Financial Inclusion là gì? Sự cần thiết của tài chính toàn diện
- Lien Vo
-
04/09/2021
- 0 Bình luận
Financial Inclusion (Tài chính toàn diện) là gì? Thuật ngữ tài chính này có vẻ như vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Tuy nhiên, ứng dụng Financial Inclusion trong đời sống lại góp một phần tích cực nâng cao an sinh xã hội, để nền kinh tế phát triển.
Trong những năm trở lại đây, các dịch vụ tài chính ngày một phát triển và đa dạng hóa tại thị trường Việt Nam. Mọi đối tượng đều có thể tiếp cận dễ dàng hơn, bước đầu hình thành xu hướng chi tiêu không tiền mặt.
1. Financial Inclusion (tài chính toàn diện) là gì?
Financial Inclusion (hay còn được gọi là tài chính toàn diện) có thể hiểu là tính sẵn có và bình đẳng về cơ hội tiếp cận những những sản phẩm dịch vụ tài chính. Cụ thể định nghĩa này cho biết mọi cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp đều có quyền tiếp cận sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của họ, với chi phí phải chăng và tính kịp thời cao.
Sản phẩm và dịch vụ tài chính ở đây bao gồm dịch vụ cho vay, gửi tiền, mua hoặc thanh toán bảo hiểm,.. Toàn diện tài chính nhắm đến đối tượng người chưa có tài khoản ngân, người sống ở vùng các vùng nông thôn chưa có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính.
Financial Inclusion thúc đẩy tạo dựng một hệ thống tài chính bao trùm mọi đối tượng. Từ đó, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ nâng cao đời sống ảnh người dân. Chính bởi vậy, mục tiêu bao trùm tài chính ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia.
Tính đến năm 2018, theo ước tính có đến hơn 1.7 tỷ công dân trưởng thành chưa sở hữu tài khoản ngân hàng. Đang nói trong số này chiếm phần lớn ăn là phụ nữ và đối tượng người nghèo tại các vùng nông thôn trên thế giới. Đây là nhóm đối tượng yếu thế nhưng lại bị loại bỏ hoặc khó có cơ hội tiếp cận hệ các dịch vụ tài chính.
Có vô số rào cản khiến toàn diện tài chính chia sẻ bao phủ rộng khắp. Trong phần cuối về chủ đề Financial Inclusion là gì, Sinvest sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này.
2. Lịch sử ra đời của khái niệm Financial Inclusion (tài chính toàn diện)
Thuật ngữ tài chính toàn diện hay Financial Inclusion bắt đầu được chú ý từ những năm 2000. Đó là kết quả của quá trình ảnh hưởng của tài chính với vấn nạn nói nhiều theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới.
Bên cạnh, đó Liên Hợp Quốc cũng xác định làm thiện tài chính cần giải quyết những thách thức cơ bản như:
- Hỗ trợ mỗi hộ gia đình đều có cơ hội tiếp cận với chủ tài chính cơ bản như mở tài khoản ngân hàng, chuyển tiền, vụ thanh toán, gửi tiết kiệm,.. Với mức chi phí phải chăng.
- Tạo tính cạnh tranh lành mạnh để nâng cao dịch vụ cung cấp đến khách hàng.
- Mọi tổ chức doanh nghiệp cần tham gia vào hệ thống tài chính, đảm bảo tính toàn diện và minh bạch trong hoạt động thanh toán.
Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan từ khẳng định rằng “Thực tế, phần đông mọi người ở trên thế giới điều chưa có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ tài chính mang tính bền vững. Thách thức mà chúng ta cần giải quyết lúc này là loại bỏ rào cản khiến nhóm đối tượng yếu thế khó tìm đến với các dịch vụ tài chính cơ bản. Nếu hợp tác cùng nhau chúng ta hoàn toàn có thể tạo dựng một ngôi trường tài chính chúng có khả năng vào trừ mọi đối tượng, cải thiện đời thường của người dân trên toàn cầu.”
Năm 2009, hoàng hậu của đất nước Hà Lan Máxima đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bổ nhiệm là nhân vật đặc biệt vận động chương trình Tài chính toàn diện. Trên cương vị là người tiên phong vận động cho chiến dịch ý nghĩa này, hoàng hậu Máxima đã sử dụng tầm ảnh hưởng của bà để thúc đẩy phổ cập tài chính toàn diện trên quy mô toàn cầu.
Theo thống kê thì đến năm 2011 đã có trên 1.2 tỷ người tiếp cận được với dịch vụ tài chính. Từ đó họ đã có cơ hội thay đổi cuộc sống của chính mình. Phổ cập tài chính toàn diện từ lâu đã làm theo 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc được nhấn mạnh.
Từ năm 2011 đến năm 2017, chương trình tài chính toàn diện bắt đầu đạt được nhiều bước tiến rõ nét. Theo đó, hơn 500 triệu người có cơ hội tiết kiệm được với dịch vụ tài chính cơ bản trong giai đoạn 2014 – 2017. Cùng với đó có khoảng hơn 50 quốc gia bắt đầu áp dụng kế hoạch phổ cập chương trình tài chính toàn diện.
3. Vai trò cơ bản của Financial Inclusion (tài chính toàn diện) là gì?
Tài chính toàn diện đơn giản là quá trình cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp đến với mọi đối tượng trong xã hội. Đặc biệt là đối với nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương. Nhằm cải thiện sinh kế, giúp dòng tiền lưu thông dễ dàng hơn.
Dù chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng toàn diện tài chính đã và đang tác động thay đổi tích cực đời sống của người dân. Nếu nắm rõ bản chất Financial Inclusion là gì, bạn hẳn cũng đã phần nào thấy được vai trò quan trọng của tài chính toàn diện.
3.1. Tài chính toàn diện là trụ cột cho sự tăng trưởng kinh tế
Financial Inclusion lâu nay vẫn được xem như trụ cột thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hỗ trợ giảm nghèo, tạo nền tảng để huy động nguồn lực từ xã hội. Tài chính toàn diện tương tự như nền tảng đối với sự tăng trưởng bền vững của một quốc gia.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng người dân tiếp cận được với sản phẩm dịch vụ tài chính, họ sẽ có nhận thức tốt hơn về quản lý tài chính. Ngược lại nếu như không thể tiếp cận với nhóm dịch vụ cơ bản này, bất bình đẳng thu nhập, cạm bẫy đói nghèo có khả năng gia tăng.
Ngay từ đầu thế kỷ 21, tài chính toàn diện đã từng chứng minh vai trò chủ lực xong giải quyết thách thức nghèo đói, chênh lệch nghèo đói trên toàn cầu. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế 2007-2008, các tổ chức tài chính lớn Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ quốc tế thế đều đã thấy rõ tầm quan trọng của thiết lập tài chính toàn diện.
Để phổ cập Financial Inclusion đến với người dân trên thế giới, một số tổ chức tài chính lớn cùng với quỹ hỗ trợ Bill & Melinda Gates đã thành lập Liên minh Tài chính Alliance for Financial Inclusion. Mục tiêu chính của liên minh này là thúc đẩy tài chính toàn diện, hỗ trợ 2.5 tỷ người thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
3.2. Tài chính toàn diện là động lực tích cực cho nhiều lĩnh vực
Tài chính toàn diện có khả năng tạo động lực tích cực đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống. Có thể thấy rằng, khi được tiếp cận với Finacial Inclusion, người dân bắt đầu có động thái tiết kiệm, kinh doanh và hướng đến nhiều loại hình đầu tư khác như đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán….. Như vậy, nền kinh tế đã có thêm động lực để tăng trưởng.
Đối với cá nhân và tổ chức doanh nghiệp khi tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, họ đương nhiên đã có cơ hội tìm ra hình thức. Nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đầu tư kinh doanh, mua sắm, đầu vào học tập,.. Từ đây, nhiều ngành nghề lĩnh vực đã có thêm động lực để phát triển.
3.3. Tài chính toàn diện hỗ trợ nhóm đối tượng yếu thế
Minh chứng tích cực dễ nhận thấy nhất khi phổ cập tài chính toàn diện có lẽ là việc người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn. Đặc biệt là đối tượng nông dân, người nghèo, nhóm người yếu thế trong xã hội.
Trong đó, đối tượng người nghèo có thể tránh được tình trạng vay nợ với lãi suất cao. Bởi khi đó, họ sẽ có quyền tìm đến với các gói vay ngân hàng lãi suất phù hợp. Khi sở hữu một tài khoản ngân hàng, nhóm người yếu thế cũng sẽ không bị loại khỏi nhóm đối tượng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm,..
3.4. Tài chính toàn diện giảm bớt chi phí trợ cấp xã hội
Chi phí cho an sinh xã hội của các chính phủ mỗi năm có thể phần nào giảm bớt tài chính toàn diện phổ cập rộng rãi hơn. Chẳng hạn như tiền trợ cấp hàng tháng sẽ được chuyển trực tiếp đến tài khoản người thụ hưởng. Nhờ đó, chi phí cho bộ máy quản lý không những giảm bớt mà còn tăng tính minh bạch, hạn chế tham nhũng, khâu quản lý không cần đến quá nhiều nhân sự.
Khi một xã hội tạo điều kiện để mọi thành phần ăn tiếp cận với dịch vụ tài chính cơ bản, người dân sẽ có thêm niềm tin vào bộ máy quản lý. An sinh xã hội cũng cải thiện theo hướng tích cực hơn.
4. Thách thức khi phổ cập rộng rãi Financial Inclusion (tài chính toàn diện) là gì?
Từ phần định nghĩa Financial Inclusion là gì, bạn chắc hẳn đã hiểu hơn tầm quan trọng của việc phổ cập tài chính toàn diện. Thế nhưng để có hình hình thành một mạng lưới tài chính toàn diện rộng khắp lại không phải dễ. Thách thức để Financial Inclusion đến gần hơn với mọi đối tượng vẫn còn đó.
4.1. Người dân vẫn có xu hướng sử dụng tiền mặt
Thói quen dùng tiền mặt đặc biệt đối với người Việt Nam vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức. Mặc dù trong vài năm trở lại đây xu hướng chi tiêu không tiền mặt đã dần phổ biến hơn vẫn chủ yếu tập trung ở giới trẻ. Phần đông người Việt điều chưa sẵn sàng loại bỏ hoàn toàn tiền mặt ra khỏi thói quen thanh toán.
Các phương tiện thanh toán điện tử trong tương lai có thể thay thế cho tiền mặt. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng những phương tiện thanh toán thẻ tại Việt Nam vẫn còn thấp. Hiện tại, 90% giao dịch tại các ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào tiền mặt. Đây chính là rào cản lớn khiến tài chính toàn diện chưa thể phổ rộng.
4.2. Chất lượng dịch vụ chưa theo kịp nhu cầu
Bên cạnh thói quen sử dụng tiền mặt, phần chi phí kèm theo dịch vụ tài chính ảnh cũng là một trong những rào cản làm Financial Inclusion (Tài chính toàn diện) chưa thể phổ cập mạnh. Để duy trì một tài khoản ngân hàng, người từng vẫn phải trả phí hàng tháng.
Ngoài ra khi chuyển tiền hay sử dụng một số dịch vụ liên quan, hầu hết các ngân hàng đều thu phí. Chính giữa chi phí này khiến nhóm đối tượng thu nhập thấp không mặn mà lắm để sử dụng dịch vụ tài chính.
Mặt khác, để có thể sử dụng dịch vụ tài chính, khách hàng phải chuẩn bị hồ sơ và tìm đến trực tiếp với chi nhánh của tổ chức tài chính. Chẳng hạn như khi lập tài khoản ngân hàng, bạn phải mang CMND / CCCD đến chi nhánh phòng giao dịch của ngân hàng để đăng ký.
Khách hàng ở khu vực nông thôn nhìn chung chưa được hỗ trợ dịch vụ tốt như tại khu vực thành phố. Vì hệ thống phòng giao dịch ngân hàng tại đây rất thưa thớt hay thậm chí là không có, hệ thống máy rút ATM cũng chủ yếu tập trung tại thành thị.
Chính bất cập trên đã làm cho khách hàng sinh sống tại khu vực xa xôi thành phố mặc dù có cơ hội tiếp cận nhưng lại không thường xuyên sử dụng dịch vụ. Chưa kể đến chất lượng dịch vụ vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Đơn cử như việc tắc nghẽn khi chuyển từ vào dịp lễ tết, khâu hỗ trợ khách hàng tại nhiều ngân hàng còn yếu kém.
4.3. Kiến thức về tài chính của người dân chưa cao
Hệ thống tài chính tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam ngày một quy mô hơn. Thế nhưng, mức độ hiểu biết kiến thức tài chính cơ bản của phần đông người dân lại chưa cao.
Theo một cuộc điều tra thống kê vào năm 2015 của ngân hàng nhà nước thì chỉ có khoảng 51% người được hỏi biết hoặc từng nghe đến khoản vay cá nhân. Trong khi đó chỉ 17.2% học sinh sinh viên có thói quen tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Thống kê điều tra lại càng cho thấy rõ mức độ hiểu biết và vận động kiến thức tài chính của một bộ phận người Việt còn thấp.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do giáo dục tài chính tại nước ta chưa được chú trọng tại các bậc học phổ thông. Khi lên đến bậc đại học, giáo dục tài chính lại thiên quá nhiều về lý thuyết, học thuật. Hơn nữa đối tượng được đào tạo về kiến thức tài chính chỉ tập trung vào nhóm sinh viên chuyên ngành tài chính. Còn với phần đông người dân, tài chính vẫn là thứ gì đó rất mơ hồ.
Kiến thức tài chính của người dân chưa cao chính là rào cản lớn để Financial Inclusion xâm nhập sâu rộng vào đời sống. Chẳng hạn như khi cần vay vốn, nhiều người vẫn chọn vay bên ngoài thay vì ngân hàng bởi e ngại bởi thủ tục hành chính.
5. Giải pháp phổ cập Financial Inclusion (tài chính toàn diện) đến các vùng nông thôn là gì?
Muốn nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia phải đẩy mạnh ứng dụng tài chính toàn diện. Đặc biệt là với người dân tại các vùng nông thôn. Đẩy mạnh dịch vụ tài chính, tạo thêm cơ hội tiếp cận và thúc đẩy hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng là 3 giải pháp cơ bản để phổ cập tài chính toàn diện.
5.1. Đẩy mạnh giáo dục tài chính để phổ cập Financial Inclusion
Đẩy mạnh công tác giáo dục tài chính đặc biệt cần thiết nếu như muốn phổ rộng tài chính toàn diện đến đến toàn dân. Theo đó người dân cần phải nắm rõ thức cơ bản về sản phẩm dịch vụ tài chính, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia.
Công tác giáo dục này nên thực hiện các cấp học phổ thông ông. Phần kiến thức đào tạo không nên quá thiên về lý thuyết, thay vào đó cần tập trung vào thực tế. Song song với đó công tác giáo dục tài chính đối với cá nhân và hộ gia đình cũng cần phải được tập trung.
Muốn làm tốt điều này phía tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ phải thực hiện tốt tục tác tư vấn, cung cấp kiến thức đến khách hàng. Nhằm giúp họ hiểu rõ lợi ích khi tham gia sử dụng dịch vụ tài chính.
5.2. Tạo thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ để phổ cập Financial Inclusion
Muốn tạo thêm hội tiếp cận dịch vụ tài chính đến khách hàng tại vùng nông thôn đòi hỏi mỗi tổ tài chính chức phải đẩy mạnh mở rộng mạng. Song song với đó là xây dựng chính sách dịch vụ tạo điều kiện tối đa cho người tham gia, tiết giảm hồ sơ thủ tục không cần thiết.
Mục tiêu mà mỗi ngân hàng cần hướng đến là cung cấp dịch vụ theo hướng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ viên tư vấn cần phải trải qua đào tạo bài bản, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
Bên cạnh đó phía tổ chức năng ngân hàng cũng nên giảm chi phí dịch vụ nhằm thu thêm đối tượng người dùng thu nhập thấp. Quá trình đăng ký sử dụng dịch vụ cần ứng dụng công nghệ để đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian đi lại của khách hàng.
5.3. Thúc đẩy hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân để phổ cập Financial Inclusion
Tại Việt Nam, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được xem là một trong những nhân tố đẩy mạnh toàn diện tài chính toàn diện tại các vùng nông thôn. Ngay từ năm 1993, một số chi nhánh tìm ví dụ nhân dân đầu tiên đã ra đời.
Mục tiêu của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân là huy động nguồn lực và tái hỗ trợ việc tham gia cần sử dụng đến vốn. Người dân tại địa phương có quỹ tín dụng nhân dân sẽ có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn phục vụ cho phòng sản xuất, phát triển kinh tế.
Sau hơn 28 năm mô hình quỹ tín dụng nhân dân đi vào hoạt động, hệ thống này đã tạo tiền đề để tài chính toàn diện xâm nhập sâu rộng vào đời sống của người nông dân. Trong tương lai để tài chính toàn diện tiếp tục phát triển, mô hình quỹ tín dụng này nên tiếp tục được duy trì.
6. Tổng kết Financial Inclusion là gì
Financial Inclusion là gì? Hiểu đơn giản thì đây chính là việc ứng dụng rộng rãi tài chính toàn diện đến mọi đối tượng. Có nghĩa tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản. Việc phổ cập tài chính toàn diện đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo bình đẳng giữa mọi thành phần đối tượng trong một quốc gia.
Tuy nhiên việc đẩy mạnh tài chính toàn diện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. Thế nhưng trong tương lai không xa, quá trình phổ cập này chắc chắn sẽ thay đổi bộ mặt của các quốc gia đang phát triển giống như Việt Nam. Đến đây mong rằng bạn đã hiểu chính xác bản chất Financial Inclusion là gì!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể tiếp cận với tài chính toàn diện qua các kênh nào?
Trong thời đại công nghệ số, các công ty Fintech ngày càng đóng góp vai trò chủ lực trong việc phát triển tài chính toàn diện. Với lợi thế của yếu tố công nghệ, các công ty Fintech liên tục đổi mới, sáng tạo, tích hợp cùng các tổ chức tài chính chính thống, các đối tác tiêu dùng, tiện ích; mang các dịch vụ tài chính với tính ứng dụng cao và chi phí hợp lý tới nhiều đối tượng với những mức thu nhập khác nhau trong xã hội.
Công cụ quan trọng nhất của tài chính toàn diện là gì?
Kiến thức tài chính là công cụ vô cùng quan trọng. Đẩy mạnh công tác giáo dục tài chính đặc biệt cần thiết nếu như muốn phổ rộng tài chính toàn diện đến đến toàn dân.
Ba trụ cột của tài chính toàn diện là gì?
Chúng bao gồm các tham số để:
- Đo lường khả năng tiếp cận, chẳng hạn như số lượng chi nhánh ngân hàng hoặc máy ATM cho một nhóm dân số cụ thể.
- Đo lường việc sử dụng, chẳng hạn như tỷ lệ phần trăm người trưởng thành có tài khoản tiết kiệm, chính sách bảo hiểm hoặc lương hưu.
- Đo lường chất lượng dịch vụ, chẳng hạn như giải quyết khiếu nại (thông qua số lượng khiếu nại…)
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Đòn bẩy tài chính |
Quản lý tài chính cá nhân |
Đầu tư chứng khoán |
Cách đọc báo cáo tài chính |
Cổ phiếu là gì? |