• 0888.91.91.98
  • Join group

PEG là gì? Tóm tắt mọi kiến thức trọng tâm về chỉ số PEG

PEG là gì? Tóm tắt mọi kiến thức trọng tâm về chỉ số PEG

Trong thị trường chứng khoán, tìm được cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao chính là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà đầu tư. Vậy làm thế nào để các nhà đầu tư có thể tìm ra các cổ phiếu tiềm năng đó? Đơn giản họ sử dụng các chỉ số quen thuộc như ROE, ROA, EBIT,… và kỹ năng phân tích của mình. Tuy nhiên, khá nhiều nhà đầu tư mới không biết chỉ số PEG là gì? Công thức tính chỉ số PEG như thế nào?.

Nếu bạn cũng vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Mọi thông tin quan trọng của PEG sẽ được Sinvest tổng hợp đầy đủ ở dưới đây. 

1. Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là gì? PEG (Price Earnings to Growth) là một chỉ số tài chính quan trọng trong thị trường chứng khoán, thể hiện mối quan hệ giữa P/E vơi Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu.

Dựa vào PEG mà các nhà đầu tư chứng khoán có thể định giá cổ phiếu dựa trên mức độ tăng trưởng của loại cổ phiếu đó. Tuy nhiên, cách định giá cổ phiếu bằng PEG vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như P/E hay P/B. Dù vậy, đây vẫn là một chỉ số quan trọng và không thể thiếu đối với các nhà đầu tư hiện nay.

chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG là gì? PEG là chỉ số tài chính thể hiện mối quan hệ giữa P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS

2. Ý nghĩa của chỉ số PEG là gì?

Thông thường, khi chỉ số P/E đạt mức cao tức là sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào mã cổ phiếu đó sẽ sinh lời rất lớn. Và PEG chính là “nơi” giúp xác định mức độ đáng tin cậy của giả định tăng trưởng từ chỉ số P/E. 

ý nghĩa chỉ số PEG là gì?
Ý nghĩa của chỉ số PEG là gì?

Hiện nay, các chuyên gia tài chính đã đưa ra 3 mức độ của chỉ số PEG. Mỗi mức độ sẽ có ý nghĩa khác nhau và chúng được thể hiện cụ thể như sau:

2.1. Khi PEG = 1

Khi PEG = 1 thì cũng đồng nghĩa với việc định giá cổ phiếu của nhà đầu tư là đúng. Mức giá của cổ phiếu đã bằng giá trị thực. Nhà đầu tư chỉ cần đưa ra quyết định của mình và hành động thật thông minh để thu về nhiều lợi nhuận cho bản thân.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, trường hợp PEG = 1 rất hiếm khi xảy ra. Giá của cổ phiếu luôn bị tác động bởi các yếu tố khác trong thị trường chứng khoán như chính trị, tâm lý của các nhà đầu tư, dòng tiền thay đổi,… Những yếu tố này khiến cho giá của cổ phiếu biến động lên cao hoặc thấp hơn giá trị thực của chúng và khiến cho các nhà đầu tư hoang mang.

ý nghĩa chỉ số PEG là gì khi PEG = 1

Khi PEG = 1 thì cũng mang ý nghĩa là giá trị dự đoán của cổ phiếu bằng với giá trị thực tế của chúng trên thị trường chứng khoán và điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư

2.2. Khi PEG < 1

Với trường hợp PEG < 1 thì đây lại là dấu hiệu cho thấy loại cổ phiếu nào đó đang bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực tế của chúng.

Ngoài ý nghĩa này ra, đây cũng là một biểu hiện của thị trường đối với loại cổ phiếu này. Thị trường cho rằng cổ phiếu này không có tiềm năng và không đặt nhiều niềm tin vào mức tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp đó.

Chính vì thế, nếu bạn gặp phải trường hợp chỉ PEG < 1 thì hãy nghiên cứu thật kỹ. Nếu như giá cổ phiếu bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực của chúng thì hãy nhanh chóng bắt lấy cơ hội này để kiếm thêm thu nhập.

Còn đối với trường hợp cổ phiếu không có tiềm năng thì các bạn nên xem xét thật kỹ và đưa ra quyết định đúng đắn nhé.

ý nghĩa chỉ số PEG là gì khi PEG < 1
Ý nghĩa của chỉ số PEG là gì khi giá trị của chúng nhỏ hơn 1?

2.3. Khi PEG > 1

Cuối cùng là trường hợp PEG > 1. Ý nghĩa của trường hợp này chính là giá của cổ phiếu đang bị định giá quá cao so với giá trị thực tế của chúng. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ không bao giờ mua cổ phiếu có giá trị cao hơn thực tế. Bởi như vậy sẽ khiến họ thua lỗ.

Ngoài ra, cũng có một ý nghĩa khác nói về trường hợp PEG > 1. Đó là các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng cao hơn vào mức độ tăng trưởng của cổ phiếu. Họ luôn trong tư thế sẵn sàng, chi ra một số tiền lớn để mua cổ phiếu đó và mong muốn trong tương lai mức giá sẽ được đẩy cao hơn nữa. Chỉ như vậy, các nhà đầu tư mới có thể thu về lợi nhuận xứng đáng cho mình.

ý nghĩa chỉ số PEG là gì khi PEG > 1

Khi PEG > 1 sẽ xảy ra 2 trường hợp đó là giá của cổ phiếu đang cao hơn so với giá trị thực tế và các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng quá nhiều vào cổ phiếu đó

3. Công thức tính chỉ số PEG là gì?

Khi đã nắm rõ ý nghĩa của chỉ số PEG là gì thì sau đây chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn công thức tính chỉ số PEG này. Dựa vào khái niệm của PEG, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được công thức tính PEG là gì. Và công thức tính chỉ số PEG được xây dựng như sau:

PEG = P/E : G (Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS)

Trong đó:

  • Chỉ số P/E: Là chỉ số dùng để đánh giá mối tương quan giữa giá thị trường và nguồn thu nhập từ 1 cổ phiếu
  • G: Tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu trong tương lai

Vận dụng công thức: Giả sử tập đoàn H đang có chỉ số P/E = 18 và tốc độ tăng trưởng G = 20%. Chỉ số PEG của tập đoàn này là bao nhiêu?

Từ công thức được cung cấp bên trên, ta sẽ biết được PEG của tập đoàn H là:

PEG = 18 : 20 = 0.9

Như vậy, PEG đang ở mức nhỏ hơn 1 và đây chính là dấu hiệu giá cổ phiếu của H đang bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực tế hoặc cổ phiếu này không nhận được nhiều sự kỳ vọng từ thị trường.

Công thức tính PEG là gì?
Công thức tính chỉ số PEG là gì?

4. Cách xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập (G)

Sau khi được tìm hiểu rõ PEG là gì thì hẳn bạn đã biết rằng tốc độ tăng trưởng thu nhập (G) là một yếu tố quan trọng trong việc xác định PEG.

Bạn sẽ không thể nào tính ra chính xác con số cho tốc độ tăng trưởng thu nhập. Tuy nhiên, bạn có thể ước chừng thông qua 3 cách chúng tôi hướng dẫn dưới đây:

4.1. Thông qua tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hoặc EPS ở quá khứ

Cách đầu tiên để xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập chính là dựa trên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hoặc EPS ở quá khứ. Bạn có thể theo dõi các chỉ số này trong vòng 5 – 7 năm trở lại đây.

Sau đó, hãy áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân hoặc kép để tính ra một kết quả hợp lý trong tương lai. Bởi yếu tố tốc độ tăng trưởng tương lai chính là yếu tố cốt lõi để tìm ra kết quả chỉ số PEG chính xác.

Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng con số tăng trưởng dự đoán trên báo chí rồi phân tích và điều chỉnh lại sao cho phù hợp với công ty mà bạn đang đầu tư.

4.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh được cung cấp bởi công ty

Cách tiếp theo để xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập đó chính là dựa vào chiến lược kinh doanh của công ty trong tương lai. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng xây dựng chiến lược kinh doanh trong tương lai cả.

Đối với một số công ty cung cấp chiến lược kinh doanh của công ty cho nhà đầu tư, các bạn cũng không nên đặt niềm tin hoàn toàn vào đó. Bởi số liệu mà họ dự đoán sẽ thiếu thực tế và có hơi “quá” lên để thu hút các nhà đầu tư.

Chính vì thế, để chỉ số PEG có kết quả an toàn nhất, bạn hãy tự điều chỉnh tốc độ tăng trưởng dựa trên chiến lược của công ty nhé. Hãy nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ở thời điểm hiện tại và quá khứ để điều chỉnh cho phù hợp.

cách xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập G
Nhà đầu tư có thể xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập dựa vào chiến lược kinh doanh của công ty

4.3. Tham khảo báo cáo tài chính

Các công ty chứng khoán thường đưa ra các bản báo cáo tài chính để giúp các nhà đầu tư phân tích, đưa ra quyết định chính xác hơn. Chính vì thế, bạn có thể dựa trên những số liệu này để xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập tốt nhất nhé.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý rằng không nên tin tưởng tuyệt đối vào bản báo cáo tài chính của công ty chứng khoán. Chỉ nên lấy những thông tin trong bản báo cáo để tham khảo và điều chỉnh sao cho phù hợp với tính toán của mình nhất. Đồng thời, hãy biết chọn lọc giữ liệu vì không hải thông tin nào cũng giúp bạn tìm được kết quả chính xác.

5. Chỉ số PEG như thế nào là tốt?

Chúng tôi đã đề cập tới các bạn ý nghĩa của chỉ số PEG là gì ở phần trên. Nếu đã nắm rõ thì việc trả lời câu hỏi PEG như thế nào mới tốt sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Chỉ số PEG = 1 thể hiện ý nghĩa định giá của cổ phiếu bằng với giá trị thực của chúng ở trên thị trường. Đây chính là trường hợp chỉ số PEG mang lại lợi nhuận tốt nhất cho các nhà đầu tư mà hạn chế gặp phải những rủi ro.

Bên cạnh trường hợp PEG = 1 thì PEG khi nhỏ hơn 1 cũng rất có tiềm năng. Bởi khi PEG < 1, giá của cổ phiếu bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực của chúng. Nếu nhà đầu tư mua vào cổ phiếu lúc này thì khi cổ phiếu lên giá, chắc chắn nhà đầu tư sẽ là người thu về lợi nhuận nhiều nhất.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên rằng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Đi kèm với PEG < 1 chính là cổ phiếu bị thị trường “bỏ rơi”. Tức là thị trường không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu này và các nhà đầu tư cũng không tin vào chiến lược tăng trưởng công ty. Nếu mua cổ phiếu thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rủi ro bị phá sản trong tương lai.

Chính vì thế, bạn cần phải giữ cho mình một cái đầu lạnh để tính toán thật cẩn thận. Hãy tham khảo báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh để tìm ra tiềm năng phát triển của công ty rồi mới quyết định tới việc đầu tư cổ phiếu nhé.

chỉ số PEG như thế nào là tốt?
Chỉ số PEG là gì? PEG như thế nào là tốt?

6. Biện pháp khắc phục khi chỉ số PEG âm

Như thông tin chúng tôi đã cung cấp tới bạn ở phần PEG là gì, chỉ số này có mối quan hệ mật thiết với P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập (G). Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi chỉ số PEG âm? 

Câu trả lời rất đơn giản, chỉ số PEG âm là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. PEG âm cũng chỉ ra rằng mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ còn thấp hơn nữa và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản cực lớn. 

Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia tài chính đã đưa ra biện pháp xử lý khi chỉ số PEG âm. Bạn có thể tham khảo cách biện pháp khắc phục ở dưới đây.

6.1. Chỉ số PEG âm do P/E âm

Ý nghĩa của chỉ số PEG là gì thì ta đã được tìm hiểu ở phần trên nhưng trong phần đó lại không đề cập tới PEG âm. Thực tế, chỉ số PEG âm không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế cho doanh nghiệp. Bởi sẽ chẳng có nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để mua một cổ phiếu không có khả năng sinh lời. Chính vì thế, cách tốt nhất để không để rủi ro cao hơn nữa đó là doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

P/E âm
Chỉ số PEG âm do P/E có nghĩa là doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái khủng hoảng về tài chính

6.2. Chỉ số PEG âm do G âm

Còn đối với trường hợp chỉ số PEG âm do G âm thì tức là lợi nhuận của tương lai đang ít hơn lợi nhuận ở thời điểm hiện tại. Nguyên nhân xảy ra tình trạng G âm là vì:

  • Doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường nên vẫn chưa có vị thế
  • Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong quá trình kinh doanh như biến động của nền kinh tế, đầu tư không hiệu quả,…
  • Doanh nghiệp không theo kịp thời đại, vẫn chưa áp dụng công nghệ trong quá trình sản xuất và bị thua trước các công ty đối thủ
G âm
Chỉ số PEG là gì? Chỉ số PEG âm do G âm thì phải khắc phục như thế nào?

Nếu doanh nghiệp xử lý được hết các nguyên nhân được đề cập trên đây thì chắc chắn mức độ tăng trưởng thu nhập trong tương lai sẽ được cải thiện. Doanh nghiệp sẽ ngày một phát triển và nâng cao giá trị cổ phiếu của mình hơn trong tương lai.

7. Những lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là một chỉ số được sử dụng rộng rãi trong thị trường tài chính. Tuy nhiên có một số điều cần lưu ý khi sử dụng PEG, vậy chúng là gì?

  • Cần phải kết hợp chỉ số PEG cùng với các chỉ số tài chính khác để tính toán hợp lý. Nếu chỉ sử dụng mỗi PEG thì nhà đầu tư sẽ không thể thấy rõ được tiềm năng của công ty
  • Chỉ số PEG được tính toán dựa trên phỏng đoán về tốc độ tăng trưởng thu nhập và chỉ số P/E. Đã là phỏng đoán thì chắc chắn sẽ không thể đưa ra con số chính xác. Do đó, nhà đầu tư nên ước chừng một khoảng hợp lý chứ không lấy một con số cụ thể để làm cơ sở đầu tư
  • Nên phân tích mức độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu trong thời gian dài hạn để tính toán PEG hợp lý nhất
  • Nhà đầu tư nên cẩn thận với những cổ phiếu có giá trị G quá cao
  • Muốn thu về lợi nhuận cao thì phải chấp nhận rằng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Nhà đầu tư nên cẩn thận với những cổ phiếu có giá trị PEG nhỏ hoặc lớn hơn 1.
Những lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG là gì?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG là gì?

8. Tổng kết

Qua bài viết ngày hôm nay, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn đầy đủ kiến thức về chỉ số PEG. Hy vọng rằng với những thông tin đó bạn có thể hiểu rõ PEG là gì. Đồng thời, chúng tôi cũng khuyên các bạn nên sử dụng chỉ số PEG một cách hiệu quả để thu về lợi nhuận tốt nhất cho bản thân. Chúc các bạn thật thành công trong thị trường chứng khoán.

Những câu hỏi thường gặp

Công thức tính chỉ số PEG là gì?

PEG = P/E : G (Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS)

Trong đó:

  • Chỉ số P/E: Là chỉ số dùng để đánh giá mối tương quan giữa giá thị trường và nguồn thu nhập từ 1 cổ phiếu
  • G: Tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu trong tương lai

Làm sao để biết một cổ phiếu đang bị định giá quá cao hay quá thấp?

Để có thể khẳng định một cổ phiếu nào đó đang bị định giá quá cao hay quá thấp, bạn cần phân tích các chỉ số tài chính khác (bao gồm cả chỉ số PEG) trong tương quan với nhóm ngành của cổ phiếu đó cũng như là với toàn bộ thị trường.

Chỉ số PEG âm có ý nghĩa gì?

PEG âm là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. PEG âm cũng chỉ ra rằng mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ còn thấp hơn nữa và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản cực lớn. 

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết sau:

Roe là gì
Ebitda là gì
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
ROIC là gì
Financial inclusion là gì
Private equity là gì
5/5 - 4 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận