• 0888.91.91.98
  • Join group

EPS là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số EPS

EPS là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số EPS

EPS là gì? Trong đầu tư chứng khoán hiện nay, EPS là một trong những chỉ số tài chính vô cùng quan trọng. Đối với phân tích đầu tư, đây là chỉ số mang tới rất nhiều lợi ích, đặc biệt là xác định được triển vọng và khả năng khi mua cổ phiếu của một công ty nào đó.

Tuy nhiên bản chất đúng của chỉ số này thì không phải ai cũng hiểu rõ. Chính vì vậy bài viết sau Sinvest sẽ giải đáp thắc mắc EPS là gì, cách tính EPS và ý nghĩa của chỉ số này.

1. EPS là gì?

EPS hay còn được gọi là Earning Per Share, chỉ số tài chính này là tỷ suất thu nhập dựa trên cổ phần. Như vậy chỉ số EPS sẽ cho thấy phần lợi nhuận thu được dựa vào một cổ phiếu.

Trên mỗi khoản đầu tư từ ban đầu, EPS chính là phần lợi nhuận thu được vì vậy mà nó còn được xem là chỉ số giúp xác định khả năng của một công ty hoặc dự án đầu tư sinh lợi. EPS cũng chính là lợi nhuận mà công ty phân bổ dành cho một cổ phiếu bình thường và đang được lưu hành tại thị trường.

Chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS là gì?

Ví dụ như hiện tại một doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường với 1 triệu cổ phiếu, điều này tương ứng với 1 triệu USD tổng lợi nhuận sau thuế. Như vậy cổ phiếu đó hiện tại sẽ có khoảng 1 USD là EPS. Nói cách khác thì 1 USD sẽ là lợi nhuận trên mỗi một cổ phiếu.

2. Cách tính chỉ số EPS là gì?

Để đánh giá được chính xác hoạt động của doanh nghiệp ở thời thời điểm hiện tại như thế nào thì EPS chính là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng không thể bỏ qua.

Vậy cách tính chỉ số EPS là gì?

2.1. Cách tính chỉ số EPS

Chỉ số EPS được tính dựa trên công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế) / (Số lượng bình quân cổ phiếu đang lưu hành). 

Hay:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức của cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng bình quân cổ phiếu đang lưu hành). 

Công thức tính EPS dành cho nhà đầu tư

2.2. Giải thích công thức tính EPS

Trong đó ta có:

  • Lợi nhuận ròng hay thu nhập ròng chính là tổng thu nhập hiện có của doanh nghiệp. Theo đó thu nhập ròng của doanh nghiệp sẽ được bắt đầu tính từ khi có sự điều chỉnh thêm những khoản chi phí thuế, hoạt động, lãi suất, khấu hao và nhiều loại chi phí khác quanh hoạt động kinh doanh.
  • Theo đó thu nhập ròng sẽ được tính theo công thức là tổng của lợi nhuận thuần từ các hoạt động tài chính + doanh thu thuần + những khoản thu nhập khác bất thường – giá vốn của hàng bán – chi phí (gồm có những khoản phí bất thường + phí bán hàng + chi phí quản lý của doanh nghiệp) – thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Đồng thời phần lợi nhuận từ cổ phiếu ưu đãi thu được cũng chính là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi. Thông thường cổ tức này sẽ được ấn định dựa trên tỷ lệ cố định có tại mệnh giá. Là một trong những chỉ số tài chính vô cùng quan trọng trên thị trường đầu tư hiện nay. Tuy nhiên khi tiến hành tính cần phải lưu ý một số vấn đề để tránh xảy ra sai sót. Vậy những lưu ý khi tính chỉ số EPS là gì?

công thức cách tính eps là gì
Lợi nhuận ròng là tổng thu nhập hiện có của doanh nghiệp trên thị trường

3. Lưu ý cách tính chỉ số EPS

Trong toàn bộ quá trình tính toán đối với chỉ số EPS, nếu như sử dụng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ để tính thì độ chính xác sẽ được đảm bảo cao hơn. Điều này xảy ra là do số lượng cổ phiếu theo thời gian sẽ thay đổi thường xuyên.

Tuy nhiên thực tế mọi người vẫn thường có xu hướng đơn giản hóa đối với quá trình tính toán chỉ số quan trọng này thông qua việc sử dụng số cổ phiếu thông thường vào cuối kỳ đang lưu hành.

Để giảm đi chỉ số EPS này có thể tính thêm số lượng cổ phiếu đang được lưu hành cũng như những cổ phiếu chuyển đổi. Đối với trường hợp công ty mua lại cổ phiếu hoặc phát hành thêm, thì khi đó tổng số cổ phiếu bắt buộc phải theo công thức gọi là bình quân gia quyền.

Tùy thuộc vào những phương pháp kế toán mà chỉ số EPS sẽ thay đổi. Bên cạnh đó chỉ số EPS được đánh giá bởi các chuyên gia cũng chỉ dựa vào thông tin từ công ty đó. Chính vì vậy mà chỉ số này cho dù được lấy từ các chuyên gia hoặc ngay cả công ty thì cũng chỉ là một con số ước tính.

Đối với chỉ số EPS phải được xem xét trong một giai đoạn nhất định nhằm đánh giá được khả năng tăng trưởng và sự ổn định của nó. Như vậy có thể nhận thấy hiệu quả từ quá trình hoạt động của công ty. Không phải lúc nào chỉ số EPS và tổng lợi nhuận sau thuế cũng tỉ lệ với nhau.

4. Phân loại chỉ số EPS

Như vậy qua lưu ý trên có thể thấy nếu như công ty muốn tăng vốn lên bằng việc phát hành thêm với 10% số lượng cổ phiếu và lợi nhuận tăng thêm ở mức dưới 10% thì khi đó chỉ số EPS sẽ giảm. Cũng vì vậy mà giá cổ phiếu của công ty sẽ bị kéo giảm theo.

Do đó phải phân biệt rõ ràng những loại chỉ số EPS trên thị trường hiện nay để tránh những rủi ro không đáng có. Hiện tại chỉ số EPS gồm có 2 loại là:

  • EPS cơ bản (hay còn gọi là basic EPS).
  • EPS pha loãng (hay còn gọi là Diluted EPS).
Phân loại và cách tính EPS

4.1. EPS cơ bản là gì?

Trên thị trường hiện nay lợi nhuận cơ bản trên mỗi một cổ phiếu sẽ được gọi là EPS cơ bản hay với cái tên là basic EPS. Thông thường EPS cơ bản sẽ phổ biến hơn nhiều so với EPS pha loãng, bên cạnh đó chỉ số này sẽ được tính với công thức như sau:

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / số lượng bình quân cổ phiếu đang lưu hành

4.2. EPS pha loãng là gì?

Thông thường EPS pha loãng sẽ được sử dụng trong những trường hợp phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu phát hành thêm của công ty. Bởi lẽ trong tương lai những cổ phiếu này có thể sẽ được chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường.

Khi đó sẽ tăng thay đổi đối với chỉ số EPS của doanh nghiệp. Vì vậy sự gia tăng về số lượng của những cổ phiếu thông thường sẽ không có thêm bất cứ nguồn tiền nào chảy vào. Cũng chính vì điều này mà mức thu nhập đối với mỗi một cổ phiếu sẽ bị giảm đi. Công thức tính EPS pha loãng sẽ được thực hiện như sau:

EPS pha loãng = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (số lượng bình quân cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Những nhà đầu tư nếu như chỉ quan tâm tới chỉ số EPS cơ bản và bỏ qua đối với quá trình dự đoán EPS ở tương lai có thể dẫn tới những sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Cũng vì vậy mà bất kỳ một báo cáo về kết quả kinh doanh nào của công ty hiện nay cũng đều cần tới 2 chỉ số là EPS pha loãng cũng như EPS cơ bản.

5. Ý nghĩa của chỉ số EPS

Sau khi đã tìm hiểu tổng quan về khái niệm EPS là gì, chắc hẳn có rất nhiều nhà đầu tư xác định được chính xác ý nghĩa của chỉ số này. Những doanh nghiệp hiện nay thông thường nếu sở hữu EPS cao hơn so với tất cả những doanh nghiệp khác thì khi đó nguồn đầu tư sẽ được thu hút hơn.

Như vậy đây cũng là vai trò vô cùng quan trọng của chỉ số EPS này. Bên cạnh đó hiện tại những chỉ số tài chính khác quan trọng của công ty cũng được sử dụng EPS để tính toán.

ý nghĩa chỉ số eps là gì
Mối quan hệ của chỉ số P/E và EPS hiện nay là gì?

5.1. Mối quan hệ của chỉ số P/E và EPS là gì?

Trong quá trình tính toán giá của cổ phiếu, đa phần EPS sẽ được coi là một trong những biến số quan trọng và duy nhất. Đồng thời chỉ số EPS cũng là một trong những thành phần quan trọng để có thể tạo nên tỷ lệ P/E, hay còn được gọi là hệ số giá dựa vào thu nhập. 

Theo đó trong hệ số P/E thì E chính là EPS. Đồng thời hệ số (P/E) cũng chính là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng để có thể tiến hành phân tích và đưa ra quyết định trong việc đầu tư chứng khoán của bất kỳ nhà đầu tư nào hiện nay.

Công thức tính:

P/E = P/EPS.

Trong đó có:

  • EPS là thu nhập của mỗi một cổ phiếu hay Earning Per Share.
  • P là giá của thị trường hay Market Price.

Như vậy có thể thấy hệ số P/E sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được ở thời điểm hiện tại, giá thị trường cổ phiếu sẽ cao hơn bao nhiêu lần thu nhập từ cổ phiếu. Vì P>0 (giá của cổ phiếu luôn luôn lớn hơn 0), trong khi đó của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể lỗ hoặc có thể lãi. Vì vậy chỉ số EPS sẽ EPS=<0 hoặc EPS>0, hay:

  • Giá = P/E x EPS
  • Đối với trường hợp EPS < 0 sẽ không thể áp dụng để tính chỉ số P/E và khi đó chỉ có thể sử dụng chỉ số P/B.
  • Đối với trường hợp EPS > 0 sẽ có thể định giá và tình cổ phiếu dựa trên chỉ số P/E.

5.2. Ý nghĩa chỉ số EPS là gì?

Như vậy EPS là một trong những chỉ số giúp tổng hợp và phản ánh được kết quả kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhờ vào đó mà nhà đầu tư có thể so sánh và hiểu một cách dễ dàng giữa những loại cổ phiếu. Ngoài ra hiện tại trên thị trường, nhiều người còn sử dụng EPS để tính toán những chỉ số tài chính khác quan trọng.

EPS không những được sử dụng để tính toán chỉ số P/E đối với trường hợp công ty hiện không có bất kỳ ưu đãi cổ phần nào mà còn được sử dụng để tính toán chỉ số ROE

Chỉ số Return On Equity hiện là chỉ số tài chính nhằm đo lường khả năng sinh lợi dựa vào mỗi một đồng vốn cổ phần của công ty cổ phần. Bên cạnh đó, chỉ số EPS còn được sử dụng nhằm so sánh kết quả về hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp với nhau. 

Trên thực tế những doanh nghiệp hoàn toàn có thể lợi dụng bất kỳ một kỹ thuật tính toán nào nhằm đưa ra một chỉ số EPS hấp dẫn nhất. Chính vì vậy bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên hiểu rõ về cách thức tính toán EPS của mỗi một doanh nghiệp. Như vậy mới có thể đưa ra được những định hướng đúng đắn nhất. 

Đặc biệt tuyệt đối không được dựa vào duy nhất một thước đo tài chính mà phải đồng thời kết hợp cùng bản phân tích về tài chính cũng như những chỉ số khác về tài chính của doanh nghiệp đó hiện tại.

6. Chỉ số EPS ở mức bao nhiêu là tốt?

Nếu như ROE ở mức 15%  thì ít nhất nó sẽ bền vững trong vòng 3 năm. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ rất tốt nếu xu hướng càng tăng. 10 ngàn đồng là mệnh giá của một cổ phiếu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mệnh giá của cổ phiếu sẽ khác với giá cổ phiếu và giá trị sổ sách.

Khi đó bất kỳ doanh nghiệp nào niêm yết tại ba sàn UPCOM, HNX và Hose đều có một mệnh giá chung duy nhất với 10.000 đồng.

ví dụ cách tính chỉ số EPS ở mức bao nhiêu là tốt?
Chỉ số EPS hiện tại ở mức bao nhiêu là tốt?

Vì vậy nếu bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn được đánh giá hoạt động kinh doanh tốt bắt buộc phải có chỉ số EPS lớn hơn 1.500 đồng, đồng thời phải duy trì trong nhiều năm và có xu hướng tăng. Ít nhất thì EPS cũng nên lớn hơn 1.000 đồng.

7. Những ví dụ tổng quan về chỉ số EPS

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa chỉ số EPS là gì cũng và mối quan hệ của chỉ số P/E, EPS hãy cùng theo dõi những ví dụ tổng quan sau.

7.1. Chỉ số EPS của Vinamilk (VNM)

Hiện tại doanh nghiệp Vinamilk có chỉ số EPS cơ bản bằng với chỉ số EPS pha loãng và bằng 6.91 ngàn đồng. Nguyên nhân của việc này là vì quyền mua cổ phiếu vẫn còn hiệu lực hay Vinamilk hiện không phát hành đối với trái phiếu chuyển đổi.

Như vậy có thể thấy:

  • EPS = 6.910 và lớn hơn 1.500 đồng. Đồng thời chỉ số này cũng bền vững qua nhiều năm. Như vậy có thể đánh giá Vinamilk hiện tại là công ty tốt trên thị trường.

 Khi đó mối quan hệ của chỉ số P/E và EPS sẽ được tính như sau:

P/E = 24.39 (P/E = Giá / EPS)

Số cổ phiếu lưu hành ở thời điểm hiện tại là 1,451,246.749 và chỉ số EPS là 6.91. Như vậy công thức tính lợi nhuận sau thuế sẽ bằng tích của EPS và số cổ phiếu đang được lưu hành. Theo đó:

Lợi nhuận sau thuế = 10.027 tỷ VNĐ (hơn 10 ngàn tỷ).

cách tính chỉ số EPS của Vinamilk
Chỉ số EPS của doanh nghiệp Vinamilk lớn hơn 1.500 đồng

7.2. Chỉ số EPS của Công viên nước Đầm Sen (DNS)

Hiện tại công ty có chỉ số EPS cơ bản bằng với chỉ số EPS pha loãng và bằng 7.40. Như vậy mỗi một cổ phiếu của công ty có lợi nhuận sẽ là 7.400 đồng sau thuế. Như vậy có thể thấy:

  • EPS = 7400 đồng và lớn hơn 1.500 đồng. Vậy có thể đánh giá Công viên nước Đầm Sen hiện tại là công ty làm ăn rất hiệu quả trên thị trường.
  • Đồng thời giá bán sẽ là 56.500 đồng và chỉ số P/E sẽ ở mức 7.64.
cách tính chỉ số EPS của DNS
Cách tính chỉ số EPS/ công thức tính EPS

7.3. Chỉ số EPS của FLC Faros (ROS)

Hiện tại FLC Faros là một trong những công ty cổ phần chuyên về lĩnh vực xây dựng có chỉ số EPS cơ bản bằng 1.65 và chỉ số EPS pha loãng bằng 1.38. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi một cổ phiếu của công ty FLC Faros sẽ có lợi nhuận là 1.380 đồng sau thuế. Như vậy có thể thấy:

  • EPS = 1.380 đồng và nhỏ hơn 1.500 đồng. Đồng thời những năm trước lợi nhuận cũng không tốt. Như vậy có thể đánh giá rằng ROS  hiện tại không hoạt động tốt trên thị trường.
  • Đồng thời giá bán sẽ là 56.800 đồng và chỉ số P/E sẽ ở mức 38.6.

Như vậy thông qua 3 ví dụ trên bạn có thể phần nào hiểu được rõ về EPS là gì cũng như ý nghĩa và mối quan hệ của chỉ số P/E, EPS. Đặc biệt thông qua đó cũng đúc kết được lời khuyên dành cho những nhà đầu tư là nên lựa chọn doanh nghiệp sở hữu chỉ số tốt như Công ty Công viên nước Đầm Sen với mã DNS hoặc doanh nghiệp Vinamilk. Và nếu như quyết định mua ROS thì chắc chắn trong tương lai bạn sẽ bị thua lỗ.

cách tính chỉ số EPS của ROS
Cách tính chỉ số EPS/ công thức tính EPS

Là một trong những chỉ số tài chính vô cùng quan trọng trên thị trường đầu tư hiện nay, tuy nhiên EPS vẫn có một số điểm hạn chế cần phải lưu ý. Vậy hiện nay những điểm hạn chế của chỉ số EPS là gì?

8. Những hạn chế của chỉ số EPS là gì?

hạn chế của chỉ số EPS là gì?
Hạn chế của chỉ số EPS là gì?

Những hạn chế của chỉ số EPS là gì?

  • EPS có thể âm, đồng thời chỉ số P/E sẽ không có một ý nghĩa nào về mặt kinh tế nếu như mẫu số âm. Do đó để định giá cần sử dụng những công cụ khác hỗ trợ.
  • Lợi nhuận rất dễ bị biến động. Do đó nó hoàn toàn có thể bán tài sản, đột biến, chủ doanh nghiệp cố tình hoặc thuộc những ngành có chu kỳ cao. Chính vì vậy mà chỉ số EPS sẽ bị bóp méo.
  • Những doanh nghiệp thường xuyên phát hành đối với cổ phiếu ESOP, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu chuyển đối khiến cho chỉ số EPS bị giảm và những nhà đầu tư sẽ gặp phải rủi ro.
  • Những doanh nghiệp tiến hành thay đổi số liệu dẫn tới tình trạng lợi nhuận ảo khiến cho nhà đầu tư bị thua lỗ, thông qua việc gia tăng khoản phải thu và hàng tồn kho. (Đối với trường hợp TTF trong giai đoạn năm 2015 – 2016).

9. Kết luận

Như vậy bài viết trên Sinvest đã giải đáp cho các bạn độc giả thắc mắc EPS là gì , công thức tính EPS cũng như ý nghĩa và mối quan hệ của chỉ số P/E, EPS. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu được cách tính và những rủi ro của chỉ số EPS đối với những nhà đầu tư. Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn sáng suốt, đưa ra quyết định đầu tư phù hợp và thu lại lợi nhuận như mong muốn.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số EPS cao hay thấp thì tốt?

Thông thường, chỉ số EPS càng cao thì càng tốt, tuy nhiên cần xem xét kỹ vì chỉ số này có thể làm ảo. Cân nhắc xem xét chỉ số EPS của các doanh nghiệp cùng ngành với nhau để ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

EPS âm ảnh hưởng như thế nào?

Đánh giá đầu tiên khi EPS âm là công ty hoạt động kém, đồng thời công thức P/E hoàn toàn mất ý nghĩa. Do đó công ty sẽ phải sử dụng một công cụ khác để đánh giá khả năng sinh lợi của cổ phiếu.

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Nếu EPS> 1500, doanh nghiệp sẽ được đánh giá là kinh doanh tốt. Không những thế, chỉ số này cần được duy trì trong nhiều năm liên tiếp và có xu hướng tăng trong tương lai. Và chỉ số EPS được đánh giá là tốt khi đạt trên mức 1000 đồng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

ROA là gì
Cổ tức là gì
P/E là gì
Ebit là gì
P/B là gì
5/5 - 1 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận