• 0888.91.91.98
  • Join group

EBITDA là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về chỉ số EBITDA

EBITDA là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về chỉ số EBITDA

Đầu tư chứng khoán hiện đang là kênh kiếm tiền được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ đem lại lợi nhuận khủng cho những người tham gia mà thị trường chứng khoán còn giúp các nhà đầu tư tạo ra nguồn thu nhập thụ động ổn định. Tuy nhiên, trước khi biết cách đầu tư chứng khoán hiệu quả, bạn cần phải nắm chắc những kiến thức quan trọng của thị trường này. Vậy bạn đã biết chỉ số EBITDA là gì chưa?

1. EBITDA là gì?

EBITDA là gì? EBITDA là Thu nhập của doanh nghiệp trước lãi vay, thuế và khấu hao. Đây là một chỉ số được sử dụng để làm thước đo lợi nhuận của một doanh nghiệp trong thời gian hoạt động. 

EBITDA là một từ viết tắt của cụm Tiếng Anh. EBITEarnings Before Interest and Taxes, còn DADepreciation and Amortization.

Như đã biết ở bài viết về EBIT, EBIT có nghĩa là thu nhập trước lãi vay và thuế. Depreciation là khấu hao tài sản hữu hình. Amortization là khấu hao tài sản vô hình.

Như vậy EBITDA nghĩa là Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao.

Sau khi giải nghĩa được thuật ngữ EBITDA, các bạn có thể hiểu đơn giản hơn về thuật ngữ này. Đó là chỉ số dùng để thể hiện doanh thu của công ty sau khi trừ đi chi phí lãi vay, thuế và khấu hao. 

EBITDA là gì? EBITDA là chỉ số được các doanh nghiệp sử dụng làm thước đo lợi nhuận trong thời gian hoạt động kinh doanh
EBITDA là gì? EBITDA là chỉ số được các doanh nghiệp sử dụng làm thước đo lợi nhuận trong thời gian hoạt động kinh doanh

Đối với các nhà đầu tư mà nói, chỉ số EBITDA chính là thước đo quan trọng nhất để xác định hiệu quả kinh doanh của công ty. Từ đó, có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá chính xác và xem xét có nên đầu tư vào mã chứng khoán của công ty hay không.

2. Ý nghĩa của EBITDA là gì?

Ý nghĩa của EBITDA là gì? Chỉ số EBITDA bắt đầu xuất hiện và nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư từ những năm 1980s tại Hoa Kỳ. Chỉ số này có thể đánh giá khả năng thanh toán nợ của một doanh nghiệp hay khả năng quản lý tài chính, mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, đây chỉ là những ý nghĩa cơ bản của chỉ số EBITDA.

Nếu là một nhà đầu tư thông minh thì việc tận dụng chỉ số EBITDA sẽ còn mang lại nhiều lợi ích hơn nữa. Chỉ số EBITDA giúp cho các nhà đầu tư loại trừ được các yếu tố liên quan tới tài chính kế toán như chi phí lãi vay, chi phí thuế,…

ý nghĩa của EBITDA là gì?

Ý nghĩa của EBITDA là gì?

Đặc biệt, nhờ có chỉ số EBITDA mà việc phân tích tình hình tài chính của các công ty, doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ số EBITDA sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá đúng tiềm năng của mỗi công ty và đảm bảo độ chính xác hơn cho những quyết định của NĐT.

Không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, chỉ số EBITDA cũng giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp. Chúng hỗ trợ các doanh nghiệp làm đẹp báo cáo tài chính, giúp tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư để làm tăng giá cổ phiếu

3. Công thức tính EBITDA là gì?

Công thức tính chỉ số EBITDA là gì? Chắc hẳn đây chính là những câu hỏi mà các bạn thắc mắc nhất sau khi biết được những lợi ích mà EBITDA mang lại. 

Thực ra có rất nhiều cách để tính chỉ số EBITDA. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ hướng dẫn các bạn 3 cách tính phổ biến nhất. Đó là các công thức sau:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Chi phí lãi vay + Chi phí khấu hao
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Chi phí khấu hao
EBITDA = EBIT + Khấu hao

Trong đó, mọi số liệu liên quan tới lợi nhuận sau, trước thuế, tiền thuế, chi phí lãi vay và khấu hao bạn có thể xem tại bảng báo cáo tài chính của công ty. Còn đối với số liệu EBIT thì bạn có thể tham khảo tại bảng hoạt động kinh doanh của công ty. Các số liệu sẽ được cung cấp rõ ràng tới các nhà đầu tư để giúp bạn có thể đánh giá tiềm năng của công ty nhanh chóng.

Công thức tính chỉ số EBITDA là gì?
Công thức tính chỉ số EBITDA là gì?

Để giúp các bạn hiểu rõ cách tính chỉ số EBITDA hơn, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ như sau:

Một doanh nghiệp thu về lợi nhuận sau thuế là 200 triệu đồng. Họ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 triệu đồng, các chi phí như khấu hao, lãi vay phải trả tổng 50 triệu đồng. Như vậy, chỉ số EBITDA của doanh nghiệp sẽ là:

Chỉ số EBITDA = 200 + 20 + 50 = 270 triệu đồng

4. Chỉ số EBITDA được sử dụng trong những trường hợp nào?

Khi đã nắm rõ chỉ số EBITDA là gì thì các bạn cũng nên biết cách sử dụng chỉ số này hiệu quả. Không phải trường hợp nào chúng ta cũng có thể sử dụng chỉ số EBITDA. Để chỉ số EBITDA thể hiện đúng ý nghĩa của chúng nhất thì nhà đầu tư cần phải sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sản xuất: EBITDA thường xuyên được sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất có giá trị tài sản, tỷ trọng và quy mô lớn có chi phí khấu cao. Khi được sử dụng trong các công ty này, chỉ số EBITDA thể hiện rất tốt vai trò của mình. Chúng giúp thu hút các nhà đầu tư và làm cho bản báo cáo tài chính của công ty trở nên đẹp hơn.
  • So sánh chỉ số EBITDA trong thời gian dài hơn mức trung bình của doanh nghiệp: Khi so sánh như vậy, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được chính xác về doanh nghiệp mà mình quan tâm. Đồng thời cũng có cái nhìn tổng quan hơn để giúp xác định những bước đi tiếp theo.
Những trường hợp nên sử dụng chỉ số EBITDA
  • Sử dụng để tính toán mô hình định giá EV / EBITDA: Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số EBITDA để tính toán mô hình định giá EV / EBITDA. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng chỉ số này để thay thế cho các dòng tiền trong quá trình kinh doanh của công ty.
  • So sánh mô hình định giá: Ngoài việc sử dụng để tính toán thì chỉ số EBITDA cũng được tận dụng để so sánh các mô hình định giá như EBITDA Margin, nợ / EBITDA,…

5. Vai trò của EBITDA trong phân tích tài chính là gì?

Vai trò trong phân tích tài chính của EBITDA là gì? Chỉ số EBITDA đã bỏ qua các khoản chi phí có thể ẩn đi hoặc gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là vai trò lớn nhất của chỉ số EBITDA. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư thắc mắc đó chính là các chi phí nào đã được chỉ số EBITDA bỏ qua? 

5.1. Tiền lãi vay

Tiền lãi vay chính là chi phí không được tính đến đầu tiên bởi chúng gắn liền với cấu trúc tài chính của mỗi doanh nghiệp. Hầu hết, các doanh nghiệp khi hoạt động đều sẽ có cấu trúc nợ – vốn khác nhau. Từ đó, chúng ta có thể suy ra rằng chi phí lãi vay của từng doanh nghiệp sẽ không giống nhau. Doanh nghiệp vay nợ càng nhiều thì chi phí lãi vay sẽ càng lớn.

Vai trò trong phân tích tài chính của EBITDA là gì?
Chi phí đầu tiên không được chỉ số EBITDA tính đến đó là tiền lãi vay

Không chỉ thế, nếu lãi vay của doanh nghiệp là khoản vay hợp lý thì chúng sẽ trở thành khoản chi phí được khấu trừ khi doanh nghiệp tính thuế. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lại sử dụng chỉ số EBITDA như một tấm chắn thuế vậy.

5.2. Tiền thuế

Tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào các khoản lãi, lỗ trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, chi phí này thường thay đổi rất nhiều. Sự biến động chi phí gây ra rất nhiều ảnh hưởng bởi chúng có thể làm sai lệch lợi nhuận ròng thực tế.

Vai trò của EBITDA trong phân tích tài chính là gì?
Chi phí thuế mà doanh nghiệp phải trả luôn biến động nên gây ra rất nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là làm sai lệch lợi nhuận ròng thực tế

Bên cạnh đó, mức thuế suất đối với mỗi doanh nghiệp đều khác nhau. Tùy vào từng khu vực, ngành nghề kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp mà chi phí phải đóng sẽ không giống nhau.

5.3. Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giá trị thặng dư, thời gian hữu ích,… Một số doanh nghiệp áp dụng tính khấu hao nghiêm ngặt hoặc lỏng hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Chính vì thế, chỉ số EBITDA sẽ không trừ đi chi phí khấu hao để hạn chế những ảnh hưởng tới các yếu tố trên.

Khi giữ lại các con số chi phí, chỉ số EBITDA sẽ giúp công việc so sánh lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, do những hạn chế của chỉ số EBITDA mà các ứng dụng của chỉ số trong đầu tư luôn cần phải đi kèm với các chỉ số khác. Cụ thể, một số ứng dụng tính toán các hệ số liên quan tới EBITDA mà bạn cần nắm rõ đó là:

  • EBITDA / Margin = Chỉ số EBITDA / Doanh thu thuần
  • EV / chỉ số EBITDA = Vốn hóa trên thị trường + Tổng tiền nợ – Tiền mặt
  • Debt / chỉ số EBITDA = Tổng số nợ / EBITDA

6. Mặt hạn chế của chỉ số EBITDA là gì?

Đúng là chỉ số EBITDA mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải chỉ số nào trong chứng khoán cũng chỉ đem lại lợi ích. Chỉ số EBITDA vẫn có những mặt hạn chế của riêng chúng. Vậy mặt hạn chế của EBITDA là gì? Sau đây là những hạn chế của chỉ số EBITDA mà bạn cần lưu ý:

6.1. Dòng tiền không thể thay thế bởi chỉ số EBITDA

Chỉ số EBITDA giúp doanh nghiệp loại bỏ đi chi phí lãi vay và thuế thu nhập. Tuy nhiên, dựa trên thực tế hiện nay thì không có doanh nghiệp nào hoạt động mà không có chi phí lãi vay hay nộp thuế cho Nhà nước. Do đó, nếu như chỉ quan tâm tới EBITDA mà bỏ qua dòng tiền thì bạn nên xem xét lại hướng đi của mình nhé.

Mặt hạn chế của chỉ số EBITDA là gì?

Những hạn chế của chỉ số EBITDA là gì?

6.2. EBITDA bỏ qua vốn lưu động

Khi doanh nghiệp thu về lợi nhuận từ những sản phẩm mà mình cung cấp ra ngoài thị trường thì chắc chắn một điều rằng doanh nghiệp đó phải có nguồn vốn có sẵn. Bởi chỉ khi có vốn thì mới có thể tạo ra được nguồn hàng tồn kho cần thiết và cung cấp đầy đủ tới các kênh bán hàng của doanh nghiệp.

Việc EBITDA bỏ qua vốn lưu động là một hạn chế khiến chúng ta đánh giá thiếu sót về doanh nghiệp.

bỏ qua vốn lưu động
Chỉ số EBITDA bỏ qua vốn lưu động 

6.3. EBITDA khiến công ty giảm giá trị thực

Một điểm hạn chế nữa của chỉ số EBITDA đó chính là chúng khiến cho giá trị của công ty thấp hơn so với giá trị thực tế. Trường hợp này xảy ra khi các nhà đầu tư chỉ quan tâm tới bội số của chỉ số EBITDA mà không để ý tới các chi tiết về  thu nhập thuần của doanh nghiệp.

khiến công ty giảm giá trị thực
Chỉ số EBITDA khiến giá trị của công ty rẻ hơn giá trị thực tế trên thị trường

6.4. EBITDA có thể thay đổi liên tục

Chỉ số EBITDA phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lãi vay, phí thuế, chi phí khấu hao,..Chính vì thế, nhiều công ty lợi dụng đặc điểm này để làm thay đổi chỉ số EBITDA. Điều này khiến EBITDA trở nên mất giá trị và không đáng tin cậy.

Mặt hạn chế của chỉ số EBITDA là gì?
Chỉ số EBITDA phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên có thể thay đổi liên tục và gây ra nhiều hiểu lầm cho các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp

Nếu như các nhà đầu tư chỉ xem số liệu EBITDA trong 1 năm thì chắc chắn sẽ bị mắc bẫy. Để đảm bảo an toàn, các nhà đầu tư nên xem qua số liệu EBITDA của những năm trước nữa nhé.

7. Tổng kết

Như vậy là mọi thông tin cơ bản cần biết về EBITDA đã được Sinvest đề cập trong bài viết ngày hôm nay. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số EBITDA là gì, ý nghĩa cũng như công thức cách tính như thế nào để áp dụng vào phân tích tình hình doanh nghiệp nhé.

Câu hỏi thường gặp

Nên xem EBITDA của mấy năm?

Với những hạn chế của EBITDA nhắc trong bài viết, bạn nên quan sát chỉ số này trong giai đoạn 3 năm trở lên.

Ý nghĩa cơ bản của chỉ số EBITDA là gì?

Chỉ số này có thể đánh giá khả năng thanh toán nợ của một doanh nghiệp hay khả năng quản lý tài chính, mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó.

EBIT và EBITDA là gì?

EBIT là thước đo lợi nhuận của một doanh nghiệp, bao gồm tổng doanh thu trừ đi chi phí, ngoại trừ thuế thu nhập và lãi vay. EBITDA là thước đo hiệu suất của một doanh nghiệp, bao gồm tổng doanh thu trừ đi các loại chi phí ngoại trừ tiền lãi, khấu hao và thuế. EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao.

Những bài viết kiến thức bạn có thể tham khảo:

Ebit là gì
Đòn bẩy tài chính
Doanh thu thuần là gì
Công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền
Cách đọc báo cáo tài chính
Gross profit
5/5 - 7 bình chọn

VÕ LIÊN

“You have to fight the bad days to earn the best days”

Chưa có bình luận