• 0888.91.91.98
  • Join group

Cốc tay cầm là gì? Cách kiếm lợi nhuận Vượt Trội từ mô hình này!

Cốc tay cầm là gì? Cách kiếm lợi nhuận Vượt Trội từ mô hình này!

Mô hình Cốc tay cầm (Cup and Handle) là một trong những mô hình nổi tiếng và được rất nhiều các nhà đầu tư sử dụng bởi hiệu quả vượt trội của nó! Cup and Handle là mô hình giá có thời gian hình thành khá lâu và ít xuất hiện nhưng mỗi khi xuất hiện lại mang đến lợi nhuận vượt trội cho các trader khi sử dụng mô hình này!

Trong bài viết này, Sinvest sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình Cốc tay cầm và làm thế nào để có thể giao dịch hiệu quả với mô hình này. Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Mô hình Cốc tay cầm là gì?

Mô hình Cốc tay cầm (Cup and Handle) là một mô hình dạng biểu đồ được William L.Jiler giới thiệu lần đầu vào những năm 1960 với tên gọi Saucer with platform. Sau đó mô hình này được William J.O’ neil phổ biến lại với tên gọi Cup and Handle

Mô hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm

Mô hình Cup and Handle có hình dạng giống chiếc cốc hình chữ U và tay cầm hơi lệch nhẹ. Mô hình này thường xuất hiện trong một xu hướng rõ ràng, cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng.

Mô hình này có thể được tìm thấy trong nhiều khung thời gian khác nhau, từ biểu đồ hàng giờ (H1), hàng ngày (D1), hàng tuần (W1) đến hàng tháng (MN). Tuy nhiên, nó hiệu quả hơn trên khung thời gian biểu đồ hàng ngày (D1). 

Có một số biến thể của mô hình này, nhưng tất cả chúng đều có vẻ ngoài giống nhau.

2. Các thành phần của mô hình Cup and Handle

Mô hình Cốc tay cầm
Mô hình Cốc tay cầm

Cũng như tên gọi của nó, mô hình này gồm có 2 phần chính là phần cốc, và tay cầm.

#1. Phần cốc (Cup)

Thường có dạng hình chữ U hoặc chữ V, thể hiện thị trường vừa trải qua một giai đoạn xuống dốc, sau đó tạo đáy và hiện tại đang có xu hướng đi lên.

#2. Phần tay cầm (Handle)

Sau khi giá tăng lên và tới vùng đỉnh cốc, sẽ có nhiều nhà giao dịch bắt đầu bán ra để thu lợi nhuận hoặc bán hòa vốn.

Lúc này giá sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh giảm. Khi nguồn cung cạn dần, phe mua sẽ thắng thế, giá vượt khỏi phần tay cầm. Lúc này mô hình cốc tay cầm chính thức được hoàn thành.

Lưu ý:

Mô hình Cup and Handle thường được sử dụng trong một xu hướng tăng giá.

3. Đặc điểm của mô hình Cốc tay cầm

Mô hình cốc tay cầm thường xuất hiện sau một đợt phục hồi lớn, nơi thị trường phải tạm dừng và “lấy lại nhịp thở”.

Đặc điểm
Đặc điểm

Theo William  J.O’Neil, mô hình Cup and Handle trong thị trường Chứng khoán có các đặc điểm sau:

  • Trước khi hình thành khu vực bên trái cốc, thị trường phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%. Đây là điều kiện rất quan trọng mà nhiều nhà đầu tư thường bỏ qua.
  • Đây là mô hình tiếp diễn xu hướng, do đó cần có một đợt tăng giá trước đó (tối thiểu 30%, thậm chí là 50%, 100%…)
  • Thời gian hình thành từ 7 đến 65 tuần. Thông thường là 3- 6 tháng.
  • Tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc- Đáy cốc (Độ sâu của cốc): Khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. 

Lưu ý: Những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc- Đáy cốc vượt quá 50% thường thất bại.

  • Đáy cốc hình chữ” U” sẽ đáng tin cậy hơn hình chữ “V”
  • Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau

Đặc điểm phần tay cầm:

  • Có thời gian hình thành từ 1-2 tuần. Đây là một đợt điều chỉnh của thị trường nhằm loại bỏ bớt các nhà đầu tư “non gan” trước một đợt tăng giá chuẩn bị diễn ra.
  • Khối lượng giao dịch trong phần tay cầm phải nhỏ (quan trọng), thanh khoản càng giảm thì càng tốt. Điều này cho thấy không còn nhà giao dịch nào muốn bán nữa. Giá điều chỉnh chặt chẽ và volume giao dịch thấp là một chỉ báo tốt.
  • Cũng có một số trường hợp không xuất hiện phần tay cầm, cổ phiếu tăng luôn và không có giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, mẫu hình không có tay cầm này thường có tỷ lệ thành công thấp hơn.
  • Phần tay cầm cần được nằm ở nửa trên của chiếc cốc và nằm trên đường MA200. Nếu không thỏa mãn hai tiêu chí này thì mô hình có khả năng thất bại tương đối cao.
  • Thông thường tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm từ 10-15% tính từ đỉnh tay cầm, trừ khi cổ phiếu tạo nên một cái cốc rất lớn.
  • Điểm breakout khỏi phần tay cầm: Khối lượng tăng 40%-50% so với mức trung bình các phiên trước đó.

Trên đây là các đặc điểm của mô hình Cup and Handle trong thị trường chứng khoán và được áp dụng trên các cổ phiếu. Tuy nhiên các đặc điểm này cũng được dùng luôn sang thị trường ngoại hối Forex.

4. Phân biệt mô hình cốc tay cầm & cốc tay cầm ngược

Ngoài mô hình Cốc tay cầm các nhà đầu tư còn thường hay giao dịch với mô hình Cốc tay cầm ngược. Để phân biệt 2 mẫu hình này nhà đầu tư có thể căn cứ vào các đặc điểm như sau:

4.1. Mô hình cốc tay cầm

Mẫu hình chiếc cốc tay cầm thường xuất hiện trong xu hướng tăng, hình dáng giống chữ U, phần đáy cốc ở dưới, miệng cốc ở trên, phần tay cầm hơi chếch xuống dưới. Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ tăng mạnh mẽ.

Mô hình Cup and Handle
Mô hình Cốc tay cầm

4.2. Mô hình cốc tay cầm ngược

Mô hình chiếc cốc tay cầm ngược có thể xuất hiện trong xu hướng giảm, hình dáng ngược lại so với mô hình thuận: đáy cốc ở trên, miệng cốc ở dưới, phần tay cầm hơi hướng lên trên.

Giá sau khi breakout ra khỏi phần tay cầm sẽ giảm mạnh mẽ.

Mô hình ngược
Mô hình Cốc tay cầm ngược

Để có cái nhìn tổng qua hơn về sự khác biệt giữa 2 mô hình này, mời các trader điểm qua một vài sự khác biệt như sau:

#1. Định nghĩa

  • Mô hình cốc tay cầm: Mô hình cốc tay cầm là một mô hình biểu đồ có hình dạng giống như một cốc tay cầm, thể hiện sự giảm giá sau đó tăng giá với khối lượng giao dịch tăng dần.
  • Mô hình cốc tay cầm ngược: Mô hình cốc tay cầm ngược thể hiện sự tăng giá sau đó giảm giá với khối lượng giao dịch giảm dần, có hình dáng giống như một cái chén ngược.

#2. Xu hướng giá

  • Mô hình cốc tay cầm: Mô hình cốc tay cầm thường được xem là tín hiệu cho thấy xu hướng giá đang chuyển từ giảm xuống sang tăng lên.
  • Mô hình cốc tay cầm ngược: Mô hình cốc tay cầm ngược thường được xem là tín hiệu cho thấy xu hướng giá đang chuyển từ tăng xuống sang giảm.

#3. Khối lượng giao dịch

  • Mô hình cốc tay cầm: Khối lượng giao dịch thường tăng dần theo thời gian trong mô hình cốc tay cầm, đó là một tín hiệu mạnh hơn cho việc dự đoán xu hướng giá.
  • Mô hình cốc tay cầm ngược: Khối lượng giao dịch thường giảm dần theo thời gian trong mô hình cốc tay cầm ngược, và do đó, nó không được coi là một tín hiệu mạnh hơn cho việc dự đoán xu hướng giá.

#4. Cách sử dụng

  • Mô hình cốc tay cầm và cốc tay cầm ngược đều được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng giá của một cặp tiền tệ, chứng khoán hay tài sản khác.
  • Tuy nhiên, mô hình cốc tay cầm được sử dụng phổ biến hơn và được coi là tín hiệu mạnh hơn trong phân tích kỹ thuật.

5. Cách giao dịch với mô hình Cốc tay cầm

Phương pháp giao dịch với mô hình này được đánh giá là khá đơn giản và dễ dàng thực hiện bởi bạn chỉ cần xác định được thời điểm vào lệnh là đã giải quyết được 80% vấn đề khi giao dịch với mô hình này. 

Có khá nhiều phương pháp giao dịch với mô hình Cup and Handle, tuy nhiên có 3 phương pháp sau sau được nhiều nhà đầu tư áp dụng nhất:

#1. Vào lệnh khi giá break out khỏi phần tay cầm

Đây là cách giao dịch phổ biến nhất, nhưng vẫn có xác suất rủi ro. Tuy nhiên, nếu giá đi đúng dự đoán nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận không hề nhỏ.

Đầu tiên, hãy vẽ một đường xu hướng để xác định vùng kháng cự bao gồm các vùng giá đỉnh của phần tay cầm. Việc phá vỡ vùng kháng cự là tín hiệu mua của bạn.

Điểm vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi vùng kháng cự hoặc tại cây nến xác nhận tín hiệu phía sau.

Vào lệnh khi giá break out khỏi vùng tay cầm
Vào lệnh khi giá break out khỏi vùng tay cầm

#2. Vào lệnh khi giá quay lại retest phần tay cầm

Chiến lược giao dịch này an toàn hơn, nhưng nếu giá không quay lại retest vùng phá vỡ trader sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh đẹp. Cách giao dịch này, nhà giao dịch sẽ vào lệnh tại điểm giá quay lại và chạm vào đường hỗ trợ đã phá vỡ trước đó.

Vào lệnh khi giá quay lại retest phần tay cầm
Vào lệnh khi giá quay lại retest phần tay cầm

#3. Vào lệnh tại phần đáy của tay cầm

Đây là chiến lược giao dịch khá rủi ro, nhưng lại giúp trader kiếm được lợi nhuận cao nhất. Với cách này trader sẽ vào lệnh ngay tại phần đáy của tay cầm mà không cần chờ đợi break out khỏi mô hình. 

#4. Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình Cup and Handle:

Cuối cùng, khi giao dịch với mô hình Cup and Handle, các trader cần lưu ý một vài đặc điểm sau:

  • Không mua đuổi khi giá đã tăng trên 5% từ đỉnh tay cầm. (Theo William J.O’neil)
  • Không nên giao dịch chỉ dựa vào một mình tín hiệu từ mô hình Cup and Handle mà nên kết hợp với tín hiệu từ các chỉ báo khác hoặc các mô hình nến tiếp diễn.
  • Không phải lúc nào hình dáng của cái cốc cũng đúng tiêu chuẩn và giống nguyên mẫu chiếc cốc. Cho nên, nhà giao dịch cần linh hoạt xác nhận trên biểu đồ.

Lợi nhuận vượt trội Mô hình Cốc tay cầm với Exness

6. Cách tìm điểm Stop loss và Take profit

Sau khi bạn đã biết được thời điểm vào lệnh khi sử dụng mô hình Cốc tay cầm bạn cần giảm thiểu rủi ro và đặt cắt lỗ cho các giao dịch này vì không có phương pháp giao dịch nào là đúng 100% cả!

Điểm Stop loss và Take profit của mô hình Cốc tay cầm
Điểm Stop loss và Take profit của mô hình Cốc tay cầm

Bạn cần đặt Stop loss tại vị trí bên dưới phần đáy cốc một vài pip hoặc đặt stop loss gần hơn tại đáy của phần tay cầm.

Lưu ý:

Khi giá đã khớp lệnh và có lợi nhuận, bạn nên dời điểm stoploss ban đầu lên điểm entry để có mức rủi ro bằng 0, hoặc có thể dời lên cao hơn entry 1 chút để có thêm 1 phần lợi nhuận.

Vậy điểm chốt lời ở đâu?

Điểm chốt lời
Điểm chốt lời của mô hình Cốc tay cầm

Take profit cho mô hình cốc và tay cầm khá đơn giản. 

Đo khoảng cách từ đỉnh cốc đến đáy cốc và chiếu khoảng cách đó bắt đầu từ đáy của tay cầm. Miễn là tay cầm vẫn ở nửa trên của cốc, mức đặt chốt lời này dẫn đến tỷ lệ rủi ro thấp và lợi nhuận cao khi giao dịch.

Ngoài ra, các trader nên kết hợp mô hình cup and handle với các công cụ phân tích kĩ thuật khác để đưa ra nhận định chính xác hơn.

7. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về mô hình Cốc tay cầm, hi vọng có thể giúp các trader hiểu rõ ý nghĩa và ứng dụng quan trọng của mô hình này trong giao dịch.

Mô hình này được William J.O’ neil phổ biến và áp dụng trong giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên hiện nay mô hình này được áp dụng trên cả thị trường tiền điện tử (Crypto) và đặc biệt là thị trường ngoại hối (Forex).

Các trader nên giao dịch trên tài khoản thử nghiệm hoặc backtest chiến lược trước khi giao dịch với mô hình cup and handle trên tài khoản thực.

Bên cạnh đó, để có thêm kiến thức chinh chiến trên thị trường đầy rủi ro này, mời các trader cùng tham khảo Khóa học Forex nền tảng cho người mới bắt đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ được đội ngũ SINVEST.io xây dựng bằng tất cả tâm huyết của mình.

Chúc các trader giao dịch thành công!

Câu hỏi thường gặp?

1. Mô hình cốc tay cầm trong Forex là gì?

Mô hình Cup and Handle trong Forex là một kỹ thuật phân tích kỹ thuật (technical analysis) được sử dụng để dự đoán xu hướng giá của các cặp tiền tệ trong thị trường ngoại hối. Nó là một mô hình biểu đồ (chart pattern) có hình dáng giống như một cốc tay cầm, được hình thành bằng cách các giá cả giảm dần sau đó tăng lên với khối lượng giao dịch tăng dần.

2. Mô hình cốc tay cầm có thể áp dụng trong thị trường Forex như thế nào?

Mô hình này có thể áp dụng trong thị trường Forex bằng cách sử dụng nó để dự đoán xu hướng giá của các cặp tiền tệ. Khi một mô hình cốc tay cầm xuất hiện trên biểu đồ giá của một cặp tiền tệ, nó có thể cho thấy rằng xu hướng giá đang bắt đầu chuyển từ giảm xuống sang tăng lên. Điều này có thể cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu để mua vào các cặp tiền tệ có khả năng tăng giá trong tương lai.

3. Các yếu tố nào cần được quan tâm khi sử dụng mô hình Cup and Handle trong thị trường Forex?

Các yếu tố cần được quan tâm khi sử dụng mô hình Cup and Handle trong thị trường Forex bao gồm:

  • Kích thước và hình dạng: Nếu mô hình có kích thước lớn hơn thì nó có thể cho thấy tín hiệu mạnh hơn về sự phục hồi giá.
  • Thời gian hình thành: Thời gian hình thành của mô hình cốc tay cầm càng lâu thì nó càng có tính xác thực cao hơn.
  • Khối lượng giao dịch: Nếu khối lượng giao dịch tăng đột biến khi giá cả giảm xuống và sau đó tăng lên, thì đó có thể là một tín hiệu mạnh hơn cho một mô hình Cup and Handle.
  • Tín hiệu khác: Nhà đầu tư nên chú ý đến các tín hiệu khác như hỗ trợ và kháng cự (support and resistance) để xác định
5/5 - 8 bình chọn

Thặng Trương

Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Chưa có bình luận