• 0888.91.91.98
  • Join group

Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Gross margin

Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Gross margin

Đánh giá tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần xem xét đến nhiều chỉ số. Gross margin chính là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá mức lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp có khả năng đạt được. Vậy Biên lợi nhuận gộp là gì? Cách tính Gross margin như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài tổng hợp sau đây của Sinvest nhé.

1. Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì? 

Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì? Biên lợi nhuận gộp hay Tỷ suất lợi nhuận gộp, tiếng Anh là Gross Profit Margin (hoặc gọi tắt Gross Margin) là chỉ số cơ bản để đánh giá tiềm năng lợi nhuận của một doanh nghiệp, cho biết lợi nhuận thu về với mỗi đồng doanh thu được tạo ra.

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) là gì?

Nếu xét về giá trị tuyệt đối, Gross margin sẽ đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (chi phí sản phẩm hoặc dịch vụ). Từ đó, mọi người hoàn toàn có thể tính toán lợi nhuận thu được.

Bên cạnh đó, Gross margin còn đại diện cho sức cạnh tranh, tiềm năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào đó, người ta sẽ tính toán lợi nhuận gộp cận biên. Đây là tỷ lệ hỗ trợ theo dõi tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp với đối thủ.

2. Vai trò của Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì?

Vai trò của Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì? Nếu như BLNG ở mức cao có nghĩa doanh nghiệp đang làm ăn thuận lợi, khả năng tạo lợi nhuận tốt.

Sử dụng chỉ số biên lợi nhuận cho từng sản phẩm là nền tảng để xây dựng bảng giá bán ra. Bên cạnh đó tự vào chỉ số này còn được phía doanh nghiệp tính toán cân nhắc chi phí đầu tư trong nguyên liệu đầu vào.

Gross margin rất cần thiết để nhà đầu tư đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Gross margin rất cần thiết để nhà đầu tư đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Tính toán biên lợi nhuận cho từng sản phẩm dịch vụ có thể giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận cận biên luôn được thể hiện theo dạng phần trăm.

3. Công thức tính Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì?

Để tính Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin), đầu tiên bạn cần tính Lợi nhuận gộp (Gross Profit).

Công thức tính Lợi nhuận gộp (Gross Profit) không có gì phức tạp. Nó chỉ đơn giản là một biểu thức trừ với hai dữ kiện cơ bản về doanh thu và chi phí sản xuất. Cụ thể:

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng chi phí đầu vào 

Lưu ý, cả tổng doanh thu và chi phí đầu vào đã phải trừ tiền thuế. Có như vậy, giá trị lợi nhuận gộp mới chính xác.

Từ công thức trên chúng ta có thể suy ra công thức tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên (Gross Margin).

Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên = Lợi nhuận gộp / doanh thu × 100%

4. Ví dụ Biên lợi nhuận gộp (Gross margin)

Sau khi trình bày cách tính Biên lợi nhuận gộp là gì, dưới đây là ví dụ cụ thể để các bạn dễ hiểu hơn.

Giả sử trong một khoảng thời gian xác định, chủ shop thời trang là đã mua 1.000 mặt hàng thời trang. Giá gốc của những mặt hàng này chưa có thuế:

Số lượng sản phẩmGiá mua vàoGiá bán ra
200 đôi giày20 USD 100 USD 
200 chiếc mũ20 USD 100 USD 
200 chiếc thắt lưng5 USD 100 USD 
400 bộ quần30 USD 100 USD 
Bảng số lượng sản phẩm, giá mua và giá bán ra

Từ bảng tổng hợp trên, mọi người có thể dễ dàng tính toán BLNG cho từng sản phẩm.

  • Lợi nhuận gộp đối với một đôi giày: 100 – 20 = 80 USD. Suy ra tỷ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm giày đạt 80% (80/100×100%).
  • Lợi nhuận gộp của một chiếc mũ: 100 – 20 = 80 USD. Suy ra tỷ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm mũ đạt 80% (80/100×100%).
  • Lợi nhuận gộp của một chiếc thắt lưng: 100 – 5 = 95 USD. Suy ra tỷ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm thắt lưng đạt 95% (95/100×100%).
  • Lợi nhuận gộp của một chiếc quần: 100 – 30 = 70 USD. Suy ra tỷ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm quần đạt 70% (70/100×100%).

Dễ thấy rằng thắt lưng chính là sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho shop thời trang A. Bởi tỷ suất lợi nhuận gộp của nó lên 95%. Ngoài cách tính trên, chụp ta còn có thể tính biên lợi nhuận gộp theo từng giai đoạn. Cụ thể:

Tổng doanh thu bán hàng = 200×100 + 200×100 + 200×100 + 400×30 = 100.000 USD 

Tiền nhập hàng = 200×20 + 200×20 + 200×5 + 400×30 = 21.000 USD 

Như vậy giá trị tuyệt đối của lợi nhuận gộp = 100.000 – 21.000 = 79.000 USD.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên = 79.000 / 100.000 = 79.000 USD.

5. Khi nào nên sử dụng Biên lợi nhuận gộp (Gross margin)?

Gross margin đặc biệt phù hợp để sử dụng phân tích trong các ngành nghề sản xuất như công nghiệp nặng, vận tải, khai thác khoáng sản,.. Hoặc một số lĩnh vực sở hữu tài sản cố định như dầu khí, cung cấp điện nước.

Khi nào nên sử dụng Biên lợi nhuận gộp (Gross margin)?
Gross margin đặc biệt phù hợp để sử dụng phân tích trong các ngành nghề sản xuất

Đặc điểm dễ nhận thấy ở những ngành nghề trên là có sự trao đổi trực tiếp giữa từng doanh nghiệp với nhau. Hàng hóa sau khi sản xuất xong sẽ tiếp tục phân phối đến hệ thống đại lý. Bên cạnh đó hàng hóa cũng có thể xuất trực tiếp ra nước ngoài. Nhờ đó chi phí cho khâu bán hàng đã giảm đi đáng kể.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng đã nâng lên hẳn. Cùng với việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, doanh nghiệp còn giảm thiểu đi phần lớn chi phí đầu tư cho nguyên liệu. Tất cả các tiết giảm này khiến cho giá bán sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn.

Lợi ích dễ nhận thấy khi tập trung vào Gross margin là loại bỏ đi đáng kể lợi nhuận ngầm trong báo cáo tài chính. Tuy vậy doanh nghiệp có khả năng kiêm cả khâu sản xuất và bán lẻ, thay vì sử dụng biên lợi nhuận gộp thì biên độ lợi nhuận hoạt động sẽ chuẩn xác hơn.

Bên cạnh đó, để đánh giá chính xác sự tăng trưởng của doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng thêm các chỉ số như :

6. Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) bao nhiêu là lý tưởng nhất?

Chúng ta đã biết được biên lợi nhuận gộp là gì, tuy nhiên rất khó để tìm ra con số chính xác cho Gross margin lý tưởng nhất. Vì mỗi doanh nghiệp tại hoạt động theo một phương hướng riêng, lĩnh vực không phải lúc nào cũng giống nhau. Gross margin vì thế cũng thay đổi theo từng ngành nghề, tình hình phát triển của doanh nghiệp.

6.1. So sánh với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực

Khi cần đánh giá biên lợi nhuận gộp, cách đơn giản nhất là bạn hãy so sánh những doanh nghiệp Cùng hoạt động trong một lĩnh vực với nha. Chẳng hạn như phần so sánh Gross margin của một số cổ phiếu trong ngành giấy dưới đây.

Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) bao nhiêu là lý tưởng nhất?
Các mã cổ phiếu của những công ty hoạt động trong cùng một nhóm ngành

Có thể 5 mã cổ phiếu đứng đầu trong lần lượt là mã DHC, HAP, GVT, HHP và mã SVI. Chúng nằm trong tốp đầu về vốn hóa thị trường khối lượng giao dịch. Dẫn đầu trong số này chính là mã DHC. Dấu hiệu này cho biết DHC sở hữu biên lợi nhuận gộp cao hơn. Đồng thời chi phí đầu vào có thể cũng được kiểm soát tốt hơn đối thủ còn lại.

Thực tế, ngành sản xuất giấy và các ngành sản xuất nói chung có biên lợi nhuận gộp không cao bằng ngành dịch vụ. Bởi mỗi doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau trực diện về giá bán và cả chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí cho nguồn nguyên liệu đầu vào và công nghệ lại không ngừng gia tăng, kéo biên lợi nhuận gộp giảm xuống.

Khi một doanh nghiệp sở hữu gross margin cao hơn hầu hết đối thủ cạnh tranh trong ngành thì đó chính là lợi thế lớn của doanh nghiệp đó. Ngược lại nếu như doanh nghiệp đạt mức gross margin thấp doanh nghiệp đang bị tụt hậu với đối thủ trong cùng ngành.

Do vậy, khi tham gia đầu tư chứng khoán, chỉ số Gross Profit Margin là một chỉ số đáng để nhà đầu tư lưu tâm đến.

6.2. So sánh qua từng năm để xác định xu hướng sinh lời 

Doanh nghiệp chỉ hoạt động thực sự hiệu quả khi doanh thu và biên lợi nhuận gộp tăng trưởng đều

Doanh thu tăng đương nhiên là điều tốt. Thế nhưng nó lại chỉ phản ánh một phần mức độ tăng trưởng chứ không hoàn toàn là lợi nhuận thực. Một doanh nghiệp chỉ hoạt động thực sự hiệu quả khi doanh thu và biên lợi nhuận gộp tăng trưởng đều. Để cải thiện chỉ số biên lợi nhuận gộp, doanh nghiệp thường áp dụng 3 phương án dưới đây.

  • Nâng giá bán thành phẩm nhưng vẫn giữ nguyên chi phí sản xuất
  • Giảm chi phí sản xuất và giữ nguyên giá bán sản phẩm 
  • Đồng thời giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán sản phẩm 

Tuy nhiên cả 3 phương án trên đều rất khó thực hiện một sớm một chiều. Bởi thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt rất khó để nâng giá sản phẩm. Bên cạnh đó, nếu như hạ chất lượng sản phẩm có nghĩa doanh nghiệp đang tự đánh mất dần lợi thế cạnh tranh.

6.3. Dấu hiệu sinh lời của biên lợi nhuận gộp là gì?

Với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) sẽ chưa thể cao ngay lập tức. Thay vào đó, biên lợi nhuận gộp thường tăng dần theo thời gian nếu như doanh nghiệp biết cách quản lý tốt chi phí vốn.

tập đoàn sữa Vinamilk
Gross margin của tập đoàn sữa Vinamilk theo từng năm

Còn đối với doanh nghiệp đang hoạt động lâu năm, biên lợi nhuận gộp có xu hướng ổn định theo từng năm. Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp bị xáo trộn mạnh, gross margin có thể dễ tăng hoặc giảm đột ngột.

Ví dụ như tập đoàn sữa Vinamilk Việt Nam được biết đến như một trong những doanh nghiệp sở hữu mức lợi nhuận gộp cao và ổn định nhất. Thành công của Vinamilk đến từ 3 giải pháp đồng bộ sau.

  • Chủ động nguồn cung nguyên liệu với đàn bò và hệ thống trang trại hiện đại bậc nhất.
  • Không ngừng đa dạng hóa các loại sản phẩm.
  • Đẩy mạnh không quảng bá thương hiệu. Khách hàng muốn coi Vinamilk như một thương hiệu quốc dân nên cho dù họ có tăng giá sản phẩm, người mua vẫn chấp nhận.

Nếu biên lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp bất ngờ tăng đột biến có thể là do doanh nghiệp vừa vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh đó, khi tập trung vào đúng sản phẩm tiềm năng đất, chỉ số gross margin cũng sẽ có sự cải thiện rõ rệt. Đặc biệt đột phá trong công nghệ hoặc quy trình sản xuất được xem là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận.

6.4. Doanh nghiệp bất ngờ sụt giảm Biên lợi nhuận gộp

Giả sử khi một doanh nghiệp sở hữu mức gross margin trung bình 25% trong giai đoạn từ 3-5 năm. Tuy nhiên bước sang giai đoạn mới biên lợi nhuận lại chỉ còn 15%. Lúc này, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao Gross margin lại giảm mạnh như vậy.

Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Gross margin của Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể là do doanh nghiệp quản lý không tốt chi phí vốn. Từ đó khiến vốn bán hàng luôn lớn hơn so với doanh thu, kéo biên lợi nhuận giảm xuống.

Chẳng hạn như với Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel Biên lợi nhuận trong năm năm 2020 đã thu giảm hai lần so với giai đoạn năm 2019. Sở dĩ có sự sụt giảm này là với ngành vận tải vận chuyển hàng hóa ngày một xuất hiện nhiều đối thủ đáng gờm hơn.

7. Tổng kết Biên lợi nhuận gộp (Gross margin)

Gross margin chính là chỉ số cho biến lợi nhuận. Dựa vào đây, nhà đầu tư có thể phần nào đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư, bạn nên ưu tiên doanh nghiệp sở hữu gross margin cao hơn mức trung bình ngành. 

Bên cạnh đó bạn phải xếp thêm một số yếu tố như mức độ uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu có mạnh hay không, khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào,.. tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng lớn đến đến lợi nhuận mà doanh nghiệp có khả năng đạt được.

Hy vọng bạn đã nắm rõ khái niệm Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) là gì sau bài viết tổng hợp này.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp làm gì để cải thiên chỉ số BLNG?

  • Nâng giá bán thành phẩm nhưng vẫn giữ nguyên chi phí sản xuất
  • Giảm chi phí sản xuất và giữ nguyên giá bán sản phẩm 
  • Đồng thời giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán sản phẩm 

Nên chọn cổ phiếu có mức Gross Margin như thế nào?

Khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư, bạn nên ưu tiên doanh nghiệp sở hữu gross margin cao hơn mức trung bình ngành kết hợp với nhiều yếu tố khác như Operating margin hay Net profit margin để có thông số chính xác.

Công thức tính gross margin là gì?

Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên = Lợi nhuận gộp / doanh thu × 100%

Trong đó LNG = Doanh thu – Chi phí

Bạn đoc có thể tham khảo thêm:

Roe là gì
Ebitda là gì
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Giao dịch thoả thuận
Financial inclusion là gì
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu
5/5 - 6 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận