Bearish là gì? 4 điều cần biết về thị trường bearish
- Lien Vo
-
04/09/2021
- 0 Bình luận
Khi tham gia thị trường chứng khoán chắc chắn bạn sẽ nhiều lần nghe đến cái tên Bearish. Vậy Bearish là gì? Các trader cần biết những thông tin gì về Bearish? Những câu hỏi này sẽ được Sinvest giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.
1. Bearish là gì?
Bearish là khái niệm không mới trên thị trường chứng khoán nhưng không hẳn mọi người đều có những hiểu biết tường tận về nó.
Bearish là gì? Bearish là thuật ngữ được dùng để biểu thị xu hướng giảm giá của 1 thị trường hay 1 tài sản trong một thời gian dài và có khối lượng giao dịch lớn.
Bearish xuất hiện khi giá của một thị trường hay 1 loại tài sản giảm xuống hơn 20% so với mức trung bình gần nhất và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Để minh họa cho bearish, thị trường Forex thường sử dụng hình ảnh con gấu.
Trái ngược với thị trường Bearish chính là thị trường Bullish.
2. Những đặc điểm cốt lõi của thị trường Bearish là gì?
Khái niệm Bearish là gì đã được giải đáp. Vậy những đặc điểm đặc trưng của thị trường bearish là gì? Hãy khám phá tiếp trong nội dung dưới đây nhé.
- Đặc điểm thứ nhất đó là giá của thị trường liên tục chạm đáy và tạo các đáy mới thấp hơn
- Đặc điểm thứ 2 của thị trường bearish là có các đợt giảm giá liên tiếp nhau hoặc cũng có thể xen kẽ với các đợt tăng giá nhẹ nhưng xu hướng chung vẫn là giảm
- Đặc điểm cuối cùng của bearish đó chính là mức độ giảm của các đợt giảm giá cao hơn mức độ tăng của các đợt giảm giá trước đó.
3. Bốn điều cần biết về thị trường Bearish
Mặc dù đã biết biết khái niệm Bearish là gì? các trader vẫn cần tham khảo thêm nhiều thông tin quan trọng cần biết về thị trường này để đưa ra những quyết định đầu tư, thực hiện những giao dịch khôn ngoan đảm bảo mang về lợi nhuận lớn.
4 vấn đề được chúng tôi liệt kê dưới đây chính là những điều bắt buộc các trader cần biết về Bearish.
3.1. Thị trường Bearish có mấy dạng?
Thông thường các trader sẽ gặp 2 dạng thị trường Bearish: ngắn hạn và dài hạn.
Thị trường Bearish ngắn hạn là gì?
Bearish ngắn hạn thể hiện xu hướng giảm giá của thị trường trong một khoảng thời gian ngắn, có thể chỉ khoảng vài phút, vài giờ hoặc nhiều hơn là vài ngày.
Việc dự đoán xu hướng Bearish ngắn hạn không hề đơn giản với các trader mới. Thông thường các nhà đầu tư thường dự đoán xu hướng này thông qua việc phân tích các biểu đồ giá hoặc nhanh nhạy quan sát những sự kiện kinh tế nổi bật hay đôi khi là động thái của những người có tầm ảnh hưởng lớn.
Ví dụ chỉ với 1 vài twist của tỷ phú Elon Musk về tiền số trong thời gian vừa qua đã tác động cực lớn đến thị trường tiền ảo trên thế giới.
Thị trường bearish dài hạn là gì?
Bearish dài hạn thể hiện xu hướng giảm giá trong thời gian dài có thể là vài tuần cho đến vài tháng của thị trường. Trong khoảng thời gian này, giá của thị trường có thể có lúc tăng nhưng nhìn chung, xu hướng tổng thể vẫn là giảm.
Thông thường khi gặp bearish dài hạn các nhà đầu tư thường có xu hướng bán tống bán tháo để chốt lời, thu hồi vốn khiến cho thị trường lại càng giảm thêm.
3.2. Thị trường Bearish xuất hiện khi nào?
Hiểu bearish là gì và việc nhận biết khi nào xu hướng này xuất hiện có ý nghĩa quyết định sự thành bại của 1 nhà đầu tư.
Dấu hiệu nhận biết bearish cực kỳ đơn giản. Khi giá của sản phẩm, tài sản hay của toàn thị trường nói chung bắt đầu đà giảm là lúc bearish xuất hiện. Ở thời điểm này nhu cầu bán ra thường cao hơn nhu cầu mua vào. Trên thị trường chứng khoán, điều này thể hiện sự bi quan của các nhà đầu tư về sự tăng trưởng của cổ phiếu.
Thông thường cấu trúc của thị trường này sẽ bao gồm 3 giai đoạn lần lượt là: Bắt đầu, bùng nổ hay nói cách khác là giai đoạn cao trào, cuối cùng là suy thoái và kết thúc. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của mỗi giai đoạn trong những mục nhỏ dưới đây nhé.
Giai đoạn bắt đầu thị trường Bearish
Ở giai đoạn bắt đầu bearish xu hướng giảm giá chưa cao. Lúc này thị trường ghi nhận những phiên giảm nhẹ và chuẩn bị cho giai đoạn giảm mạnh mẽ hơn sẽ xảy ra.
Theo nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, giai đoạn này thường hình thành sau 1 thời gian dài thị trường có xu hướng đi lên dài hạn trước đó hoặc 1 đợt tích lũy đi ngang.
Thông thường ở giai đoạn này các nhà đầu tư chưa vôi bán ồ ạt vì còn nghe ngóng thông tin và đánh giá thị trường.
Giai đoạn bùng nổ thị trường Bearish
Khi bearish đã ở giai đoạn cao trào, xu hướng giảm mạnh hơn, đa số các nhà đầu tư sẽ bán khống nhiều hơn để chốt lời và tránh thua lỗ. Vì vậy, lúc này thị trường đã giảm sẽ càng giảm mạnh mẽ hơn.
Giai đoạn cao trào này diễn ra dài hay ngắn tùy vào mức độ giảm giá nhiều hay ít của thị trường. Nếu giá giảm mạnh, mức độ giảm cao thì giai đoạn cao trào sẽ ngắn hơn và ngược lại.
Giai đoạn suy thoái và kết thúc thị trường Bearish
Lúc này mức giảm của thị trường đã có xu hướng chậm lại, mức độ cũng giảm dần. Đến khi lực mua vào cao hơn lực bán ra, thị trường sẽ có xu hướng đi lên và kết thúc bearish.
Đến đây bạn đã biết bearish là gì và các giai đoạn của nó rồi đúng không nào? Vậy làm sao để đầu tư hiệu quả trong thời kỳ này. Hãy dành ít phút tham khảo nội dung dưới đây nhé.
3.3. Các mô hình nến quan trọng trong thị trường Bearish là gì?
Khi tìm hiểu về bearish bạn không thể bỏ qua việc khám phá các mô hình nến của thị trường này. Theo đó bearish thường có 5 mô hình như sau:
Bearish Engulfing (Mô hình nhấn chìm giảm)
Bearish Engulfing là gì? Ý nghĩa của mô hình này là thể hiện sự nhấn chìm giảm giá của bearish. Mô hình này được thể hiện bằng 2 cây nến: cây màu trắng (hoặc màu xanh) là nến tăng và cây màu đen (hoặc màu đỏ) là nến giảm.
Ở mô hình này, kích thước nến tăng tương đối không quan trọng, nên rất dễ bị nhấn chìm. Khi nến giảm màu đen hoặc đỏ có kích thước càng lớn thị trường càng giảm. Khi thân nến đen nhấn chìm bóng nến được coi là thời điểm lý tưởng nhất của mô hình này.
Sau khi tăng và khi áp lực mua sẽ khiến chứng khoán mở trên mức đóng trước đó là lúc nến đen thứ 2 bắt đầu hình thành. Đến cuối phiên giao dịch, khi áp lực bán trở nên mạnh mẽ khiến giá di chuyển xuống dưới mức mở trước đó. Lúc này nến đen thứ 2 sẽ nhấn chìm thân nến của ngày hôm trước sẽ tạo ra một sự đảo ngược ngắn hạn khá tiềm năng.
Dark Cloud Cover (Mô hình mây đen che phủ)
Mô hình này cũng được tạo nên từ 2 nến tăng và giảm với màu sắc trắng – đen hoặc xanh – đỏ như trên. Mô hình này xuất hiện khi đáp ứng các điều kiện như sau:
– Cả hai nến có thân lớn và thường không có bóng nến hoặc bóng nến cực kỳ nhỏ
– Yếu tố thứ 2 là nến đen phải mở phía trên mức đóng cửa trước đó và đóng dưới điểm giữa của nến trắng.
Harami Bearish (Mô hình Mẹ bồng con)
Harami Bearish là gì? Mô hình giảm giá này được tạo nên bởi 2 nến tăng giảm và 4 sự kết hợp của các cụm nến. Đặc điểm của mô hình này giống như cái tên “mẹ bồng con”. Theo đó, nến thứ nhất có thân to lớn, nến thứ 2 nhỏ và được bao bọc toàn bộ bởi nến thứ nhất.
Evening star (Mô hình sao hôm)
Mô hình nến bearish này được tạo bởi 3 nến có thứ tự lần lượt như sau:
- Nến trắng dài đầu tiên
- Nến tiếp theo có thể là nến trắng hoặc đen nhưng kích thước nhỏ hơn
- Cuối cùng là nến đen dài
Shooting Star (Mô hình ngôi sao băng)
Mô hình này được tạo thành bởi 1 cây nến nhỏ có bóng trên dài hơn bóng dưới. Hơn thế nữa, kích thước của bóng nên phải dài tối thiểu gấp đôi chiều dài của thân nến.
Không những vậy, điều kiện để cây nến ở vị trí ngôi sao là nó phải cách xa cây nến trước đó.
3.4. Các chiến lược giao dịch trong thị trường Bearish
Để đầu tư hiệu quả trong thị trường bearish, các nhà đầu tư không chỉ cần biết bearish là gì mà còn phải có kiến thức, kinh nghiệm và những chiến lược hiệu quả.
Tại thị trường chứng khoán, nhà đầu tư không chỉ phải hiểu được bearish là gì mà còn phải có những chiến lược giao dịch hiệu quả trong thời kỳ này để kiếm lời tốt và hạn chế tối đa thua lỗ. Theo đó tại thị trường này bạn có thể thực hiện 2 chiến lược như sau:
Chiến lược sử dụng hợp đồng quyền chọn
Nếu bạn đang nắm giữ 1 số cổ phiếu và dự đoán được rằng giá cổ phiếu này sẽ có xu hướng giảm xuống thì các nhà đầu tư sẽ bảo vệ bạn thông qua hợp đồng quyền chọn.
Theo đó nhà đầu tư sẽ được bán số cổ phiếu đó với mức giá đã được định sẵn tại một thời gian nhất định. Lúc này nếu giá cổ phiếu giảm đúng như bạn đã dự đoán, nhà đầu tư sẽ được bán cổ phiếu với giá cao hơn nên không bị thua lỗ. Ngược lại nếu giá cổ phiếu không giảm mà tăng họ cũng có quyền không bán.
Thời điểm này nếu giá cổ phiếu giảm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ được bán cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường. Nếu cổ phiếu tăng, họ có quyền không bán với mức giá quy định trong hợp đồng.
Chiến lược bán khống
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam chúng ta chưa được phép bán khống cổ phiếu cho dù chúng ta nhận định được thị trường bearish đang diễn ra.
Chúng ta có thể áp dụng chiến lược bán khống cho thị trường phái sinh Việt Nam (với chỉ số VN30) hoặc cho thị trường chứng khoán quốc tế.
Khi đó lợi nhuận thu được sẽ là khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá chốt lời, nhân với số lượng đơn vị.
Để hiểu thêm về chiến lược bán khống, bạn hãy xem bài viết này: Bán khống là gì?
Sử dụng các chỉ báo
Việc áp dụng các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật để xác định các điểm mua bán cổ phiếu là điều không thể bỏ qua trong thị trường chứng khoán nói chung và thị trường bearish nói riêng.
Các chỉ báo phổ biến như MA, Bollinger Bands, MACD… nhưng đường trung bình động MA là chỉ báo cơ bản và dễ sử dụng nhất, đồng thời tính chất của MA cũng gần sát nhất với tính chất của thị trường bearish.
Bên cạnh đó, bạn phải luôn có một chiến lược phù hợp và những nguyên tắc rõ ràng cho bản thân.
4. Kinh nghiệm thực hiện giao dịch hiệu quả trong thị trường Bearish
Sau khi dùng các công cụ và dự báo được thị trường bearish, dưới đây là một số cách xác định tín hiệu giao dịch:
Điểm mua:
- Đường trung bình động MA: Nếu bạn quan sát và nhận thấy giá điều chỉnh tăng nhẹ và chạm vào MA nhưng ngay sau đó nó lại tiếp tục giảm. Ngay chính lúc này, các bạn có thể trực tiếp vào lệnh khi giá vừa chạm vào MA. Nhưng lời khuyên là các bạn hãy chờ đợi tín hiệu được xác nhận của một cây nến giảm ngay sau đó để đảm bảo chắc chắn hơn.
- Đường trendline: Bạn nên vào lệnh ngay khi giá điều chỉnh tăng, sau khi nó chạm vào đường trendline rồi quay đầu đi xuống lại.
- Mô hình nến đảo chiều: Đối với loại công cụ này, các bạn có thể vào lệnh bằng tín hiệu của các mô hình nến đảo chiều đối với trường hợp giá điều chỉnh tăng nhưng không hề chạm vào đường trendline hay MA.
Điểm dừng lỗ: Đối với người đặt lệnh dựa vào đường trung bình cộng MA thì nên đặt lệnh dừng lỗ ngay phía trêb đường chỉ báo MA. Đối với đường xu hướng trendline cũng đặt tương tự như vậy.
Đặt lệnh chốt lời: Khi nhận thấy thị trường bullish đang dần chuyển sang hướng thị trường suy thoái, các nhà đầu tư nên đặt lệnh chốt lời. Việc xác định thị trường đảo chiều cũng có thể dựa vào đường trung bình động MA. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế các rủi ro thua lỗ không cần thiết.
5. Kết luận
Qua bài viết trên Sinvest đã giải thích khái niệm bearish là gì, đặc điểm của thị trường bearish cũng như những điều cần phải biết về thị trường bearish. Với những chiến lược và mô hình nến cụ thể như đã nêu, nhà đầu tư luôn cẩn thận và lựa chọn cho mình một chiến lược phù hợp và hiệu quả. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn!
Những câu hỏi thường gặp
Bearish trong chứng khoán là gì?
Bearish có nghĩa là Bearish là thuật ngữ được dùng để biểu thị xu hướng giảm giá của 1 thị trường hay 1 tài sản trong một thời gian dài và có khối lượng giao dịch lớn.
Đặc điểm của thị trường Bearish là gì?
- Các mức đáy mới thấp liên tục được tạo
- Sự xen kẽ các đợt điều chỉnh tăng giá nhẹ giữa những đợt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, nhìn chung, nó vẫn không có khả năng phá vỡ cấu trúc giảm giá.
- Các đợt giảm có xu hướng mạnh hơn so với những đợt tăng trước đó.
Có nên trung bình giá trong thị trường bearish không?
Hãy trung bình giá khi bạn xác nhận được tín hiệu đảo chiều, nếu thị trường vẫn đang trong đà giảm thì hãy chỉ đứng ngoài quan sát. Đặc biệt với những tài khoản sử dụng đòn bẩy tài chính, bạn có thể sẽ cháy tài khoản nếu như giao dịch vội vàng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Bullish là gì |
Chiếc hộp darvas |
Sách về chứng khoán cho người mới bắt đầu |
Heiken ashi là gì |
Công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền |
Mô hình nến cơ bản |
Các loại biểu đồ phân tích |