• 0888.91.91.98
  • Join group

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới 

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới 

Trong thị trường chứng khoán thì sự biến động sẽ liên tục xảy ra, chính vì thế mà cần phải nắm rõ được cách thức đọc bảng giá thì mới có thể tự mình đưa ra được các chiến thuật đầu tư một cách hợp lý. Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào thị trường này, hãy xem bài hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoánSinvest chia sẻ sau đây nhé.

1. Cách đọc bảng giá chứng khoán theo vị trí

Việc biết cách đọc bảng giá chứng khoán là cực kỳ quan trọng không chỉ đối với riêng người mới bắt đầu mà còn với cả những người đầu tư chứng khoán nhiều kinh nghiệm. Để có thể hiểu rõ hơn, hãy theo dõi các hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán sau:

1.1. Cột CK (Mã chứng khoán)

Đối với cách đọc bảng giá chứng khoán thì Cột Mã CK là một danh sách những mã chứng khoán giao dịch. Theo quy định thì danh sách này sẽ được sắp xếp theo một thứ tự từ chữ cái từ A – Z. Tại cột này thì mỗi một công ty niêm yết sẽ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành cung cấp cho một mã chứng khoán riêng biệt.

Để giúp các nhà đầu tư dễ dàng nhận biết cũng như thực hiện các giao dịch thì thông thường sẽ lấy tên viết tắt của công ty đó để làm mã chứng khoán. Chính vì thế, để dễ dàng tìm kiếm được những công ty chứng khoán được niêm yết ở trên sàn giao dịch, các bạn có thể dựa vào tên viết tắt của công ty. Tại ô Nhập mã CK, các bạn chỉ cần thực hiện nhập đúng mã này là sẽ có thể tìm được kết quả chính xác.

cột mã chứng khoán - cách đọc bảng giá chứng khoán
Cột mã chứng khoán – cách xem bảng giá chứng khoán

1.2. Cột TC (Giá tham chiếu)

Với cột TC sẽ được sử dụng để hiển thị một mức giá đóng của phiên giao dịch gần nhất trước đó, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt ra thì cột TC sẽ luôn là như vậy. Nhà đầu tư có thể dựa trên giá tham chiếu để có thể tính toán được Giá sàn và Giá trần của mỗi sàn giao dịch khác nhau.

Tuy nhiên đối với sàn UPCOM thì sẽ có khác biệt một đôi chút. Lý do là bởi Giá tham chiếu tại đây được tính theo một Giá trị bình quân của một phiên giao dịch gần nhất. Chính vì thế các bạn cần phải lưu ý tới vấn đề này nếu như muốn lựa chọn để thực hiện những giao dịch trên sàn UPCOM.

1.3. Cột Trần (Giá Trần)

Theo như hướng dẫn về cách đọc bảng giá chứng khoán thì cột Giá Trần có màu tím chính là một mức giá hiện cao nhất để bạn sẽ có thể thực hiện đặt lệnh mua và thậm chí bao gồm cả lệnh bán chứng khoán tại ngày giao dịch. Đối với mỗi sàn giao dịch khác nhau sẽ có một mức Giá Trần cụ thể khác nhau, có thể để đến:

  • Sàn HNX: Nếu so với Giá tham chiếu, Giá trần có thể tăng thêm +10% nhằm đạt được ngưỡng cao nhất.
  • Sàn HOSE: Nếu so với Giá tham chiếu, Giá trần có thể tăng thêm +7% nhằm đạt được ngưỡng cao nhất
  • Sàn UPCOM: Nếu so với Giá bình quân của một phiên giao dịch liền ngay trước đó thì giá trần có thể tăng thêm +15% nhằm đạt được ngưỡng cao nhất.
cột giá trần - cách đọc bảng giá chứng khoán
Cột giá Trần – cách xem bảng giá chứng khoán

1.4. Cột Sàn (Giá Sàn)

Cột Sàn có màu xanh trái ngược với cột Trần, nó thể hiện một mức giá thấp nhất khi bạn thực hiện đặt lệnh bán hoặc mua chứng khoán ở trong ngày giao dịch. Và cũng tương tự như cột Trần, mỗi một sàn giao dịch khác nhau đều sẽ có một mức giá Sàn là khác nhau:

  • Sàn HNX: Nếu so với Giá tham chiếu, mức Giá trần có thể giảm -10% sau đó chạm mức thấp nhất.
  • Sàn HOSE: Nếu so với Giá tham chiếu, mức Giá trần giảm có thể giảm -7% sau đó chạm mức thấp nhất.
  • Sàn UPCOM: Nếu so với Giá bình quân trong phiên giao dịch trước đó thì Giá trần giảm có thể giảm -15% sau đó chạm mức thấp nhất.

Nếu như xem xét kỹ cả hai cột Trần và cột Sàn, bạn sẽ có thể nhận ra được mỗi sàn chứng khoán sẽ có biên độ dao động khác nhau. Cụ thể đó là:

  • Sàn HNX: Biên độ dao động của Giá chứng khoán sàn này sẽ là ±10%.
  • Sàn HOSE: Biên độ dao động của giá chứng khoán sàn này sẽ là ±7%.
  • Sàn UPCOM: Biên độ dao động của giá chứng khoán sàn này sẽ là ±15%.

Do đó khi bạn đặt lệnh bán hoặc mua đối với cổ phiếu, bạn sẽ chỉ được đặt biên độ dao động trong khoảng này mà thôi. Nếu không đặt trong khoảng này thì lệnh sẽ không khớp, điều này sẽ đồng nghĩa với việc những giao dịch bán hoặc mua cổ phiếu sẽ hoàn toàn không thực hiện được.

cột giá sàn
Cột giá Sàn – cách xem bảng giá chứng khoán

1.5. Cột Tổng KL (Tổng khối lượng)

Cột Tổng KL trong cách đọc bảng giá chứng khoán sẽ thể hiện tổng khối lượng các cổ phiếu được giao dịch ở trong ngày giao dịch đó. Tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày sẽ là riêng biệt và bạn có thể dựa theo cột này để tính thanh khoản của các cổ phiếu một cách dễ dàng.

Bởi vì tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu của mỗi ngày sẽ là khác nhau, do đó cột này sẽ không ngừng thay đổi. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng các số liệu tại cột này để đánh giá được tình hình giao dịch ở trên thị trường.

1.6. Cột Mua (Bên mua)

Tại cột Bên mua này sẽ thể hiện các mức giá để đặt mua tốt nhất. Đồng thời đi cùng với đó là một khối lượng có thể đặt mua tương ứng để người giao dịch tham khảo. Cụ thể thì trong cách đọc bảng giá chứng khoán gồm có 3 cột đó là:

  • Cột Giá 1 và KL 1: Tại cột này sẽ thể hiện một mức giá để đặt mua cao nhất thời điểm hiện tại. Đi cùng với đó là một khối lượng để đặt mua tương ứng. Trong các giao dịch thì đây chính là một trong các lệnh ưu tiên hàng đầu.
  • Cột Giá 2 và KL 2: Tại cột này sẽ thể hiện một mức giá để đặt mua cao thứ hai thời điểm hiện tại. Đi cùng với đó là một khối lượng để đặt mua tương ứng. Lệnh này sẽ chỉ đứng sau Giá 1 nếu như xét về mức độ ưu tiên mà thôi.
  • Cột Giá 3 và  KL 3: Tại cột này sẽ thể hiện một mức giá để đặt mua thấp hơn hai lệnh ở trên và cũng tương tự như trên thì lệnh này cũng sẽ chỉ đứng sau lệnh ở mức Giá 2.
cột bên mua
Cột Bên mua – cách xem bảng giá chứng khoán

1.7. Cột Bán (Bên bán)

Cột Bên bán tương tự như cột Bên mua, cột này cũng sẽ hiển thị các mức để đặt giá bán tốt nhất, cụ thể 3 mức như sau

  • Cột Giá 1 và KL 1: Tại cột này sẽ thể hiện một mức giá bán thấp nhất thời điểm hiện tại. Đi cùng với đó là một khối lượng để đặt mua tương ứng. Trong các giao dịch thì đây chính là một trong các lệnh ưu tiên hàng đầu.
  • Cột Giá 2 và KL 2: Tại cột này sẽ thể hiện một mức giá bán cao thứ hai trong thời điểm hiện tại. Đi cùng với đó là một khối lượng để đặt mua tương ứng. Lệnh này sẽ chỉ đứng sau Giá 1 nếu như xét về mức độ ưu tiên mà thôi.
  • Cột Giá 3 và  KL 3: Tại cột này sẽ thể hiện một mức giá bán thấp hơn hai lệnh ở trên và cũng tương tự như trên thì lệnh này cũng sẽ chỉ đứng sau lệnh ở mức Giá 2.

Trên đây là 3 mức của Giá mua và Giá bán được hiển thị, lý do là bởi chúng là các mức giá tốt nhất. Ngoài ra thì còn có rất nhiều các mức giá  khác tuy nhiên chúng không được liệt kê bởi nếu liệt kê vào thì sẽ có rất nhiều các thông tin khiến cho các nhà đầu tư sẽ khó theo dõi.

Đối với cách đọc bảng giá chứng khoán thì các bạn cũng cần phải lưu ý tới lệnh ATC hoặc ATO. Khi những lệnh này xuất hiện thì nó sẽ hiện ở trong cột Giá 1 và KL 1 của cả hai Bên bán cũng như Bên mua.

cột bên bán
Cột Bên bán

1.8. Cột Giá

Đối với cách đọc bảng giá chứng khoán, bạn cần phải lưu ý tới những cột Giá thấp nhất, Giá cao nhất và Giá TB. Những cột này sẽ thể hiện những thông tin cụ thể như sau:

  • Giá thấp nhất: Thể hiện một mức giá khớp là thấp nhất. Đồng thời nó sẽ chỉ được tính từ đầu của phiên giao dịch và sẽ kéo dài cho đến thời điểm hiện tại.
  • Giá cao nhất: Thể hiện một mức giá khớp là cao nhất. Cũng giống như trên, mức giá này sẽ chỉ được tính từ đầu của phiên giao dịch và sẽ kéo dài cho đến thời điểm hiện tại.

1.9. Cột Giao dịch

Trong cột Giao dịch sẽ hiển thị những cột tương ứng là Giá, KL, +/-. Đối với cách đọc bảng giá chứng khoán của cột Giao dịch này sẽ cụ thể như sau:

  • Cột Giá: Hiển thị mức giá được khớp lệnh và sẽ được tính ở trong một phiên giao dịch hoặc là cuối ngày.
  • Cột KL: Sẽ hiển thị một cách chính xác nhất về lượng cổ phiếu đã khớp và đi cùng với đó thì sẽ là một mức giá để khớp tương ứng.
  • Cột +/- (Tăng hoặc Giảm giá): Hiển thị sự thay đổi về giá cả so với Giá tham chiếu trên thị trường chứng khoán.
cột giao dịch - cách đọc bảng giá chứng khoán
Cột Giao dịch

1.10. Cột Dư mua/Dư bán

Thông tin hiển thị trên cột này là khối lượng cổ phiếu hiện đang được chờ để khớp. Thời điểm phiên giao dịch hoặc ngày giao dịch kết thúc, số lượng cổ phiếu nếu như không được thực hiện thì sẽ hiển thị tại cột Dư mua/Dư bán.

1.11. Cột ĐTNN (Đầu tư nước ngoài)

Đây là cột thể hiện khối lượng cổ phiếu do Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giao dịch ở trong phiên giao dịch hoặc trong ngày, bao gồm 2 cột là Bán và Mua:

  • Cột Bán: Lượng cổ phiếu được các Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đặt bán.
  • Cột Mua: Lượng cổ phiếu được các Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đặt mua.

1.12. Hàng Chỉ số thị trường

Trong cách đọc bảng giá chứng khoán còn có thêm vùng thông tin ở hàng trên cùng là Chỉ số thị trường, cụ thể đó là:

  • Chỉ số VN-Index: Đây là chỉ số sẽ thể hiện được xu hướng biến động về giá của tất cả những loại cổ phiếu hiện đang được niêm yết và giao dịch trên Sở GD chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).
  • Chỉ số VN30-Index: Đây là chỉ số về giá của 30 công ty được niêm yết trên sàn HOSE và hiện có giá trị vốn hóa cũng như thanh khoản đứng hàng đầu, đồng thời đáp ứng được các tiêu chí được sàng lọc.
  • Chỉ số VNX AllShare: Đây là chỉ số chung và thể hiện được sự biến động của mọi giá cổ phiếu hiện đang được niêm yết tại Sở GD chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cùng với Sở GD chứng khoán TP Hà Nội (HNX).
  • Chỉ số HNX-Index: Đây là chỉ số đã được tính toán dựa vào biến động về giá của tất cả những loại cổ phiếu đang được niêm yết cũng như giao dịch tại Sở GD chứng khoán TP Hà Nội (HNX).
  • Tương tự đối với những chỉ số còn lại…
Vùng Chỉ số - cách đọc bảng giá chứng khoán
Vùng Chỉ số

2. Cách đọc bảng giá chứng khoán theo màu sắc

Dựa vào màu sắc của giá, chúng ta sẽ đánh giá nhanh được sự tăng giảm của cổ phiếu theo 5 cấp độ như sau:

Màu tím: giá tăng kịch trần, hay: Giá = Trần

Màu xanh lá cây: giá tăng, hay: Trần > Giá > TC

Màu vàng: giá không tăng không giảm, hay: Giá = TC

Màu đỏ: giá giảm, hay: TC > Giá > Sàn

Màu xanh dương: giá giảm kịch sàn, hay: Giá = Sàn

3. Đánh giá sơ bộ thị trường bằng cách đọc bảng giá chứng khoán

Khi thị trường chứng khoán có sự biến động, lúc này mã cổ phiếu cũng sẽ hiển thị những sự tăng hoặc giảm đáng kể. Do đó mà bạn sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ càng cách đọc bảng giá chứng khoán và những chỉ số đi kèm theo.

Những chỉ số đi kèm hiện đang được sử dụng ở đây sẽ dựa trực tiếp trên các biến động về giá cũng như là vốn hoá của tất cả các loại cổ phiếu để cho ra được các phép tính toán đạt độ chính xác cao nhất. Từ đó, nhà đầu tư có thể tự mình đưa ra những nhận định sơ bộ tình hình thị trường chứng khoán:

  • Thị trường lạc quan: Nếu như thị trường màu xanh lá (tăng giá), lúc này số lượng cổ phiếu tăng giá sẽ nhiều hơn lượng cổ phiếu bị giảm giá 
  • Thị trường chưa lạc quan: Nếu như thị trường màu xanh lá, nhưng lượng cổ phiếu tăng giá lại ít hơn lượng cổ phiếu giảm giá thì có nghĩa là thị trường đang được đẩy giá lên dựa vào một lượng ít các cổ phiếu.
  • Thị trường chưa bi quan: Nếu như thị trường đỏ, tuy nhiên lượng cổ phiếu giảm giá lại ít hơn lượng cổ phiếu tăng giá thì có nghĩa là thị trường sụt giảm do một vài cổ phiếu gây nên.
  • Thị trường bi quan: Nếu như thị trường đỏ (giảm giá) đồng thời lượng cổ phiếu giảm giá cũng chiếm phần lớn, lúc này các nhà đầu tư hiện đang bán cổ phiếu do lo ngại.
Đánh giá sơ bộ thị trường bằng cách đọc bảng giá chứng khoán

4. Lời kết cách đọc bảng giá chứng khoán

Hy vọng rằng bài viết trên với những chia sẻ rất cụ thể và chi tiết về cách đọc bảng giá chứng khoán sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và cụ thể. Lời khuyên của tôi là bạn hãy mở một tài khoản chứng khoán và thực hành xem bảng giá một vài buổi thì sẽ dễ dàng thành thạo.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Những câu hỏi thường gặp

Mở tài khoản chứng khoán có phức tạp không?

Hiện nay bạn có thể dễ dàng mở tìa khoản chứng khoán online. Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết của chúng tôi.

Giá Trần và Giá Sàn biến động giới hạn thế nảo?

  • Sàn HNX: Giá Trần/ Sàn biến động +/- 10% so với giá tham chiếu
  • Sàn HSX: Giá Trần/ Sàn biến động +/- 7% so với giá tham chiếu
  • Sàn HNX: Giá Trần/ Sàn biến động +/- 15% so với giá tham chiếu

Mua/ Bán với giá nào thì có thể khớp lệnh nhanh nhất?

Bạn nhìn vào cột giao dịch/Cột khớp lệnh. Khi bạn đặt mua tại mức giá càng cao và sát với cột khớp lệnh (với chiều bán thì giá càng thấp) thì bạn có thể khớp lệnh nhanh chóng. Hoặc bạn có thể đặt các loại lệnh như MTL/MP để có thể khớp lệnh ngay.

Một số bài viết bạn đọc có thể tham khảo:

Giao dịch không hưởng quyền
Lưu ký chứng khoán là gì
Sách về chứng khoán cho người mới bắt đầu
Mở tài khoản chứng khoán
Phí giao dịch chứng khoán
Phần mềm phân tích chứng khoán
5/5 - 4 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận