Trái phiếu chuyển đổi là gì? Có nên mua trái phiếu chuyển đổi không?
- Lien Vo
-
06/09/2021
- 0 Bình luận
Trái phiếu chuyển đổi là gì? Đây là một sản phẩm chứng khoán không quá xa lạ nhưng cũng chưa thực sự phổ biến với các nhà đầu tư. Ngay từ khi xuất hiện đã khiến không ít nhà đầu tư quan tâm về những đặc điểm riêng biệt cũng như những lợi ích mà mà loại trái phiếu này mang lại. Tuy nhiên, không có một quyết định đầu tư nào mà không ẩn chứa rủi ro.
1. Thông tin chung về trái phiếu chuyển đổi
Nếu tham gia đầu tư chứng khoán, chắc bạn không còn xa lạ gì với cổ phiếu hay trái phiếu, tuy nhien trái phiếu chuyển đổi có thể chưa phổ biến như các sản phẩm trên.
Dưới đây chúng tôi sẽ nhắc lại khái niệm trái phiếu, đồng thời trình bày trái phiếu chuyển đổi là gì.
1.1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu được xem là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của bên phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Theo đó, người sở hữu sẽ nhận được một phần lợi tức trong khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cụ thể, cuối cùng khi trái phiếu đáo hạn thì được bên phát hành sẽ trả lại khoản vay ban đầu.
Như vậy doanh nghiệp, tổ chức nhà nước như chính phủ hay kho bạc cũng đều có thể phát hành trái phiếu.
1.2. Trái phiếu chuyển đổi là gì?
Trong tiếng Anh, trái phiếu chuyển đổi được gọi là Convertible Bond. Đây là loại trái phiếu mà người nắm giữ được quyền chuyển đổi chúng thành cổ phiếu của công ty phát hành vào một thời điểm xác định trong tương lai. Đặc điểm chung của loại trái phiếu này là lãi suất cố định và mức lãi suất này thấp hơn so với các loại trái phiếu khác. Tuy nhiên, lợi nhuận tiềm năng khi nhà đầu tư chuyển đổi TP sang CP là rất lớn.
Xét về bản chất thì trái phiếu chuyển đổi là sự kết hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó. Vậy tại sao lại xuất hiện thuật ngữ “quyền mua cổ phiếu” ở đây? Khi sở hữu quyền mua cổ phiếu, nhà đầu tư có quyền chứ không phải là nghĩa vụ mua cổ phiếu. Như vậy, đối với người nắm giữ TPCĐ, họ có thể chọn chuyển đổi sang cổ phiếu hoặc không.
1.3. Cách xác định giá trị của trái phiếu có thể chuyển đổi là gì?
Giá trị của Convertible bond được xác định bằng tổng giá trị của trái phiếu phổ thông với giá trị của quyền chuyển đổi (quyền mua cổ phiếu).
Cụ thể hơn thì giá trị của Convertible Bond là giá trị hiện tại của các dòng tiền thanh toán (cả gốc và lãi) trong suốt kỳ hạn thông qua một mức lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu này căn cứ vào lãi suất chung trên thị trường cũng như biên độ rủi ro tín dụng của doanh nghiệp phát hành và các loại tài sản đảm bảo trái phiếu (nếu có). Lãi suất thị trường và biên độ rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chiết khấu. Mà khi tỷ lệ chiết khấu tăng thì giá trị của trái phiếu giảm và ngược lại.
2. Yếu tố liên quan đến trái phiếu chuyển đổi là gì?
Dưới đây là những yếu tố bạn cần biết.
2.1. Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi
Theo quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/12/1018, để phát hành TPCĐ doanh nghiệp cần tuân thủ và có đầy đủ điều kiện sau:
- Chủ thể phát hành: Công ty Cổ phần được thành lập hợp pháp, đã được cấp phép Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ hợp pháp khác.
- Thời gian hoạt động của công ty: Công ty Cổ phần phải có thời gian hoạt động ít nhất là 1 năm và được xác định dựa theo ngày cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
2.2. Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ này giúp xác định lượng cổ phiếu được chuyển đổi từ trái phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi có thể ở dạng tỷ số hoặc mức giá chuyển đổi. Được quy định trong các hợp đồng mua trái phiếu cùng với điều khoản và điều kiện kèm theo.
Như vậy, tỷ lệ chuyển đổi đã được xác định ngay từ khi mua trái phiếu Convertible. Giá chuyển đổi cũng dựa trên giá cổ phiếu ngay tại lúc muaconvertible bond. Từ đây có thể xác định được khi nào đầu tư có lời và khi nào không.
- Nhà đầu tư thu được lợi nhuận khi giá chuyển đổi cao hơn giá cổ phiếu vào ngày đến hạn chuyển đổi;
- Ngược lại nhà đầu tư không sinh lời khi giá chuyển đổi thấp hơn giá cổ phiếu vào ngày đến hạn chuyển đổi.
Tuy nhiên, công ty phát hành luôn cố gắng hạn chế sự chênh lệch này bằng cách mua lại convertible bond nếu giá cổ phiếu tăng quá cao. Hành động này được gọi là callback.
2.3. Chuyển đổi bắt buộc
Khi giá cổ phiếu tăng cao hơn so với giá trị mà nó có thể đạt được vào thời điểm đến hạn chuyển đổi trái phiếu thì công ty phát hành sẽ mua lại hoặc thu hồi lại, đây gọi là chuyển đổi bắt buộc. Chuyển đổi bắt buộc có tác dụng hạn chế khả năng tăng giá của trái phiếu chuyển đổi. Có thể nói đây cũng là một nhược điểm của loại trái phiếu đặc biệt này.
Một ví dụ minh họa để dễ hình dung về chuyển đổi bắt buộc đối với convertible bond:
Giả sử công ty ABC phát hành một số lượng convertible bond với mệnh giá là 10 triệu USD. Thời hạn trái phiếu này là 3 năm và lãi suất là 5%/năm. Tỷ lệ chuyển đổi sang cổ phiếu là 25%.
- Như vậy mỗi năm công ty ABC phải trả lãi cho mỗi trái phiếu là 500.000 USD. Số tiền lãi 3 năm công ty phải trả là 1.5 triệu USD.
- Nếu cổ phiếu của ABC được mua với giá 40USD/cp. Vào thời điểm công ty phát hành convertible bond, mức giá cổ phiếu là: 40*1.25 = 50USD/cp.
- Vào ngày đáo hạn trái phiếu, nếu cổ phiếu được bán với giá 55USD/cp thì mỗi cổ phiếu lãi 5USD. Tuy nhiên, việc tăng giá cổ phiếu luôn bị công ty phát hành kiểm soát bởi điều khoản chuyển đổi bắt buộc như đã nói.
Nếu công ty ABC không muốn giá cổ phiếu tiếp tục tăng và tăng quá 100USD thì công ty sẽ mua lại trái phiếu. Còn khi giá của cổ phiếu giảm, chỉ còn 25USD/cp, nhà đầu tư vẫn nhận lại được số tiền vốn khi trái phiếu đáo hạn. Từ đây có thể thấy convertible bond vừa có khả năng hạn chế rủi ro nếu cổ phiếu bị sụt giá và vừa có thể ngăn giá cổ phiếu tăng quá mức.
3. Ưu, nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì?
Bất kỳ một lựa chọn đầu tư nào cũng tồn tại những ưu – nhược điểm riêng đối với từng bên tham gia. Vậy ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì?
3.1. Về phía công ty phát hành
Ưu điểm
- Chi phí phát hành convertible bond và lãi suất phải trả cho người nắm giữ thấp hơn so với việc phát hành một trái phiếu thông thường. Lãi suất của loại trái phiếu đặc biệt này thấp hơn so với lãi suất ngân hàng. Mà theo quy luật đầu tư thì lãi suất càng thấp thì rủi ro càng thấp.
- Tăng vốn cổ phần trong tương lai bởi vì khi trái phiếu được chuyển thành cổ phiếu đồng nghĩa với việc nợ đã được chuyển thành vốn cổ phần.
- So với việc phát hành cổ phiếu thì phát hành convertible bond sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu.
- Tính hấp dẫn của trái phiếu có thể chuyển đổi giúp cho việc huy động vốn dễ dàng hơn.
Nhược điểm
- Khi chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu thành công thì số cổ đông tăng lên. Mặt khác cổ đông có thể tham gia vào việc quản lý công ty nên khi có cổ đông mới xuất hiện sẽ làm cho việc kiểm soát công ty thay đổi ít nhiều.
- Vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do số lượng cổ phần tăng lên nên quyền sở hữu công ty bị giảm đi.
- Khi chuyển đổi thành cổ phiếu thành công, chi phí lãi phải trả giảm đi thì thu nhập chịu thuế của công ty sẽ tăng lên. Do đó công ty phải trả thuế nhiều hơn trước.
3.2. Về phía nhà đầu tư
Ưu điểm
- Loại trái phiếu này cũng sở hữu những tính chất cơ bản của trái phiếu như nhà đầu tư được nhận lãi định kỳ với mức lãi suất cố định. Khi đến hạn, trái phiếu được mua lại đúng bằng mệnh giá.
- Thu nhập từ trái tức thường cao hơn thu nhập từ cổ tức đối với cổ phiếu.
- Khi công ty bị phá sản hoặc bị thanh lý, người nắm giữ TPCĐ được ưu tiên hơn so với các cổ đông.
- Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, giá thị trường của convertible bond có xu hướng ổn định hơn so với giá thị trường của cổ phiếu. Do giá thị trường của trái phiếu có thể chuyển đổi được hỗ trợ từ các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác.
- Nếu giá cổ phiếu tăng thì giá thị trường của trái phiếu có thể chuyển đổi tăng vì chúng có khả năng được chuyển thành cổ phiếu.
- Nhà đầu tư có thể kiểm soát được rủi ro lỗ (khi giá cổ phiếu giảm giá và giá thấp hơn giá chuyển đổi) bằng cách không thực hiện quyền chuyển đổi sang cổ phiếu. Và ngược lại họ có thể nhận được mức lãi tối ưu nếu giá cổ phiếu tăng mạnh. Ngay lúc này chỉ cần thực hiện quyền chuyển đổi, sau đó lập tức bán cổ phiếu sau khi chuyển đổi.
Nhược điểm
- Lãi suất được nhận định kỳ từ dạng trái phiếu này thấp hơn so với các loại trái phiếu thông thường khác.
- Thời gian chuyển đổi càng dài thì càng có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
- Nếu công ty bị sáp nhập, hợp nhất hay thậm chí giải thể thì người nắm giữ loại trái chuyển có thể chuyển đổi này bị mất quyền chuyển đổi.
4. So với trái phiếu thông thường, lợi ích khi sở hữu trái phiếu chuyển đổi là gì?
Để phân tích được lợi ích khi nắm giữ convertible bond có tối ưu hơn khi sở hữu trái phiếu thông thường không thì bạn cũng cần phân biệt rõ ràng được 2 loại trái phiếu này. Để phân biệt, có thể dựa vào 3 tiêu chí cơ bản sau:
Trái phiếu thường | Trái phiếu chuyển đổi | |
Giá trị thực | Được tính bằng các công thức định giá | Là tổng của giá trị trái phiếu thông thường và giá trị chuyển đổi |
Kỳ hạn trái phiếu | Kéo dài từ lúc trái phiếu được phát hành đến khi trái phiếu đáo hạn | Gồm thời hạn thực hiện quyền chuyển đổi |
Lãi suất | Lãi suất đã ấn định trước đó, kéo dài suốt kỳ hạn | Lãi suất ban đầu cố định nhưng thấp hơn trái phiếu thường, khi thực hiện quyền chuyển đổi thì lãi suất thay đổi |
Rủi ro | Rủi ro xuất phát từ nội tại doanh nghiệp | Bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro thị trường sau khi thực hiện quyền chuyển đổi |
Trước khi quyết định có nên đầu tư vào trái phiếu có thể chuyển đổi không thì bạn nên phân tích những lợi ích từ trái phiếu chuyển đổi là gì so với các loại trái phiếu thông thường.
- Thứ nhất là tính năng quyền chọn mua cổ phiếu. Đây được xem là một quyền chọn đầu tư an toàn so với việc mua cổ phiếu trực tiếp. Khi kinh tế phát triển ổn định và tình hình kinh doanh của công ty tốt hơn, nhà đầu tư hãy nắm cơ hội chuyển đổi để được sở hữu cổ phiếu.
- Thứ hai là khả năng giao dịch. Bản thân loại trái phiếu này có thể giao dịch được trên thị trường thứ cấp.
- Thứ ba là tính thanh khoản. TPCĐ có tính thanh khoản tương đương với cổ phiếu.
5. Có thể mua trái phiếu chuyển đổi ở đâu?
Có rất nhiều doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu này nhưng có nhìn chung có 2 hình thức phát hành chính. Vì vậy bạn cũng có thể mua trái phiếu convertible tại:
- Mua trực tiếp từ công ty phát hành: bạn có thể mua tại kho bạc hoặc ngân hàng phát hành trái phiếu. Hoặc công ty nào phát hành trái phiếu cũng có thể bán trực tiếp cho người mua.
- Mua thông qua trung gian: có thể mua tại các sàn giao dịch chứng khoán. Vì hầu hết các công ty phát hành đều đưa trái phiếu của mình lên sàn giao dịch nhằm thuận tiện hơn cho nhà đầu tư.
6. Bí quyết đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi là gì?
Từ những thông tin về trái phiếu chuyển đổi là gì cũng như ưu – nhược điểm của từng bên tham gia đối với loại trái phiếu này, chúng ta có thể thấy trái phiếu có thể chuyển đổi mang đến một số lợi ích nhất định. Nếu bạn đang hứng thú với loại trái phiếu đặc biệt này và quyết định đầu tư vào nó thì hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Có thể đánh giá mức độ tin cậy của công ty, doanh nghiệp dựa trên độ minh bạch của thông tin mà họ cung cấp khi phát hành trái phiếu;
- Cần xem xét vị thế doanh nghiệp trên thị trường so với các công ty cùng ngành vì yếu tố này cũng giúp bạn đánh giá được năng lực và sự uy tín. Nếu là người mới bắt đầu đầu tư thì nên chọn những doanh nghiệp đầu ngành, có tiềm lực ổn định, vững chắc.
- Tham khảo báo cáo tài chính để đánh giá được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp cũng như nhận định được tình hình kinh doanh và tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Mục tiêu phát hành trái phiếu cũng là yếu tố các nhà đầu tư cần quan tâm.
- Do nhu cầu đầu tư của bạn là trái phiếu có thể chuyển đổi nên bạn cần quan tâm thêm các điều khoản được quy định trong phương án phát hành. Nên ưu tiên những doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi thực hiện quyền chuyển đổi.
7. Tổng kết Trái phiếu chuyển đổi là gì?
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trái phiếu chuyển đổi là gì. Cũng như từ đó đưa ra được quyết định chính xác, đúng đắn nhất. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn cũng như hỗ trợ đầu tư, hãy liên hệ với chúng tôi qua website http://sinvest.io, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
Những câu hỏi thường gặp
Tại sao phát hành trái phiếu chuyển đổi?
Khi thị trường của trái phiếu bị suy thoái, để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã bổ sung và phát hành trái phiếu có tính chuyển đổi với mức lãi suất thấp, nhà đầu tư có thể nắm giữ trái phiếu này đến khi đáo hạn để nhận lãi hoặc chuyển thành cổ phiếu theo quy định của tổ chức phát hành.
Phát hành TPCĐ riêng lẻ là gì?
Đây là trái phiếu được doanh nghiệp phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Việc chào bán trái phiếu riêng lẻ không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.
Khi mua trái phiếu nhà đầu tư quan tâm nhất điều gì?
Điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất là hoạt động mua đi bán lại và kiếm lời được từ việc giao dịch đó.
Trái phiếu có thể có thể ít rủi ro hơn so với cổ phiếu, khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn thì trái phiếu sẽ ưu tiên thanh toán.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Chứng khoán phái sinh là gì |
Định giá cổ phiếu |
Thời gian giao dịch chứng khoán |
Giao dịch không hưởng quyền |
Phí giao dịch chứng khoán |
Đòn bẩy tài chính |