục gửi đến bạn các định nghĩa liên quan đến loại hình chứng khoán đặc biệt này.

  • Chứng khoán cơ sở của chứng quyền: Giống như một loại cổ phiếu đơn lẻ. Hoặc cũng có thể là một chứng khoán hay chứng chỉ quỹ ETF. Tuy nhiên tại Việt Nam, cổ phiếu vẫn là loại hình duy nhất được phép đại diện cho chứng khoán cơ sở.
  • Giá chứng quyền: Chính là khoản chi phí mà mỗi nhà đầu tư cần bỏ ra nếu muốn mua chứng quyền.
  • Giá thực: Mức giá cơ sở để mỗi nhà đầu tư mua bán chứng khoán cơ sở mỗi khi chứng quyền bảo đảm đến thời hạn đáo hạn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ này cho biết số lượng chứng quyền bảo đảm mà nhà đầu tư phải mua để gửi về một đơn vị chứng khoán cơ sở.
  • Thời hạn chứng quyền: Chính là khoảng thời gian là một chứng quyền có thể lưu hành. Trong đó là ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 24 tháng.
  • Ngày giao dịch cuối cùng: Là thời điểm cuối cùng chứng quyền còn hiệu lực giao dịch, 2 ngày trước ngày đáo hạn. Nếu như chứng quyền bị hủy niêm yết theo chứng khoán cơ sở thì ngày giao dịch cuối cùng chính là ngày người cuối cùng chứng khoán cơ sở còn hiệu lực giao dịch.
  • Phương thức thanh toán chứng quyền: Thường là tiền mặt. Có nghĩa người sở hữu chứng quyền sẽ nhận về số tiền từ chính khoảng chênh lệch giá chứng khoán cơ sở ở.

Phần ví dụ tiếp theo có thể giúp bạn hiểu hơn về bản chất chứng quyền là gì và cách thức đầu tư vào loại hình tài sản này.

1.3. Ví dụ về chứng quyền có bảo đảm

Nhà đầu tư mua 1.000 chứng quyền của cổ phiếu ABC. Tỷ lệ chuyển đổi tương ứng 1:5, mức giá thực hiện là 150.000đ, giá hiện tại của cổ phiếu ABC tương đương 145.000đ, giá trị của một chứng quyền là 1.000đ. Thời hạn của chứng quyền này là 6 tháng. Vậy điểm mua 1.000 chứng quyền, nhà đầu tư A phải bỏ ra 1.000.000đ.

Giả sử sau 3 tháng, giá trị của cổ phiếu ABC đã tăng lên 155.000đ, đồng thời giá trị của một chứng quyền cũng đã tăng 1.500đ. Lúc này nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán chứng quyền đã mua vào để chốt lời 500.000đ (1.500.000 đ – 1.000.000đ).

Đến ngày đáo hạn nếu như nhà đầu tư A vẫn nắm giữ chứng quyền, thanh toán của cổ phiếu ABC đã tăng lên 165.000đ. Như vậy, phía công ty phát hành chứng khoán thẻ thanh toán cho nhà đầu tư với số tiền tương ứng 3.000.000đ ((1000:5 × (165.00 – 150.00)).

Vậy lợi nhuận nhà đầu tư thu được sẽ là 2.000.000đ. Tuy nhiên nếu như giá thanh toán của cổ phiếu ABC công bố thấp hơn hoặc bằng 150.000đ, chênh lệch giá đã thấp hơn hoặc bằng 0. Trong trường hợp này nhà đầu tư đã mất đi số vốn đầu tư ban đầu 1.000.000đ

2. Năm đặc điểm cơ bản của chứng quyền là gì?

Để nắm bắt chính xác hơn định nghĩa chứng quyền là gì, bạn cần tiếp tục khám phá các đặc điểm cơ bản của loại hình đầu tư này. Chứng quyền sở hữu đặc điểm cơ bản về tính đòn bẩy, khoản lỗ tối đa bị giới hạn, chi phí đầu tư thấp, người yêu cầu người tham gia phải ký quỹ giao dịch. 

2.1. Tính đòn bẩy

Chứng quyền luôn có giá thấp hơn so với giá của các loại chứng khoán cơ sở. Thế nhưng, giá trị nội tại của chúng lại điều chỉnh tương ứng với biến động giá của chứng khoán cơ sở.

Chính bởi vậy, tỷ lệ thay đổi của chứng quyền có bảo đảm bên đó hơn chỉ để thay đổi của giá chứng khoán cơ sở. Vì thế, quyền hoàn toàn có thể để tức gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư ngay cả khi chứng khoán cơ sở tăng hoặc giảm đúng theo dự đoán.

đặc điểm chứng quyền có bảo đảm là gì?
Đòn bẩy giúp nhà đầu tư chứng quyền tối ưu lợi nhuận 

Giả sử: Với nguồn vốn 10 triệu đồng, bạn dự đoán rằng giá của ABC có khả năng tăng trong tương lai gần. Lúc này, bạn có thể tiến hành mua cho phương án sau:

  • Mua 1.000 cổ phiếu ABC khi giá của nó còn ở mức 10.000đ mỗi cổ phiếu 
  • Mua 5.000 chứng quyền của cổ phiếu ABC với tỷ lệ thực hiện là 1:1, giá thực hiện là 10.000đ, giá của một chứng quyền là 10.000đ.

Trong trường hợp giá cổ phiếu ABC tăng 14.000đ, lợi nhuận của bạn tăng lên từ 40 đến 100% đối với từng phương án.

  • Phương án mua 1.000 cổ phiếu ABC: (14.000 – 10.000) × 1.000 = 4.000.000đ tương ứng với mức lợi nhuận 40%.
  • Phương án mua chứng quyền bảo đảm: (14.000 – 10.000 – 2.000) × 1.000 = 10.000.000đ tương ứng với mức lợi nhuận 100%.

Đòn bẩy được xem như một trong những công cụ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận với loại hình chứng quyền.

2.2. Giới hạn khoản lỗ tối đa 

Khi đầu tư vào các loại chứng khoán cơ sở, bạn sẽ rất khó dự đoán khoản lỗ tối đa. Tuy nhiên với chứng quyền có bảo đảm, mọi nhà đầu tư đều có thể xác định phản lực lớn nhất. Khi giá chứng khoán cơ sở chuyển động ngược với giá dự đoán của nhà đầu tư, lúc này khoản lỗ chính là chi phí mà nhà đầu tư cần chi trả để nắm giữ chứng quyền.

đặc điểm chứng quyền có bảo đảm là gì?
Đầu tư vào chứng quyền bạn có thể tính toán được giới hạn lỗ tối đa

Ví dụ: Nhà đầu tư B có ý định mua 1.000 cổ phiếu BCD, dưới là 2 phương án nhà đầu tư B có thể lựa chọn.

  • Mua 1.000 cổ phiếu ABC với giá 10.000đ, vậy tổng số tiền đầu tư sẽ là 10.000.000đ.
  • Mua 1.000 chứng quyền có bảo đảm với mức giá 2.000đ, vậy tổng số tiền đầu tư sẽ là 2.000.000đ.

Sau 6 tháng nếu như các cổ phiếu ABC sụt giảm xuống dưới mức giá 10.000đ, nhà đầu tư có thể phải đối mặt với bốn kịch bản lỗ. Cụ thể, bạn đã theo dõi bảng tổng hợp sau đây.

Bốn kịch bản lỗ

Thấy rằng khi đầu tư vào chứng quyền có bảo đảm, khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư chỉ là 2.000.000đ. Mức lỗ lại không bị ảnh hưởng bởi giá của cổ phiếu ABC. Tuy nhiên nếu lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với khoản lỗ lên đến 4.000.000đ.

2.3. Vốn đầu tư thấp

đặc điểm chứng quyền có bảo đảm là gì?
Vốn đầu tư vào chứng quyền thấp 

Không chỉ có thể được tính toán chính xác khoản lỗ tối đa, ưu điểm khi đầu tư vào chứng quyền có nằm ở mức chi phí thấp. Chỉ cần bỏ ra số vốn vài triệu đồng để mua một loại chứng quyền. Số tiền để tương đối nhỏ, nằm trong điều kiện tài chính của nhiều đối tượng nhà đầu tư.

2.4. Không yêu cầu ký quỹ giao dịch 

Nếu như lựa chọn đầu tư vào chứng khoán phái sinh, bạn sẽ phải ký quỹ giao dịch. Tuy nhiên khi đầu tư chứng quyền có bảo đảm, bạn hoàn toàn không phải thực hiện ký quỹ, kể cả khi cần mua hoặc bán chứng quyền.

2.5. Giao dịch và thanh toán nhanh chóng

Nếu đang băn khoăn về vấn đề thanh toán và giao dịch khi đầu tư vào chứng quyền, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Cách thức giao dịch và thanh toán của chúng đều tương tự như loại cổ phiếu khác.

3. Phân loại chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có các loại nào? – Chứng quyền mà các nhà đầu tư do thực hiện nay chia thành 2 loại. Cụ thể đó là chứng quyền muachứng quyền bán. Phần kiến thức này rất quan trọng trong nội dung chứng quyền là gì. Vậy nên, bạn hãy chú ý theo dõi nhé.

chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền có 2 loại, gồm chứng quyền mua và chứng quyền bán

3.1. Chứng quyền mua là gì?

Chứng quyền mua là gì? Đây là loại chứng quyền cho phép chủ sở hữu có quyền mua mua số lượng lớn chứng khoán. Mức giá mua sẽ tính theo giá thực hiện hoặc nhận số tiền chênh lệch với giá chứng khoán cơ sở, giá luôn lớn hơn giá thực hiện ở thời điểm mua bán

3.2. Chứng quyền bán là gì?

Chứng quyền bán là gì? Chứng quyền bán có thể hiểu loại chứng quyền cho phép chủ sở hữu bán một số lượng lớn chứng khoán cơ sở. Mức giá bán được tính theo giá thực hiện nhận số tiền chênh lệch khi giá chứng khoán cơ sở ở thấp hơn so với mức giá tại thời điểm thực hiện.

4. Điểm khác nhau giữa chứng quyền và quyền chọn là gì?

Không ít nhà đầu tư vẫn bị nhầm lẫn giữa hình thức chứng quyền có bảo đảm và quyền chọn. Tuy nhiên nếu hiểu rõ chứng quyền có bảo đảm và quyền chọn là gì thì sẽ nhận thấy 2 hình thức này hoàn toàn khác nhau.

Khía cạnh so sánhChứng quyền bảo đảmQuyền chọn 
Môi trường giao dịchTương lai tự như cổ phiếuPhái sinh
Ký quỹ Không cần ký quỹ Cần ký quỹ 
Phương thức chuyển giao tài sảnGiữa các nhà đầu tư vào công ty chứng khoánChỉ phụ thuộc vào những nhà đầu tư với nhau
Điều khoản Phụ thuộc vào công ty chứng khoánPhụ thuộc vào sở giao dịch chứng khoán phái sinh
Bảng so sánh điểm khác biệt giữa chứng quyền và quyền chọn

5. Điểm khác nhau giữa chứng quyền CW và chứng quyền công ty là gì?

Chứng quyền công ty sở hữu một vài đặc điểm tương đồng giống với chứng quyền có bảo đảm. Theo dõi người khởi kiện công ty được phép mua cổ phiếu phát hành bởi chính công ty đã phát hành chứng quyền. Thực tế, chứng quyền công ty thường phát hành kèm theo trái phiếu công ty.

Khía cạnh so sánh Chứng quyền bảo đảm Chứng quyền công ty 
Đơn vị phát hành Phát hành bởi công ty chứng khoánPhát hành bởi chính công ty phát hành cổ phiếu
Mục đích phát hành Bổ sung công cụ đầu tư, hạn chế rủi ro, cải thiện doanh thu từ bán chứng quyềnHuy động vốn từ nhà đầu tư
Chứng khoán cơ sởCổ phiếu, các loại chỉ số Cổ phiếu được phát hành bởi công ty đã phát hành chứng quyền
Giới hạn quyền Có thể mua bán bán chứng khoán cơ sở ởCó thể mua cổ phiếu phát hành thêm
Số lượng cổ phiếu Số lượng cổ phiếu đang lưu hành luôn không đổi Số lượng cổ phiếu lưu hành có thể tăng 
Điểm khác nhau giữa chứng quyền CW và chứng quyền công ty là gì?

6. Ba loại hình giá của chứng quyền có bảo đảm

Khi một chứng quyền có bảo đảm điều kiện lưu hành trên thị trường, nó luôn có 3 loại giá cơ bản. Bao gồm giá thực hiện, giá thanh toán và giá chứng quyền.

Chứng quyền bao gồm nhiều loại hình giá 

6.1. Giá thực hiện 

Đây là nhà mức giá mà chứng quyền có bảo đảm có thể mua bán chứng khoán cơ sở. Đồng thời đây cũng là nền tảng để so sánh lãi hoặc lỗ khi mọi người đầu tư vào chứng quyền. Giá thực hiện để định vị phát hành công bố khi tiến hành chào bán chứng quyền. Loại hình giá này có xu hướng ổn định trong chứng quyền có bảo đảm. Nó chỉ được điều chỉnh khi giá chứng khoán cơ sở điều chỉnh.

6.2. Giá thanh toán 

Chính là mức giá xác định bởi sở giao dịch chứng khoán và được công bố trước ngày đáo hạn chứng quyền. Mức chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện phản ánh lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư tại thời điểm đáo hạn chứng quyền có bảo đảm. Tổ chức phát hành chứng quyền có trách nhiệm trả tiền cho nhà đầu tư dựa trên cơ sở chênh lệch giữa giá thanh toán và thực hiện.

6.3. Giá chứng quyền 

Giá chứng quyền hiểu đơn giản là mức giá cần bỏ ra đầu tư mua chứng quyền có bảo đảm. Tại thời điểm phát hành, những chứng quyền ở mức giá chào bán của đơn vị phát hành. Đến khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, giá của chứng quyền lại chính là giá giao dịch trên thị trường.

7. Giá trị nội tại và giá trị thời gian của một chứng quyền 

Chứng quyền có bảo đảm khi chưa đến thời hạn đáo hạn luôn bao gồm giá trị nội tại và giá trị thời gian.

7.1. Giá trị nội tại của chứng quyền là gì?

Giá trị nội tại của chứng quyền là mức chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện chứng quyền. Với chứng quyền còn giá trị lưu hành, nó thường tồn tại ở một trong 3 trạng thái giá dưới đây.

7.1. Giá trị nội tại của chứng quyền là gì?
Ba trạng thái của giá trị nội tại chứng quyền 

7.2. Giá trị thời gian của chứng quyền là gì?

Giá trị thời gian của chứng quyền là mức chênh lệch giữa ra giá trị chứng quyền trên thị trường và giá trị nội tại của chứng quyền đó. Khi chính quyền ở trạng thái lỗ thì giá trị nội tại của chúng sẽ không tồn tại thay vào đó là giá trị thời gian. Khi ngày đáo hạn gần tới, giá trị thời gian của chính quyền cũng giảm dần.

8. Yếu tố ảnh hưởng đến giá của một chứng quyền là gì?

Yếu tố ảnh hưởng đến giá của một chứng quyền là gì?
Yếu tố ảnh hưởng đến giá của một chứng quyền là gì?

Giá trị của một chứng quyền dễ bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố cơ bản.

  • Giá chứng khoán cơ sở và giá trị thực hiện chứng quyền: Hai yếu tố quan trọng để toán giá trị nội tại của chính quyền. Sự chênh lệch giữa hai loại hình dáng này quyết định tiếp đến giá mỗi chứng quyền.
  • Thời gian đáo hạn: Thời gian đáo hạn chế càng lớn thì giá trị của chính quyền lại càng cao.
  • Biến động của giá chứng khoán cơ sở: Biến động giá càng lớn thì lợi nhuận nhà đầu tư có thể thu về lại càng cao. Từ đó giá trị của chính quyền cũng tăng lên.
  • Lãi suất: Sự tăng hoặc giảm của lãi suất sẽ tác động một phần đến giá trị của chứng quyền bảo đảm.

9. Rủi ro cần biết khi đầu tư vào chứng quyền là gì?

Chi phí đầu tư thấp nhưng chứng quyền có bảo đảm vẫn tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định, vậy các rủi ro đó là gì?

9.1. Rủi ro từ đòn bẩy

Chứng quyền có bảo đảm được biết đến như một công cụ tài chính có đòn bẩy. Theo đó, đòn bẩy có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chính đòn bẩy sẽ khuếch đại thua lỗ khi thị trường chứng khoán chuyển động mạnh không theo dự đoán.

Khi đầu tư vào chứng quyền có bảo đảm, bạn phải đối mặt với rủi ro đòn bẩy 
Khi đầu tư vào chứng quyền có bảo đảm, bạn phải đối mặt với rủi ro đòn bẩy 

Chẳng hạn: Với sách khoảng 10 triệu đồng, bạn sẽ có hai lựa chọn đầu tư chứng nếu dự án đoán giá cổ phiếu tăng.

  • Lựa chọn 1: Mua vào 1.000 cổ phiếu ABC với giá 10.000đ / cổ phiếu.
  • Lựa chọn 2: Mua 5.000 chứng quyền với giá 2.000đ / chứng quyền.

Trái với dự đoán ban đầu, giá cổ phiếu ABC đã giảm xuống 8.000đ / cổ phiếu. Lúc này, mức thua lỗ nhà đầu tư phải đối mặt sẽ là từ 20% đến 100%. Cụ thể:

  • Nếu như mua 1.000 cổ phiếu ABC: Mức thua lỗ tương ứng (8.000 – 10.000) × 1.000= -2.000.000 (lỗ 20%).
  • Nếu như mua 5.000 chứng quyền: Mức thua lỗ sẽ lên đến 100%.

9.2. Vòng đời bị giới hạn

Chứng quyền có bảo đảm chỉ có vòng đời giới hạn. Vì thế đến thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư hoàn toàn không có quyền tiếp tục nắm giữ nữa. Khi đó khách hàng sẽ được thanh toán tiền, trong trường hợp thua lỗ toàn bộ bộ phí mua chứng quyền có bảo đảm ban đầu sẽ không còn.

9.3. Mất giá trị theo thời gian

Thời gian là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chứng  quyền có bảo đảm. Thực tế, giá trị của chứng quyền có thể bị mất dần theo thời gian. Chính bởi lý do này nên chứng quyền có bảo đảm không phù hợp để lưu giữ trong thời gian dài.

Rủi ro cần biết khi đầu tư vào chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm có thể bị mất giá trị theo thời gian 

Chẳng hạn biến động thị trường là nhân tố tố ảnh hưởng đến giá trị của chứng quyền có bảo đảm. Vậy nếu thời gian đáo hạn càng dài, khả năng xảy ra biến đổi giá lại càng lớn. Ngược lại nếu thời gian đáo hạn ngắn, biến động lại càng thấp hơn.

9.4. Rủi ro từ cung cầu thị trường

Giống nhưng bất kỳ loại hàng hóa giao dịch nào khác, giá trị của chứng quyền có bảo đảm cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung cầu. Nhà đầu tư không có nhu cầu với loại hình này giá trị và tính thanh khoản của chúng đương nhiên giảm xuống.

9.5. Rủi ro từ tổ chức phát hành

Chứng quyền có bảo đảm tương tự như một bản hợp đồng giữa bên phát hành và chủ sở hữu. Trong đó tổ chức phát hành phải có thanh toán, chuyển giao chứng quyền cơ sở ở nếu như chủ sở hữu chứng quyền yêu cầu.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian lưu hành mà đơn vị phát hành mất khả năng thanh toán, nhà đầu tư vào chứng quyền trước đó đương nhiên là người chịu thiệt hại nhất.

10. Kết luận về chứng quyền

Chứng quyền là gì? Là một loại hình chứng khoán được phát hành bởi chính các công ty chứng khoán. Chứng quyền luôn gắn với một mã cổ phiếu cụ thể nhằm xác định mức lãi hoặc thua lỗ. Khi đầu tư vào chứng quyền, bạn phải đối mặt với rủi ro về đòn bẩy, biến động giá, vòng đời giao dịch bị giới hạn. Thế nhưng bù lại, nhà đầu tư lại không cần bỏ nhiều vốn, không phải ký quỹ giao dịch.

Những câu hỏi thường gặp

Trong phần cuối cùng của bài viết với chủ đề chứng quyền là gì, Sinvest sẽ tiến hành giải đáp một vài thắc mắc liên quan đến loại hình tài sản đầu tư này.

Chứng quyền có bảo đảm có thể được mua trên thị trường chứng khoán thứ cấp 

Làm cách nào để mua chứng quyền có bảo đảm? 

Khi muốn mua chứng quyền có bảo đảm, bạn hãy đăng ký mua đúng vào thời điểm phát hành của các công ty chứng khoán. Nếu mua vào thời điểm phát hành, bạn phải giao giao dịch trên thị trường sơ cấp. Ngoài ra nếu muốn đơn giản hơn, bạn hãy đợi khi chứng quyền được niêm yết trên Sở Giao dịch rồi mua chúng ngay tại thị trường thứ cấp.

Có thể bán chứng quyền mà không sở hữu không?

Nhà đầu tư không thể bán chứng quyền có bảo đảm nếu như không sở hữu chúng. Như vậy nếu muốn bán chứng quyền thì bạn bắt buộc phải mua chúng trước đó.

Làm cách nào để xác định giá thanh toán chứng quyền?

Giá thanh toán chứng quyền chỉ bắt đầu xác định khi Sở Giao dịch Chứng khoán chính thức công bố. Cụ thể, giá thanh toán chứng quyền sẽ được xác định theo phương pháp tính bình quân giá của 5 ngày gần nhất trước ngày đáo hạn.

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết sau:

Đòn bẩy tài chính
Giá trần là gì?
Sàn chứng khoán Việt Nam uy tín
Cách giao dịch chứng khoán phái sinh
Top công ty chứng khoán Việt Nam
5/5 - 5 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận