Nến Inside Bar là gì? 4 bước giao dịch HIỆU QUẢ với Inside Bar!
- Thặng Trương
-
07/12/2022
- 0 Bình luận
Trong giao dịch Price Action, Inside Bar, Fakey và Pin Bar có lẽ là các mô hình nến được các Trader sử dụng nhiều nhất. Trong đó, Inside Bar là một trong những mô hình nến cực kỳ đa năng vì nó vừa có thể giao dịch đảo chiều, vừa có thể giao dịch theo xu hướng. Vậy Nến Inside Bar là gì?
Cùng Sinvest tìm hiểu chi tiết và giao dịch với mô hình nến này qua 4 bước!
1. Nến Inside Bar là gì?
Inside Bar là một mô hình nến có ít nhất 2 nến được cấu tạo theo dạng nến sau nằm gọn trong nến trước với 1 cây nến to thân dài ôm trọn vẹn cây nến còn lại giống như mẹ bồng con.
Mô hình nến này không nhất thiết phải có 2 cây nến, mà có thể là 3, 4 cây nến hoặc thậm chí nhiều hơn. Nhưng tất cả phải thoả mãn cây nến sau bắt buộc phải nằm gọn trong lòng của cây nến trước.
Mô hình nến Inside Bar còn được gọi với một tên khác là mô hình Harami. Đây là mô hình quan trọng và phổ biến được sử dùn thường xuyên trên thị trường Forex.
2. Đặc điểm của nến Inside Bar
Trước khi giao dịch với nến Inside Bar việc đầu tiên là bạn cần làm là nhận diện mô hình nến này để phân biệt với các mô hình nến khác.
Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của nến Inside Bar mà trader cần nắm được:
- Cây nến đầu tiên được gọi là Mother Bar (cây nến mẹ), có đặc điểm nhận dạng là thân dài, lớn.
- Cây nến tiếp theo gọi là nến Inside (nến con), có đặc điểm là thân nhỏ nằm hoàn toàn trong cây nến mẹ đằng trước.
- Nến Inside có thể nằm ngay chính giữa của Mother Bar, hoặc đóng cửa gần sát giá đóng hoặc giá mở của Mother Bar, nhưng bắt buộc giá thấp nhất và cao nhất phải nằm TOÀN BỘ trong Mother Bar. Đó là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để hình thành nên 1 Inside Bar.
- Số lượng nến: Nến Inside Bar tiêu chuẩn sẽ có 2 nến nhưng trong thực tế có nhiều biến thể. Có thể có nhiều nến con và có cấu tạo nằm gọn trong thân của cây nến trước.
- Về màu sắc: 1 Inside Bar điển hình nên có 2 cây nến ngược màu nhau, nhưng nếu trùng màu thì cũng không sao (vì các mẫu hình Price Action ít khi phân biệt màu sắc).
3. Nến Inside Bar nói lên điều gì?
Trong giao dịch Price Action nến Inside Bar được các Trader đánh giá rất cao vì chúng mang những ý nghĩa vô cùng to lớn trong giao dịch:
- Khi thấy Inside Bar, chúng ta có thể thấy rằng thị trường đang không có nhiều biến động. Mẫu nến này cho thấy hành động giá đang có dấu hiệu đang đi vào vùng tích lũy hoặc ở giai đoạn chưa quyết định. Tức là số lượng người mua, người bán đã bắt đầu giảm nhiệt.
- Dựa vào mẫu hình nến này nhà đầu tư có thể ra quyết định đóng lệnh để chờ hành động giá tiếp theo. Bởi vì, thời điểm này cả phe mua và phe bán đang do dự.
- 1 InsideBar thường xuất hiện khi giá đang do dự hoặc tích luỹ. Chúng cũng có thể xảy ra tại các mức kháng cự và hỗ trợ quan trọng.
- Nến InsideBar cũng cung cấp những tín hiệu về xu hướng (tiếp diễn hoặc đảo chiều). Tuy nhiên, để chắc chắn về xu hướng thì bạn cần phải có sự xác nhận từ các công cụ, chỉ báo khác.
4. Inside Bar – Các biến thể của nến Inside Bar
Trong thực tế, các InsideBar có rất nhiều biến thể và mỗi biến thể đều có mức độ hiệu quả khác nhau:
#1. Double (multi) Inside Bar – Mô hình Inside Bar đa nến.
Inside Bar đa nến có thể gồm 3 hoặc nhiều nến, trong đó cây nến mẹ vẫn phải dài nhất, cây nến 2, 3, 4 di chuyển trong phạm vị nến mẹ, không cần lồng nhau. Các nến con màu sắc có thể khác nhau.
Các InsideBar đa nến cho thấy sự tích lũy kéo dài của thị trường, và sau đó thường sẽ là 1 cú nổ mạnh đưa giá đi xa. (Nhưng đi về đâu thì mình chưa rõ 😊).
Thời điểm này khá nguy hiểm nên các bạn đặc biệt không tham gia giao dịch và tốt hơn nên đóng bớt các lệnh đang giao dịch đề phòng rủi ro.
#2. Coiling Inside Bar – Mô hình InsideBar lồng nhau
Coiling InsideBar xuất hiện khi 2 InsideBar hoặc nhiều hơn lồng vào nhau lần lượt, tức là mỗi cây nến sau đều bị cây nến đứng trước bao bọc toàn bộ từ đỉnh tới đáy.
Đây là mẫu hình mạnh hơn InsideBar, vì nó cho thấy sự tích luỹ rất đều đặn và đẹp, cuối cùng sẽ dẫn tới 1 cú bứt phá mạnh mẽ đưa giá đi xa.
#3. Mô hình Fakey InsideBar
Mô hình nến Fakey InsideBar thường sẽ gồm 4 cây nến, trong đó 2 cây nến đầu tiên sẽ tuân theo mô hình nến insidebar tiêu chuẩn, 2 cây nến tiếp theo là sự phá vỡ giả (False breakdown).
Fakey là Inside Bar và có sự xuất hiện của phá vỡ giả – False Breakdown. Đó là khi giá phá vỡ ra khỏi InsideBar ban đầu về 1 hướng nhưng lại nhanh chóng quay đầu về hướng ngược lại, làm cho các nhà giao dịch vào lệnh theo hướng đó bị mắc bẫy.
Đó là 1 sự từ chối giá, và sau khi Fakey xuất hiện, giá thường sẽ phá vỡ ngược với xu hướng trước đó.
#4. Mô hình Inside bar – Pin Bar
Khi bạn thấy 1 cây Pin bar bị bao bọc toàn bộ bởi 1 mother bar đằng sau, thì nó là mẫu hình Inside Bar – Pin Bar combo (vừa là Pin Bar, vừa là InsideBar).
Đây cũng chính là mẫu hình Price Action đảo chiều khá mạnh, vì InsideBar cho thấy thị trường đang tích luỹ, và khi bản thân nó là Pin Bar thể hiện sự từ chối giá.
Ngoài ra, mẫu hình Inside bar cũng cung cấp tín hiệu đảo chiều nến cây nến thứ 2 là cây nến nhỏ như nến Doji, nến Spinning Top, nến búa,…
5. 4 bước giao dịch HIỆU QUẢ với Inside Bar
Mô hình Inside Bar là một mô hình nến vừa cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng, vừa cung cấp tín hiệu đảo chiều.
Trong phần lớn các trường hợp, Inside Bar sẽ đóng vai trò là 1 mẫu hình tiếp diễn xu hướng, đặc biệt trong các xu hướng mạnh. Tuy nhiên, InsideBar hoàn toàn có thể là 1 setup đảo chiều tại các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng.
Cùng Sinvest giao dịch với Inside Bar trong 2 trường hợp trên qua 4 bước sau đây:
#1. Trường hợp 1: Inside Bar là mẫu hình tiếp diễn
Bước 1: Xác định xu hướng
Trước tiên nhà đầu tư cần xác định xem xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường là Uptrend hay Downtrend và xu hướng này có động lượng mạnh hay không? Hay đã có dấu hiệu suy yếu.
Nếu xu hướng đã suy yếu thì chúng ta có thể thấy rằng thị trường đang không có nhiều biến động và có dấu hiệu đi vào vùng tích lũy hoặc ở giai đoạn chưa quyết định. Vì vậy không nên sử dụng InsideBar để giao dịch.
Xem thêm: Trendline là gì?
Bước 2: Xác định nến Inside Bar
Quan sát đồ thị giá xem nến InsideBar xuất hiện ở vị trí nào và thuộc loại nến tiêu chuẩn hay biến thể nào. Nếu đây là mô hình cụm đa nến, nến lồng nhau thì tín hiệu tiếp diễn xu hướng càng mạnh.
Bước 3: Kết hợp các chỉ báo
Tín hiệu giao dịch mà Insidebar cung cấp thường không mạnh mẽ. Chúng ta sẽ khó biết được giá sẽ tiếp diễn thực sự hay không. Cho nên khi giao dịch với mô hình nến này thì việc kết hợp với công cụ phân tích kỹ thuật khác là vô cùng cần thiết.
Trader có thể kết hợp thêm tín hiệu từ các chỉ báo MACD, RSI, Parabolic SAR,… để chắc chắn xu hướng sắp diễn ra.
Bước 4: Vào lệnh
Vào lệnh thuận theo xu hướng ,vào lệnh Buy khi xu hướng tăng và Sell với xu hướng giảm.
- Điểm đặt lệnh: Vào lệnh ngay khi nến insidebar vừa hoàn thành hoặc khi có sự xác nhận của cây nến tiếp theo.
- Cắt lỗ: Đối với lệnh Buy nhà giao dịch sẽ đặt cách điểm thấp nhất của nến mẹ một vài pip. Lệnh Sell sẽ được đặt cách điểm cao nhất của nến mẹ vài pip.
- Chốt lời: Tuỳ theo tỷ lệ R:R của mỗi người hoặc có thể sử dụng TralingStop khi đã có lợi nhuận.
Bật mí nhỏ:
Ngoài ra, vì tính đơn giản và thuận theo xu hướng của Inside Bar, các trader có thể dùng để nhồi lệnh thuận theo xu hướng và thu về được lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ được sử dụng bởi các trader chuyên nghiệp.
Ta có thể đặt các lệnh SellStop tại đáy của Inside với Stoploss vài pip cách đỉnh của mô hình này.
Lưu ý: Tránh giao dịch InsideBar tiếp diễn tại các vùng giá quan trọng, vì tại các vùng này sẽ có nhiều khả năng xảy ra phá vỡ giả hoặc đảo chiều.
#2. Trường hợp 2: Inside Bar là mẫu hình đảo chiều
Bước 1: Xác định xu hướng
Nhận định xu hướng hiện tại đã có dấu hiệu suy yếu. Tuyệt đối không giao dịch đảo chiều khi xu hướng hiện tại vẫn đang mạnh mẽ, bởi lúc này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Bước 2: Xác định nến Inside Bar
Xác định vị trí xuất hiện của mô hình nến này. Nếu mô hình này xuất hiện ở các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng thì tín hiệu càng mạnh mẽ.
Bước 3: Kết hợp các chỉ báo
Khi xác định được xu hướng và vị trí xuất hiện của Inside Bar các trader nên kết hợp thêm các công cụ khác để chắc chắn sự đảo chiều.
Bước 4: Vào lệnh
- Điểm vào lệnh: Vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến con.
- Điểm cắt lỗ: Các trader có thể đặt tại đáy gần nhất với lệnh Sell và đỉnh gần nhất với lệnh Buy.
- Chốt lời: Tương tự như với giao dịch thuận xu hướng ở trên.
6. Một vài lưu ý khi giao dịch với nến InsideBar
Khi giao dịch với nến InsideBar, các trader cần lưu ý một vài điểm sau:
- Fakey, InsideBar-Pin Bar là các mẫu hình đảo chiều mạnh hơn InsideBar.
- Tránh giao dịch các InsideBar có nến mẹ hoặc Inside Bar lớn, dài và chứa nhiều nến Inside bên trong, các mẫu hình này khó đoán và dễ thua lỗ.
- Chỉ nên giao dịch với InsideBar đảo chiều tại các mức giá quan trọng và giao dịch với các Inside tiếp diễn tại các vùng giá ít quan trọng.
- Không giao dịch khi thị trường ở trạng thái giằng co hoặc không rõ ràng.
- Nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu của nến Inside Bar.
- Bạn nên giao dịch với khung thời gian dài hơn để giảm thiểu các tín hiệu giả mạo.
- Nên thực hiện các giao dịch với khối lượng vừa phải để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
- Hãy luôn tuân thủ kế hoạch giao dịch của bạn và không quyết định giao dịch dựa trên cảm xúc.
7. Kết luận
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu thêm về mẫu nến Inside Bar và 4 bước đơn giản để giao dịch với mô hình này.
Hy vọng các chia sẻ của Sinvest sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận khi sử dụng mô hình InsideBar trong giao dịch.
Chúc bạn giao dịch thành công!
Câu hỏi thường gặp?
1. Nến Inside Bar là gì?
InsideBar là một mô hình nến có ít nhất 2 nến được cấu tạo theo dạng nến sau nằm gọn trong nến trước với 1 cây nến to thân dài ôm trọn vẹn cây nến còn lại giống như mẹ bồng con.
2. Sự khác nhau giữa InsideBar vs Engulfing là gì?
Trong khi InsideBar cho thấy sự co lại của thị trường, thì thanh nhấn chìm cho thấy sự thay đổi ngay lập tức và đột ngột trong tâm lý thị trường. Một thanh nhấn chìm tăng giá hình thành ở mức hỗ trợ sau một xu hướng giảm giá cho thấy những người tham gia đã đảo ngược tâm lý của họ chỉ trong một cây nến.
3. Cách phân tích một nến Inside Bar?
Để phân tích một nến Inside Bar, bạn cần xem xét giá đóng cửa của nến hiện tại so với giá mở của nến trước đó. Nếu giá đóng cửa của nến hiện tại cao hơn giá mở của nến trước đó, thì đó là một nến Inside Bar Bullish, ngược lại nếu giá đóng cửa của nến hiện tại thấp hơn giá mở của nến trước đó, thì đó là một nến Inside Bar Bearish.
Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.
Chúc các bạn giao dịch thành công!