• 0888.91.91.98
  • Join group

Mọi điều bạn cần biết về phí giao dịch chứng khoán

Mọi điều bạn cần biết về phí giao dịch chứng khoán

Chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư được rất nhiều người lựa chọn. Khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan, trong đó không thể không kể đến phí giao dịch. Để tìm hiểu phí giao dịch chứng khoán là gì và có những quy định cụ thể nào? Đừng bỏ qua bài viết sau của Sinvest các bạn nhé.

1. Chứng khoán là gì?

Trước khi tìm hiểu về phí giao dịch chứng khoán, hãy cùng đến với khái niệm đầu tư chứng khoán là gì.

Chứng khoán chính là một loại chứng từ có giá dài hạn, được dùng để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của một người đối với tài sản/nguồn vốn của tổ chức đã phát hành ra loại chứng khoán đó. Nói cách khác, việc sở hữu chứng khoán có nghĩa là nhà đầu tư đang mua lại quyền sở hữu của tổ chức/doanh nghiệp. Trên thực tế, chứng khoán được xem như là một công cụ tài chính hoàn toàn có giá trị để mua bán như tiền mặt.

Thuộc tính quan trọng nhất của chứng khoán là có tính thanh khoản, do đó người sở hữu chứng khoán hoàn toàn có thể chuyển đổi phần chứng khoán đó thành tiền mặt.

Tiếp theo đó, chứng khoán hoàn toàn có thể sinh lời và tạo ra thu nhập cho người sở hữu chứng khoán, vì vậy mà có rất nhiều người lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Mặt khác, chứng khoán cũng tiềm ẩn những rủi ro, khiến cho người sở hữu bị “lỗ” và dẫn đến bị giảm thu nhập.

Chứng khoán là một loại chứng từ mang giá trị dài hạn

1.1. Ba Loại hình chứng khoán cơ bản

Dựa theo đặc điểm về quyền lợi của nhà đầu tư, chứng khoán nói chung thường được chia thành 3 nhóm cơ bản. Cụ thể đó là chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán vốn

Chứng khoán vốn là cổ phiếu mà nhà đầu tư cá nhân có thể mua trên hệ thống sàn giao dịch chứng khoán. Nó cho biết quyền sở hữu của cổ đông. Theo đó, chủ sở hữu chứng khoán vốn có quyền được trả cổ tức nếu như doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. 

Đồng thời, họ còn có quyền tham gia bỏ phiếu cho những thay đổi quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp phá sản, nhà đầu tư chỉ có thể nhận lại số tiền đầu tư khi doanh nghiệp đó hoàn thành xong nghĩa nhiệm vụ trả nợ.

Người sở hữu chứng khoán vốn có quyền tham gia bỏ phiếu thông qua quyết quan trọng của công ty

Chứng khoán nợ

Loại hình chứng khoán ở quen thuộc nhất có lẽ chính là trái phiếu. Có nghĩa khi nắm giữ trái phiếu thì đồng thời bạn đang là chủ lợi của doanh nghiệp. Trong trường hợp làm ăn không hiệu quả hoặc phá sản, nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu. Bởi đây chính là khoản nợ ưu tiên phải trả.

Bên cạnh trái phiếu, chứng khoán nợ còn bao gồm một số loại hình sản phẩm chủ đạo khác. Chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi (CD) và chứng khoán. Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, quyển sổ tiết kiệm cũng có thể xem như như một dạng chứng khoán nợ.

Chứng khoán phái sinh

Loại hình chứng khoán này tương tự như một công cụ tài chính, giá trị của nó luôn bị phụ thuộc vào giá trị của một loại tài sản cơ sở. Theo đó, tài sản cơ sở ở đây có thể là kim loại quý, nông sản hoặc một số công cụ tài chính khác như lãi suất trái phiếu hay cổ phiếu,.. Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam hiện phụ thuộc vào chỉ số VN30.

Hợp đồng quyền chọn cũng được xem như một dạng chứng khoán phái sinh.

Ví dụ: Cổ phiếu ABC có giá 10.000đ, bạn dự toán nó có thể tăng lên 15.000đ. Khi đó bạn có quyền đặt phí quyền chọn giả định ở mức 1.000đ. Nếu như mua 50 cổ phiếu ABC, khi giá tăng lên 15.000đ, số tiền lãi bạn thu về sẽ 50×5.000 (tiền lãi mỗi cổ phiếu) – 50.000 (phí quyền chọn) = 200.000đ.

1.2. Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp 

Đây là 2 dạng thị trường chứng khoán chính mà mỗi nhà đầu tư cần phân biệt rõ.

Hoạt động mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân chủ yếu diễn ra tại thị trường thứ cấp
Hoạt động mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân chủ yếu diễn ra tại thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp

Nơi nhà đầu tư có thể mua chứng khoán khoán lần đầu tiên phát hành của mỗi doanh nghiệp, chính phủ của quỹ đầu tư. Nói theo cách dễ hiểu hơn, thị trường chứng khoán sơ cấp là nơi diễn ra những đợt IPO, cổ phiếu lần đầu phát hành đến công chúng. Thông thường, thị trường này chỉ hoạt động khi doanh nghiệp cần cần huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu.

Thị trường thứ cấp 

Là nơi nhà đầu tư có thể giao dịch chứng khoán khi chúng đã phát hành tại thị trường sơ cấp. Tất cả hoạt động nghiên cứu, mua bán chứng khoán hàng ngày chúng ta vẫn thực hiện đều diễn ra trên thị trường. Tại Việt Nam, cổ phiếu được mua bán chủ yếu trên sàn HOSE, HNX và UPCOM.

Khi mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp có nghĩa những nhà đầu tư cá nhân, tổ chức giao dịch với nhau.

2. Thế nào là phí giao dịch chứng khoán?

Phí giao dịch chứng khoán là loại phí mà các khách hàng phải chi trả cho các công ty chứng khoán trong trường hợp giao dịch được thực hiện thành công. Phí giao dịch chứng khoán được xác định dựa trên việc sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán đó. Phí giao dịch chứng khoán còn được biết đến với một tên gọi khác là phí môi giới chứng khoán.

Để tính phí giao dịch chứng khoán, chúng ta chỉ cần lấy phần trăm phí nhân với giá trị giao dịch được thực hiện trong ngày. Lưu ý rằng mức phần trăm là bao nhiêu sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của công ty chứng khoán.

Thông thường, các công ty chứng khoán sẽ quy định mức phần trăm dựa trên độ lớn của các giao dịch cùng với vị trí của khách hàng tại công ty, những khách hàng VIP sẽ được tính mức phí thấp hơn.

Phí giao dịch chứng khoán là loại phí mà các khách hàng phải chi trả cho các công ty
Phí giao dịch chứng khoán là loại phí mà các khách hàng phải chi trả cho các công ty

3. Những quy định bạn cần biết phí giao dịch chứng khoán

Tiếp theo, hãy cùng SINVEST tìm hiểu về một số quy định các bạn cần biết liên quan đến phí giao dịch chứng khoán nhé.

Một số quy định quan trọng về phí giao dịch
Một số quy định quan trọng về phí giao dịch

3.1. Quy định về mức thu phí giao dịch chứng khoán

Trước tiên là những quy định về mức thu phí giao dịch chứng khoán, hiện nay, phí giao dịch tối đa không được quá 0,5% giá trị giao dịch, không có quy định về mức phí tối thiểu.

Thông thường, các công ty chứng khoán đã hoạt động lâu năm sẽ áp dụng mức phí cao hơn, những công ty mới thành lập sẽ ngược lại.

Những công ty đã lâu đời thường sẽ sở hữu một lượng khách hàng nhất định, do đó, họ sẽ không cần phải giảm chi phí giao dịch để thu hút các nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của mình.

Trên thực tế, mức thu phí giao dịch chứng khoán sẽ thường thuộc vào khoảng từ 0,1 đến 0,35% tùy vào các công ty khác nhau.

3.2. Tính phí giao dịch cả lúc mua lẫn bán chứng khoán

Phí giao dịch chứng khoán sẽ được các công ty tính ngay cả những khi mua lẫn những khi bán. Những nhà đầu tư thường sử dụng phương thức đầu tư lướt sóng sẽ phải lưu ý đến điều này.

Nếu bạn mua cổ phiếu và bán ngay sau đó khi giá cổ phiếu tăng, bạn sẽ phải chịu chi phí giao dịch cả khi mua lẫn khi bán, việc đầu tư lướt sóng có thể sẽ khiến bạn bị giảm tiền lời do phí môi giới.

3.3. Tạm tính phí giao dịch chứng khoán khi đặt lệnh và thực thu phí khi khớp lệnh

Đây là một quy định vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư chứng khoán cần phải biết khi giao dịch chứng khoán. Theo đó, khi bạn đặt lệnh đầu tư, phí giao dịch chứng khoán sẽ được tính và hiển thị chung với những thông số liên quan khác.

Nếu nhà đầu tư khớp lệnh thành công thì chi phí này sẽ được thực thu. Trong trường hợp bạn hủy lệnh hoặc không khớp lệnh thành công thì hệ thống giao dịch sẽ hoàn lại tiền cho bạn ngay lập tức.

3.4. Mức phí giao dịch chứng khoán càng thấp khi giao dịch càng nhiều

Đây là một quy định được áp dụng tại tất cả các công ty chứng khoán trên thị trường hiện nay. Theo đó, khi khách hàng giao dịch càng nhiều thì mức phí được tính sẽ càng thấp.

Mỗi một công ty chứng khoán đều sẽ đưa ra những khung phí giao dịch nhất định dành cho khách hàng, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty đó.

Khi khách hàng thực hiện những giao dịch riêng lẻ thì các mức phí giao dịch sẽ được tính tạm thời. Đến cuối ngày, công ty sẽ quyết toán toàn bộ phí giao dịch dựa trên lịch sử thực hiện giao dịch của khách hàng.

Như vậy, dựa trên khung phí giao dịch của các công ty, nếu khách hàng giao dịch càng nhiều thì khi quyết toán, phí giao dịch sẽ được giảm xuống đáng kể.

3.5. Cách tính phí giao dịch chứng khoán của các công ty

Trên thực tế, khi các công ty tính phí giao dịch nghĩa là đang tính phí dịch vụ mà công ty đó cung cấp cho khách hàng.

Hầu hết những công ty CK trên thị trường hiện nay đều tính phí theo 2 phương pháp là phí tự giao dịch của khách hàng và phí hỗ trợ của các brokers.

Mức phí mà khách hàng phải trả khi nhờ đến sự giúp đỡ của brokers sẽ cao hơn mức phí tự giao dịch.

Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công

Khi bạn bắt đầu đặt lệnh, khoản phí sẽ hiển thị vào khoản tạm tính. Khi khớp lệnh thành công thì khoản phí này mới bị trừ, ngược lại nếu lệnh không khớp hoặc bạn hủy lệnh bạn sẽ không mất gì.

Giao dịch càng nhiều tiền, mức phí càng rẻ hơn.

Tùy theo chiến lược kinh doanh mà phí giao dịch của các công ty chứng khoán khác nhau. Và phí giao dịch của khách hàng sẽ được tính tạm thời theo từng giao dịch riêng lẻ. Mức phí này vào cuối ngày sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng (tổng số tiền giao dịch trong ngày).

Ví dụ: Bạn mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại SSI, nếu trong một ngày tổng số tiền bạn giao dịch:

Dưới 500 triệu đồng thì mức phí là 0.15%. Từ 10 tỷ đến 15 tỷ thì mức phí là 0.1%. Từ 20 tỷ trở lên thì mức phí là 0.08%

4. Cách tính phí giao dịch chứng khoán

4.1. Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ gồm chứng khoán cơ sở mua với tiền của mình và sử dụng Margin (đòn bẩy tài chính):.

Với nhà đầu tư không vay nợ margin

Có nghĩa là bao nhiêu tiền thì giao dịch bấy nhiêu:

Phí mua = Phí công ty (tùy vào chính sách CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy vào chính sách CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Với nhà đầu tư vay nợ Margin (sử dụng đòn bẩy tài chính)

Phí mua = Phí công ty (tùy vào chính sách CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy vào chính sách CTCK thu) + Lãi vay Margin + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Cách tính phí giao dịch
Cách tính phí giao dịch

Công thức tính lãi vay Margin

– Công thức tính Lãi vay margin = Số ngày vay x Số tiền vay x mức lãi (tính theo ngày). Trong đó:

  • Số ngày vay: là số ngày được tính từ ngày sử dụng margin đến ngày bán cổ phiếu. Lưu ý số ngày vay tính cả ngày nghỉ và ngày lễ.
  • Số tiền vay: là khoản tiền vay, ví dụ tỉ lệ ký quỹ là 40%, nhà đầu tư có 40 triệu và công ty chứng khoán cho vay 60 triệu để mua cổ phiếu, thì 60 triệu là số tiền vay.
  • Mức lãi: được tính theo biểu phí lãi margin chứng khoán, phí vay lãi margin tùy thuộc theo từng công ty chứng khoán thu.

Lãi Margin được miễn lãi/phí phạt 01 ngày lịch, Margin bắt đầu tính lãi/phí phạt từ ngày thứ 02 trở đi.

4.2. Cách tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh

Công thức tính các loại phí khi chơi chứng khoán phái sinh = Phí công ty + Phí sở + Phí sở qua đêm (chỉ phát sinh nếu để qua đêm) + Thuế

  • Phí công ty tùy theo mức thu của từng công ty chứng khoán.
  • Phí sở = 2.700/hđ
  • Thuế = 5.000-6.000/hđ
  • Phí sở qua đêm = 2.550/hđ/ngày
  • Phí quản lý VSD = 320.000 – 1.600.000/tháng. Đây là khoản phí đóng theo tháng.

5. Một số chi phí giao dịch khác mà bạn cần biết

Bên cạnh phí giao dịch chứng khoán, dưới đây là một số chi phí giao dịch khác liên quan đến việc đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư cần phải biết:

  • Những thuế phí liên quan đến việc cho và nhận chứng khoán, thừa kế chứng khoán.
  • Phí chào mua chứng khoán công khai.
  • Thu phí dịch vụ tin nhắn, dịch vụ bảo mật Token.
  • Thu phí khi khách hàng có nhu cầu ứng tiền trước khi bán chứng khoán.
  • Những chi phí bên ngoài sàn giao dịch chứng khoán.
Những chi phí giao dịch khác

6. So sánh phí giao dịch của top 5 công ty chứng khoán

Hiện nay, trên thị trường chứng khoán xuất hiện top 5 công ty chứng khoán có thị phần dẫn đầu tại Việt Nam, bao gồm Công ty CP Chứng khoán SSI, Công ty CP Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Chứng khoán VPS, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt, Công ty CP Chứng khoán VnDirect, CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS)

Mỗi công ty sẽ được áp dụng mức phí giao dịch và margin khác nhau. Hãy quan sát bảng bên dưới để nắm rõ phí giao dịch chứng khoán tại top 5 công ty chứng khoán tại Việt Nam nhé.

So sánh phí giao dịch của top 5 công ty chứng khoán tại Việt Nam

7. Những điều cần lưu ý khi đầu tư chứng khoán

Bên cạnh việc tính chi phí giao dịch cùng với nắm bắt những quy định quan trọng liên quan đến phí giao dịch chứng khoán.

Một số lưu ý quan trọng khi đầu tư chứng khoán

7.1. Trang bị vốn

Trang bị vốn là một hành động cơ bản trước khi bước vào đầu tư chứng khoán. Trước hết, các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị một lượng vốn trong khả năng của mình. Ngoài ra, mức vốn cần thiết mà bạn cần phải có khi đầu tư chứng khoán sẽ còn tùy thuộc vào kỳ vọng số tiền mà bạn muốn thu về là bao nhiêu.

Bện cạnh đó, việc trang bị vốn là bao nhiêu còn tùy thuộc vào những mức độ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư chứng khoán. Nói cách khác, bạn cần phải đánh giá rủi ro sẽ gặp phải và có thể dẫn đến tình trạng lỗ vốn để trang bị cho mình một mức vốn hợp lý.

7.2. Trang bị những thiết bị cần thiết

Việc trang bị các thiết bị như smartphone, laptop hay tablet trước khi bước vào đầu tư chứng khoán là điều vô cùng cần thiết. Nhà đầu tư sẽ không thể nắm bắt kịp thời xu thế cũng như có được những quyết định chính xác nếu thiếu đi sự hỗ trợ của công nghệ.

Việc trang bị cho mình những thiết bị cơ bản chính là một thao tác cần thiết để các nhà đầu tư có thể cập nhật xu thế thị trường một cách chính xác nhất, thực hiện những giao dịch nhanh chóng và kịp thời nhất.

7.3. Tìm hiểu thông tin

Nắm bắt thông tin là điều vô cùng quan trọng đối với những nhà đầu tư chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển thì những thông tin liên quan sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, trước khi quyết định đầu tư vào chứng khoán, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu nhiều thông tin khác nhau, những nguồn cung cấp phải đáng tin cậy và chuyên sâu.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể học hỏi kinh nghiệm và thu thập thông tin từ những người đã đi trước và có nhiều năm trong nghề. Để được tư vấn nhiều hơn về mặt chuyên môn, bạn cũng có thể tìm đến những công ty chuyên về lĩnh vực thông tin tài chính. Nắm bắt tốt thông tin sẽ giúp bạn đầu tư tốt hơn và rất ít trường hợp xảy ra sai sót.

7.4. Trang bị những kiến thức về chứng khoán

Trên thực tế, thị trường chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư tìm kiếm thêm thu nhập một cách nhanh chóng, là nơi sinh lời rất tốt. Tuy nhiên, khi đầu tư cũng có thể sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, việc tìm hiểu những kiến thức nền tảng như phí giao dịch chứng khoán cùng những thông tin liên quan là rất quan trọng.

Nếu bạn có nhiều kiến thức vững chắc về chứng khoán, bạn sẽ nhìn nhận thị trường một cách khách quan hơn rất nhiều và đưa ra được những quyết định chính xác trước khi bắt đầu đầu tư, hạn chế trường hợp gặp phải những rủi ro không đáng có.

8. Kết luận

Như vậy, có thể thấy rằng, khi quyết định đầu tư chứng khoán thì việc xác định chi phí giao dịch chứng khoán là điều rất quan trọng, giúp các nhà đầu tư kiểm soát tài chính một cách chặt chẽ nhất.

Qua bài viết này, Sinvest đã đưa ra cái nhìn khái quát về phí giao dịch cũng như phí giao dịch của top các công ty chứng khoán hàng đầu. Nhà đầu tư có thể cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia đầu tư.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Những câu hỏi thường gặp

Khi giao dịch bị lỗ có mất phí không?

Khi phát sinh giao dịch, dù khoản đó là lãi hay lỗ bạn đều phải trả mức phí theo quy định của công ty mà bạn đang giao dịch. Trường hợp công ty miễn phí, bạn chỉ cần thanh toán khoản thuế… phát sinh ngoài CTCK đó.

Vốn bao nhiêu thì mới đầu tư chứng khoán được?

Hiện nay giá hiệ hành cổ phiếu có nhiều mức, vì thế nếu bạn là một người mới bắt đầu, bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ từ vài trăm nghìn để học hỏi và làm quen với thị trường.

Mức phí giao dịch tối đa nhà đầu tư phải bỏ là bao nhiêu?

phí giao dịch tối đa không được quá 0,5% giá trị giao dịch, không có quy định về mức phí tối thiểu.

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Hướng dẫn chơi chứng khoán phái sinh
VN-Index là gì
Cổ phiếu thưởng là gì
Cổ phiếu quỹ là gì
Top công ty chứng khoán
Cách mở giao dịch chứng khoán
Phần mềm phân tích chứng khoán
5/5 - 6 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận