ROE là gì? Tóm tắt những kiến thức quan trọng về chỉ số ROE
- Lien Vo
-
17/08/2021
- 0 Bình luận
Để đánh giá được sự hiệu quả khi sử dụng vốn của một doanh nghiệp, các nhà chuyên gia phân tích tài chính thường sử dụng các chỉ số như ROE, ROA hay ROS,…Đây đều là những chỉ số quan trọng để làm thước đo đánh giá khả năng sử dụng vốn của công ty. Bài viết mà Sinvest cung cấp cho các bạn ngày hôm nay sẽ giải thích chỉ số ROE là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu thật kỹ càng về ROE thì hãy chú ý theo dõi nhé.
1. ROE là gì?
ROE là gì? ROE là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Return On Equity, cụm từ này mang ý nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên số vốn của người chủ sở hữu.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì ROE chính là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời trên số vốn mà người chủ đầu tư bỏ ra.
Thông thường, các chuyên gia tài chính sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả của công ty. Nếu có chỉ số ROE tốt thì chắc chắn công ty đó sẽ nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư, khách hàng hơn là các công ty, doanh nghiệp cùng ngành.
Ví dụ, bạn muốn kinh doanh một tiệm cà phê và bạn tự bỏ tiền của mình ra để kinh doanh (Không vay mượn của bất kỳ ai). Sau 1 năm hoạt động kinh doanh, số tiền lãi mà bạn có được sẽ được sử dụng để tính toán và so sánh khả năng hiệu quả.
Để đánh giá được thì chúng ta sẽ ấy số tiền lãi chia cho số tiền vốn. Kết quả tính được sẽ là chỉ số ROE và bạn sẽ phải dựa vào chỉ số này để đánh giá khả năng sử dụng vốn của mình.
2. Công dụng của chỉ số ROE là gì?
Nếu bạn đã nắm rõ khái niệm chỉ số ROE là gì thì chắc hẳn sẽ hiểu rằng công dụng của chỉ số này đối với doanh nghiệp là rất to lớn.
Nhờ có chỉ số ROE mà các nhà đầu tư có thể đánh giá công ty ở nhiều góc độ khác nhau, có thể kể tới như sau:
- Khi tỷ lệ ROE = lãi vay ngân hàng ( Khoảng 10% / năm ): Khả năng sinh lời trên vốn của công ty vẫn chưa ổn. Bạn nên xem xét lại khả năng sinh lời của công ty vì nếu cứ giữ mãi tỷ lệ như thế thì số tiền lãi mà doanh nghiệp thu về được chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng.
Từ đó suy ra, hoạt động kinh doanh sẽ trì trệ và khó thể nào phát triển được. - Khi tỷ lệ ROE > lãi vay ngân hàng: Công ty đang kinh doanh khá tốt và lúc này bạn nên mở rộng thị trường và tìm hiểu, phân tích sâu hơn về thị trường mới. Như vậy sẽ giúp công ty gia tăng được tỷ lệ ROE.
- Khi tỷ lệ ROE < lãi vay ngân hàng: Công ty nên xem xét lại khả năng kinh doanh của mình. Chỉ số ROE thấp hơn lãi vay thì điều đó cũng có nghĩa công ty đang hoạt động không hiệu quả và chưa tận dụng được hết lợi thế vay ngân hàng.
Qua những góc độ trên, chúng ta có thể thấy rằng chỉ số ROE ảnh hưởng rất lớn đối với công ty, doanh nghiệp. Chỉ số ROE càng cao thì khả năng tăng lợi thế cạnh tranh của công ty càng mạnh.
3. Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?
Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROE chính là thể hiện mức độ khả năng kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp thông qua tiền lãi thu được. Nói cách khác chính là, 1 đồng vốn do công ty bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận.
Chỉ số ROE cũng giúp cho công ty thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm năng hơn. Những cổ phiếu có chỉ số ROE cao sẽ được các nhà đầu tư lựa chọn và đặt niềm tin. Đồng thời, những cổ phiếu này sẽ được nâng lên mức giá cao hơn và giúp công ty thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Ngược lại, đối với các cổ phiếu có chỉ số ROE thấp thì sẽ không được các nhà đầu tư chú ý tới. Điều này cũng sẽ khiến giá cổ phiếu của công ty giảm và ảnh hưởng tới rất nhiều công việc làm ăn của công ty.
Do đó, ROE là chỉ số quan trọng đáng theo dõi trong đầu tư chứng khoán.
4. Công thức tính chỉ số ROE là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc công thức tính ROE là gì thì ngay bây giờ chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn. Công thức tính ROE sẽ được thực hiện như sau:
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế/Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp )*100% |
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: Chính là lợi nhuận mà công ty tạo ra trong một thời gian nhất định, bao gồm: Số thu nhập, chi phí ròng và thuế.
- Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp.
Chỉ số ROE được tính theo % và có thể được áp dụng cho bất kỳ công ty nào. Tuy nhiên, chỉ với điều kiện thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đều là số dương.
Có thể nói rằng, cách tính chỉ số ROE dựa trên lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu là phương pháp tính hiệu quả nhất. Đặc biệt, những công ty cùng ngành khi sử dụng công thức này sẽ dễ dàng đưa ra chỉ số ROE chính xác và cạnh tranh một cách công bằng hơn.
5. Lợi ích của việc tính toán chỉ số ROE
Khi đã nắm rõ công thức tính chỉ số ROE là gì thì việc đánh giá và lựa chọn đầu tư của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ sở hữu những công dụng đặc biệt mà chỉ số ROE khi được tính toán kỹ càng sẽ giúp doanh nghiệp:
- Biết rõ được tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được từ số vốn mà chủ sở hữu bỏ ra
- Hỗ trợ các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các cổ phiếu khác nhau để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mới trong tương lai.
6. Chỉ số ROE như thế nào là tốt?
Chỉ số ROE phải đạt mức như thế nào thì doanh nghiệp mới đảm bảo an toàn? Chắc chắn đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tới.
Chỉ số ROE tốt hay xấu sẽ còn phụ thuộc vào ROE trung bình trong ngành của doanh nghiệp. Trên thị trường, có một số ngành có xu hướng ROE cao hơn so với những ngành khác hoặc đơn giản là những doanh nghiệp đó không cần sử dụng quá nhiều số vốn tự có để hoạt động.
Chính vì thế, người ta thường chỉ sử dụng chỉ số ROE để so sánh giữa các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Từ đó, chỉ số ROE cao hay thấp sẽ được đánh giá kỹ lưỡng giữa các công ty.
Ví dụ: Vào năm 2021, chỉ số ROE tiêu chuẩn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử là khoảng 18%. Có một số công ty cho thấy chỉ số ROE của mình đạt mức cao hơn 18% và ngược lại.
Những công ty có chỉ số cao hơn 18% sẽ chứng tỏ được rằng công ty của mình sử dụng nguồn vốn rất hiệu quả và có tiềm năng. Còn các công ty khác có chỉ số thấp hơn thì sẽ phải xem xét lại kế hoạch tài chính của mình.
Khi xét đến chỉ số ROE, các chuyên gia sẽ không đánh giá trong 1 năm mà sẽ tính trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Những công ty có chỉ số ROE > 20% trở lên trong 3 năm liên tiếp sẽ được giới đầu tư đánh giá cao và có lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường.
7. Ba điều cần lưu ý khi chỉ số ROE cao
Chỉ số ROE cao là một lợi thế lớn đối với các công ty. Tuy nhiên, đôi khi chỉ số ROE quá cao có thể gây ra những rủi ro do số vốn chủ sở hữu nhỏ hơn thu nhập ròng. Vậy những điều bạn cần lưu ý khi chỉ số ROE quá cao là gì? Cùng tham khảo những thông tin về chỉ số ROE ở dưới đây nhé.
7.1. Vấn đề lợi nhuận
Vấn đề đầu tiên liên quan tới chỉ số ROE cao đó chính là lợi nhuận.
Chỉ số ROE quá cao có thể là do lợi nhuận của doanh nghiệp không nhất quán.
Các khoản lỗ hàng năm sẽ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán trong phần vốn của chủ sở hữu. Chúng sẽ được ghi nhận dưới dạng lỗ giữ lại. Thông thường, các khoản lỗ này sẽ mang giá trị âm và gây ảnh hưởng tới vốn cổ đông.
Có thể hiểu rõ hơn thông qua ví dụ sau:
Giả sử công ty Z đang làm ăn rất tốt và thu về lợi nhuận cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mẫu số trong tính toán ROE lại rất nhỏ do công ty gặp phải nhiều năm thua lỗ. Chính điều này đã khiến cho chỉ số ROE cao một cách sai lầm.
7.2. Dư nợ
Vấn đề tiếp theo có thể dẫn tới chỉ số ROE quá cao là gì? Đó chính là dư nợ.
Nếu công ty vay nặng lãi quá nhiều thì chỉ số ROE có thể tăng lên rất nhanh. Bởi vốn chủ tài sản sở hữu sẽ được tính bằng tài sản trừ đi nợ. Công ty càng nợ nhiều thì số vốn chủ sở hữu càng giảm đi đáng kể.
7.3. Thu nhập ròng âm
Yếu tố cuối cùng có thể khiến cho chỉ số ROE cao một cách sai lầm đó chính là thu nhập ròng âm. Do đó, những công ty đang có lỗ ròng hoặc số vốn chủ sở hữu đang ở mức âm thì không nên tính toán chỉ số ROE.
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể kết luận rằng ở mọi trường hợp, chỉ số ROE âm hoặc quá cao đều là những dấu hiệu đáng nghi. Công ty khi nhận thấy những dấu hiệu này nên kiểm tra lại phương án hoạt động kinh doanh của mình nhé.
8. Hạn chế của chỉ số ROE là gì?
Từ những thông tin tìm hiểu về ROE là gì và những lợi ích mà chúng đem lại, các bạn đã có cái nhìn tổng quát về chỉ số ROE. Tuy nhiên chỉ số ROE vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa được khắc phục. Cụ thể đó là các hạn chế sau:
- Chỉ số ROE có thể gây ra hiểu lầm đối với trường hợp doanh nghiệp mới hoạt động. Khi mới thành lập doanh nghiệp, chắc chắn sẽ cần phải sử dụng tới số vốn rất lớn. Do đó, chỉ số ROE có thể thấp trong những ngày đầu và khiến cho các nhà đầu tư hiểu lầm.
- Chỉ số ROE có thể được điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư hoang mang, không biết đây có phải là chỉ số ROE thật sự của doanh nghiệp hay không.
Dù vẫn còn một số hạn chế nhưng chỉ số ROE vẫn được sử dụng rộng rãi để đo lường khả năng sinh lời trên số vốn của chủ sở hữu.
Để sử dụng chỉ số ROE hiệu quả hơn, bạn cần lưu ý một số vấn đề, đó là gì? Mời bạn tham khảo ngay những lưu ý sau đây nhé.
9. Những lưu ý quan trọng về chỉ số ROE
Chỉ số ROE mang tới rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đôi khi, chúng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng vẫn là một công cụ đánh giá hiệu quả. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng chỉ số ROE hiệu quả hơn thì nên tham khảo qua một số lưu ý như sau:
- Không nên quá chăm chú vào chỉ số ROE. Cần phải biết cách kết hợp chỉ số ROE cùng với các chỉ số tài chính khác để đánh giá khả năng của một doanh nghiệp
- Chỉ số ROE có thể bị điều chỉnh hoặc bị bóp méo. Do đó, nhà đầu tư cần phải thật cẩn thận và nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào công ty.
- Không phải công ty nào có chỉ số ROE cao cũng tốt. Nhà đầu tư cần phải quan sát và nghiên cứu tới các yếu tố khác nữa.
Các nhà đầu tư không nên quá phụ thuộc vào chỉ số ROE bởi chỉ số này cũng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và có thể bị điều chỉnh và bóp méo
10. Mối liên hệ giữa ROA và ROE
Như đã phân tích ở bài trước, ROA là tỷ lệ sinh lời trên tài sản. ROA và ROE giống nhau ở chỗ cả hai đều cố gắng đánh giá mức độ hiệu quả của công ty tạo ra lợi nhuận.
Tuy nhiên, trong khi ROE so sánh thu nhập ròng với tài sản ròng của công ty, ROA so sánh thu nhập ròng với tài sản của công ty mà không khấu trừ các khoản nợ phải trả. Trong cả hai trường hợp, nếu công ty có sử dụng nguồn nợ, ROA sẽ thấp hơn ROE.
Đọc thêm: ROA là gì?
11. Kết luận
Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay chúng ta đã đi cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những kiến thức trọng tâm về chỉ số ROE. Sinvest hy vọng rằng các bạn đã biết chỉ số ROE là gì và đã được giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan tới chỉ số này.
Câu hỏi thường gặp
ROE bao nhiêu là tốt?
Nhà đầu tư có thể so sánh ROE và lãi suất ngân hàng nhằm đánh giá khái quát mức độ hiệu quả (ROE>= 10% được coi là ổn định)
Công thức tính ROE là gì?
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế/Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp )*100%
Trong đó:
- ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( đơn vị %)
- Lợi nhuận sau thuế: đây là khoản thu nhập ròng = Doanh thu – Chi phí – Thuế
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Nguồn vốn của doanh nghiệp không tính nợ vay
Có nên dùng ROE để phân tích doanh nghiệp?
Bạn có thể dùng ROE để phân tích, tuy nhiên, ROE không phải tỷ lệ vàng. Nhà đầu tư không nên chỉ xem mỗi ROE để quyết định đầu tư hay khẳng định doanh nghiệp tốt hay không. Cần quan sát thêm các chỉ số khác.
Bài đọc kiến thức khác bạn có thể tham khảo: