• 0888.91.91.98
  • Join group

Saxo Bank là gì? Đánh giá sàn Saxo Bank mới nhất 2023

<strong>Saxo Bank là gì? Đánh giá sàn Saxo Bank mới nhất 2023</strong>

Sàn giao dịch Saxo Bank hoạt động từ năm nào, có giấy phép kinh doanh hay không. Nhà đầu tư giao dịch trên sàn này có được đảm bảo rủi ro hay không. Hiện có bao nhiêu loại tài khoản và bao nhiêu loại sản phẩm để nhà đầu tư có thể giao dịch. Làm thế nào để có thể đánh giá cũng như cập nhật đầy đủ thông tin về sàn giao dịch Saxo?

Nếu bạn đang tìm kiếm một sàn giao dịch tài chính uy tín. Hãy cùng Sinvest tìm hiểu tất cả những thông tin chi tiết về sàn giao dịch Saxo Bank qua bài viết dưới đây.

1. Saxo Bank là gì?

Saxo Bank là sàn giao dịch được thành lập năm 1992, dưới tên của ngân hàng tư nhân Saxo Capital Markets. Trụ sở giao dịch tại địa chỉ 15 Philip Heymans Alle – 2900 Hellerup – Đan Mạch.

Saxo là một trong những ngân hàng tư nhân đầu tiên cung cấp dịch vụ giao dịch tiền tệ trực tuyến trên thế giới. Đơn vị tài chính được hoạt động dưới sự chấp thuận của Chỉ thị đầu tư Châu Âu năm 1996.

Saxo Bank cung cấp gần như mọi loại tài sản được giao dịch điện tử, cung cấp các giao dịch ngoại hối, tùy chọn ngoại hối, hợp đồng kì hạn giao dịch các loại tiền không giao dịch (NDF), Hợp đồng chênh lệch (CFD), cổ phiếu, quyền chọn cổ phiếu, Quỹ giao dịch trao đổi (ETF), Ghi chú giao dịch (ETN) bao gồm tiền điện tử, tùy chọn hợp đồng và trái phiếu.

Saxo Bank là gì?
Saxo Bank là gì?

Sàn giao dịch Saxo Bank hoạt động và được cấp phép từ các đơn vị tài chính uy tín tại Đan Mạch và nhiều đơn vị tài chính rải rác khắp thế giới như là: Anh, Úc, Singapore, Ý, Úc, Nhật Bản. Cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhà đầu tư ngắn hạn như forex và FCD. Với mỗi phân khúc khách hàng, sàn giao dịch cung cấp đến những sản phẩm phù hợp khác nhau và rất đa dạng.

Với tư cách là một nhà môi giới trực tuyến uy tín, Saxo đã hỗ trợ hàng nghìn khách hàng và hàng trăm đơn vị tài chính trung gian về các giao dịch tài chính trực tiếp. Với hàng trăm nghìn giao giao dịch mỗi ngày từ gần 1 triệu nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản đánh giá sàn Saxo Bank:

Năm thành lập

1992

Tiền nạp tối thiểu

500 Bảng Anh

Sản phẩm giao dịch

Ngoại hối, Cổ phiếu, Trái phiếu, ETF, Hàng hóa, Quỹ hỗ trợ, Tiền điện tử.

Đòn bẩy tối đa

1:66

Nền tảng giao dịch

SaxoTraderGO và SaxoTrader PrO

Các loại tài khoản

Tài khoản Saxo, tài khoản công ty, tài khoản chuyên nghiệp và tài khoản chung

Phí Spread

Từ 0.4 pip

Ngôn ngữ website

Tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác

Phương thức nạp – rút tiền

Chuyển khoản quốc tế, Thẻ tín dụng

2. Đánh giá tổng quan sàn giao dịch Saxo Bank

Saxo Bank là sàn giao dịch ngoại hối hoạt động trên nền tảng riêng do sàn tự thiết kế. Khác với các sàn giao dịch thông thường, Saxo Bank không hoạt động trên nền tảng MetaTrader.

  • Nhà đầu tư muốn hoạt động trên sàn này cần xác thực đầy đủ thông tin chi tiết. Nhằm đảm bảo tối đa những rủi ro khi giao dịch. Nhà đầu tư sẽ được cung cấp tài khoản theo từng mức độ để có thể tiến hành giao dịch bình thường. Những danh mục sản phẩm được phép giao dịch và không được phép giao dịch trên mỗi loại tài khoản được cập nhật rõ ràng.
Một vài đánh giá tổng quan khi giao dịch sàn Saxo
Một vài đánh giá tổng quan khi giao dịch sàn Saxo
  • Có rất nhiều tài liệu tham khảo, hướng dẫn nhà đầu tư từ bước đăng ký mở tài khoản, điều khoản sử dụng rất chi tiết. Với mỗi loại sản phẩm khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, hợp đồng tương lai sàn đều có những video bổ sung thêm kiến thức cho nhà đầu tư.
  • Với số tiền mà các nhà đầu tư có trong tài khoản, Saxo Bank bảo đảm họ sẽ không bị mất nhiều tiền hơn số tiền hiện có. Nhà đầu tư cần nắm bắt được đầy đủ quy tắc sàn đưa ra để bảo vệ số dư âm trong tài khoản.
  • Số dư âm được đảm bảo theo quy tắc của thị trường chứng khoán Châu Âu. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, không đảm bảo nhà cầu tư có thể cắt lỗ kịp thời.

3. Các điều khoản dịch vụ bắt buộc khi tham gia sàn Saxo Bank

  • Nhà đầu tư không được sử dụng thông tin mà sàn cung cấp cho bất kỳ mục đích bất hợp pháp nào. Từ những thông tin mà sàn cung cấp, nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quan để có thể đưa ra những phán xét mang tính quyết đoán không quá phụ thuộc vào thông tin sàn cung cấp.
  • Nhà đầu tư cần phải chịu trách nhiệm về tất cả những hành động hay những sai sót của mình khi tài khoản có dấu hiệu bị đánh cắp. Nhà đầu tư cần đảm bảo sự bảo mật từ tài khoản của mình, tránh những rủi ro không đáng có. Nếu như tài khoản có dấu hiệu bị đánh cắp thông tin hay nghi ngờ cần báo ngay với sàn để tiến hành khóa tài khoản kịp thời.
  • Các thông tin sàn cung cấp chỉ mang tính tham khảo, chứ không liên quan đến bất kỳ mục tiêu nào từ phía sản phẩm sàn cung cấp.
  • Ngân hàng Saxo và bất kỳ bên thứ ba nào được liên kết đều không đảm bảo và không chịu trách nhiệm pháp lý cho tài khoản của nhà đầu tư.

4. Saxo Bank có uy tín không?

Cũng giống như bao sàn môi giới ngoại hối khác, giấy phép hoạt động luôn là thước đo hoàn hảo nhất đánh giá mức độ uy tín của sàn. Một sàn Forex uy tín sẽ được quản lý và cấp phép bởi một trong các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu thế giới như: FCA, FSA, CySEC, ASIC,…

Quay lại với Saxo Bank, sàn môi giới này không chỉ có một mà hầu như có tất cả giấy phép hoạt động được cấp từ các tổ chức tài chính hàng đầu và xứng đáng là một trong những sàn môi giới uy tín hàng đầu thế giới.

Dưới đây là thông tin về các giấy tờ pháp lý đánh giá sàn Saxo Bank:

  • Saxo Capital Markets UK Limited được quản lý và cấp phép bởi Cơ quan quản lý tài chính Vương Quốc Anh với số giấy phép 551422.
Giấy phép FCA sàn Saxo Bank
Giấy phép FCA sàn Saxo Bank
  • Saxo Capital Markets (Australia) Limited được quản lý và cấp phép bởi Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc với số giấy phép 32 110 128 286.
Giấy phép ASIC sàn Saxo Bank
Giấy phép ASIC sàn Saxo Bank
  • FINMA – Cơ quan giám sát tài chính Thụy Sĩ 
  • FSA – Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản, giấy phép số 8010401082810
  • Một số cơ quan tài chính khác như CONSOB, MAS, SFC tại HongKong,…

Bạn có thể tham khảo tất cả các giấy tờ pháp lý sàn Saxo Bank tại đây:

Tổng hợp các loại giấy phép
Tổng hợp các loại giấy phép

Với những giấy tờ pháp lý hàng đầu như trên thì Saxo Bank hoàn toàn là sàn môi giới ngoại hối uy tín bậc nhất hiện nay. Các trader hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch trên broker ngoại hối này.

5. Các sản phẩm giao dịch sàn Saxo Bank

Sàn giao dịch Saxo Bank cung cấp tất cả 8 loại hình tài sản bao gồm: Ngoại hối, Cổ phiếu, Trái phiếu, ETFs, Hàng hóa, Quỹ hỗ trợ, Tiền điện tử và Hợp đồng tương lai. Những điều kiện và yêu cầu cơ bản từ một số loại sản phẩm sàn cung cấp phổ biến.

Cụ thể về các sản phẩm giao dịch sàn Saxo Bank như sau:

  • Tiền tệ: Hơn 200 cặp tiền tệ bao gồm cặp tiền chính, cặp tiền chéo và ngoại lai
  • Cổ phiếu: Truy cập hơn 22.000 cổ phiếu từ New York, Hong Kong, London và trên 50 thị trường toàn cầu khác. 
  • Tiền điện tử: 9 cặp tiền điện tử từ BTC, ETH và LTC so với USD, EUR hoặc JPY
  • Hàng hóa: Gồm 2 sản phẩm chính là vàng, bạc được giao dịch dưới nhiều hình thức
  • Hợp đồng tương lai: Có trên 300 hợp đồng tương lai từ 23 sàn giao dịch toàn cầu, bao gồm các chỉ số vốn chủ sở hữu, năng lượng, kim loại, nông nghiệp
  • Quỹ ETFs:  Giao dịch với hơn 6.400 quỹ ETF từ các lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khỏe, môi trường và nhiều lĩnh vực khác
  • Trái phiếu: Hỗ trợ trên 4.500 trái phiếu chính phủ và công ty từ khắp nơi trên thế giới 
  • Quỹ tương hỗ: hơn 250 quỹ tương hỗ được xếp hạng hàng đầu từ các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

6. Nền tảng giao dịch sàn Saxo Bank

Như đã nói ở trên, sàn giao dịch Saxo Bank không sử dụng những nền tảng phổ biến như các sàn khác. Sàn môi giới này sử dụng nền tảng độc quyền do mình thiết kế là nền tảng SaxoTraderGO và SaxoTrader PrO. Với 2 loại nền tảng này phục vụ cho các giao dịch trên máy tính để bàn và điện thoại di động.

Nền tảng SaxoTraderGO

Nền tảng SaxoTraderGO
Nền tảng SaxoTraderGO

SaxoTraderGo được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn HTML5, là một tiêu chuẩn web tiên tiến ở thời điểm hiện tại. Do đó, nền tảng này có thể tương thích trên hầu hết các thiết bị.

Công cụ vẽ biểu đồ rất đầy đủ với gần 50 chỉ báo và 17 công cụ vẽ chart, bao gồm cả các tín hiệu giao dịch tự động.

Dưới đây là một số tính năng trên nền tảng SaxoTraderGo:

  • Giao dịch thuật toán
  • Cung cấp các công cụ phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
  • Tin tức và nghiên cứu từ chuyên gia
  • Hơn 40 chỉ báo kỹ thuật và công cụ vẽ
  • Phân tích hiệu suất: Bảng chỉ số chuyên dụng trực quan hóa lịch sử P/L, lợi nhuận và hiệu suất của bạn cho bất kỳ tài khoản và khung thời gian nào.
  • Phân tích và cảnh báo ký quỹ
  • Lá chắn tài khoản
  • Tương tích với ứng dụng di động (iOS, Android), máy tính bảng hoặc giao dịch trực tuyến qua web

Nền tảng SaxoTraderPRO

SaxoTraderPRO cũng tương tự với bản SaxoTraderGO về giao diện và chức năng. Tuy nhiên phần mềm SaxoTraderPRO cung cấp nhiều tính năng chuyên nghiệp chẳng hạn như hỗ trợ mở tối đa tới 6 màn hình hay hỗ trợ cho các chiến lược giao dịch bằng thuật toán của nhà đầu tư.

Nền tảng SaxoTraderPRO
Nền tảng SaxoTraderPRO

Một số tính năng chính của SaxoTraderPRO

  • Dữ liệu thị trường cấp 2
  • Hiển thị thời gian và dữ liệu đơn hàng
  • Giao dịch thuật toán
  • Gói biểu đồ với hơn 50 chỉ báo kỹ thuật để phân tích xu hướng giá
  • Chuỗi tùy chọn sản phẩm giao dịch
  • Phân tích hiệu suất giao dịch dựa trên lịch sử
  • Tóm tắt danh mục đầu tư
  • Tải xuống các báo cáo lịch sử giao dịch
  • Một số tính năng quản lý rủi ro

7. Các loại tài khoản giao dịch sàn Saxo Bank

Sàn giao dịch Saxo Bank chỉ cung cấp 4 loại tài khoản cơ bản đó là: tài khoản Saxo, tài khoản công ty, tài khoản chuyên nghiệp và tài khoản chung. Với mỗi loại tài khoản sẽ có những điều kiện giao dịch khác nhau, cùng tìm hiểu chi tiết:

Tài khoản Saxo không phân biệt nhà đầu tư

Đây là loại tài khoản dành cho mọi nhà đầu tư, tài khoản này cũng được chia làm các hạn mức khác nhau như là: tài khoản classic, tài khoản Platinum, tài khoản Vip.

Tài khoản Saxo
Tài khoản Saxo

Với loại tài khoản Classic thì thông tin cụ thể như sau:

  • Nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ những giao dịch đầu vào của ngành.
  • Loại tài khoản này vẫn sẽ được sàn hỗ trợ tối đa dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật chi tiết. Thời gian hỗ trợ là 5 ngày trên 1 tuần, nhà đầu tư lưu ý khoảng thời gian này để tiện liên hệ nếu cần tư vấn và hướng dẫn.
  • Để có thể giao dịch được trên tài khoản này nhà đầu tư cần nạp vào số tiền tối thiểu là 2.000 USD

Tài khoản Platinum thì có đặc điểm như sau:

  • Nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi ích từ mức chênh lệch và hoa hồng khi giao dịch có lãi.
  • Loại tài khoản này, nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ bằng ngôn ngữ địa phương của nhà đầu tư.
  • Yêu cầu số tiền tối thiểu nạp vào tài khoản loại này phải từ 200.000 USD.

Đối với tài khoản Vip thì đây là loại tài khoản nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ sàn. Cụ thể:

  • Khi đăng ký tài khoản này, nhà đầu tư sẽ có những giao dịch với giá tốt nhất.
  • Được nhân viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp chăm sóc riêng.
  • Có thể truy cập vào Saxo Stars 1:1 và nhận lời mời độc quyền khi giao dịch trên một số sản phẩm (tài sản) có giá trị lớn.

Để có cái nhìn rõ hơn về các cấp bậc được phân chia trong tài khoản Saxo, mời các trader cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây:

So sánh các cấp bậc được phân chia trong tài khoản Saxo
So sánh các cấp bậc được phân chia trong tài khoản Saxo

Tài khoản công ty

Loại tài khoản này dành riêng cho nhà đầu tư là những công ty tham gia vào sàn. Sẽ nhận được nhiều ưu đãi và có chuyên viên tài chính chăm sóc riêng. Nhà đầu tư là công ty sẽ có nhiều quy định hơn để đảm bảo rủi ro về tài sản. Đảm bảo tài khoản giao dịch của công ty không có số âm. Đảm bảo cắt lỗ kịp thời tránh những rủi ro khi thị trường có nhiều biến động không tốt.

Tài khoản công ty
Tài khoản công ty

Tài khoản công ty để được duyệt sẽ mất khoảng thời gian tối đa khoảng 1 tuần nếu như nhà đầu tư cung cấp đầy đủ những giấy tờ về pháp lý. Với loại tài khoản công ty, nhà đầu tư có thể giao dịch hơn 65.00 sản phẩm mà sàn cung cấp.

Tài khoản chuyên nghiệp

Điều kiện để nhà đầu tư cá nhân từ tài khoản thường, Platinum lên tài khoản chuyên nghiệp là nhà đầu tư phải có số dư trong tài khoản tối thiểu 500.000 € và đã thực hiện ít nhất 10 giao dịch có quy mô lớn trong 4 quý vừa qua. Nhà đầu tư cần có thời gian làm việc trong lĩnh vực tài chính ít nhất 1 năm.

Tài khoản chuyên nghiệp
Tài khoản chuyên nghiệp

Với các nhà đầu tư cá nhân, sẽ được sự bảo lãnh từ quỹ bảo lãnh tài chính lên đến 100.000 EUR cho mỗi giao dịch có trên sàn. Nhà đầu tư có quyền yêu cầu được bảo vệ tài khoản ở cấp cao hơn. Bảo vệ nhà đầu tư khỏi số âm khi tài khoản rơi vào tình trạng số dư âm. Tức là khi tài khoản của bạn có những giao dịch lỗ âm dưới mức tài khoản hiện có. Nhà đầu tư cần phải thanh toán bổ sung đầy đủ số tiền đã bị âm khi giao dịch.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cần nắm bắt được đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch. Sàn giao dịch Saxo sẽ không áp đặt những hạn chế từ các sản phẩm đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp có tỷ lệ ký quỹ cao và có thể sử dụng tài khoản chứng khoán làm tài khoản thế chấp.

Tài khoản chung

Đây là loại tài khoản ra mắt sau của Saxo Bank giúp các thành viên trong cùng một gia đình giao dịch, phòng ngừa rủi ro và đầu tư cùng nhau.

Tài khoản chung
Tài khoản chung

Tài khoản chung chỉ có thể được mở giữa các thành viên gia đình đầu tiên, chẳng hạn như vợ / chồng, anh chị em, cha mẹ và con cái. Tất cả các ứng viên phải từ 18 tuổi trở lên.

Khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản chung là 50.000 USD.

Bạn cần lưu ý rằng một người nhất định chỉ có thể là một phần của một tài khoản chung.

8. Phí giao dịch và đòn bẩy sàn Saxo Bank

So với các sàn môi giới uy tín hàng đầu như Exness, ICMarkets hay XTB thì phía giao dịch tại Saxo Bank gần như không có ưu đãi về phí giao dịch. Các khoản phí tại broker này được cho là khá cao so với thị trường. Cụ thể:

Phí giao dịch sàn Saxo Bank
Phí giao dịch sàn Saxo Bank

Phí chênh lệch

Mức phí này không cố định mà còn tùy thuộc vào công cụ và loại tài khoản mà nhà giao dịch lựa chọn. Phí chênh lệch sàn Saxo Bank dao động trung bình khoảng 0.4 – 1.1 pip.

Phí hoa hồng

Phí hoa hồng sẽ được broker này tính trên mỗi lệnh giao dịch. Bạn sẽ phải trả mức phí hoa hồng từ 1$ trên các sản phẩm như Cổ phiếu, Hợp đồng tương lai, ETFs,…

Phí hoa hồng
Phí hoa hồng

Tỷ lệ đòn bẩy

Tỷ lệ đòn bẩy tối đa mà Saxo Bank hỗ trợ là 1:66, nhưng đây là mức đòn bẩy mà chỉ có nhà giao dịch chuyên nghiệp mới được phép sử dụng. Còn đối với khách hàng cá nhân thì tỷ lệ đòn bẩy tối đa là thay đổi từ 30:1 đến 2:1 theo sự biến động của công cụ cơ bản:

  • 1:30 cho các cặp tiền chính
  • 1:20 cho các cặp tiền phụ, vàng và các chỉ số chính
  • 1:10 đối với hàng hóa không phải là vàng và các chỉ số vốn chủ sở hữu không lớn
  • 1.5 đối với cổ phiếu riêng lẻ và các giá trị tham chiếu khác
  • 1:2 cho tiền điện tử

Có thể thấy Saxo Bank cung cấp một mức đòn bẩy vô cùng eo hẹp, nhà giao dịch phải có số vốn tương đối lớn mới có thể giao dịch trên sàn môi giới này.

9. Các phương thức nạp – rút tiền sàn Saxo Bank

Về vấn đề nạp – rút, Saxo Bank chỉ cung cấp phương thức nạp tiền thông qua chuyển khoản ngân hàng và sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ quốc tế. Các loại ví điện tử sẽ không được hỗ trợ bởi sàn này.

Việt Nam cũng có tên trong danh sách các quốc gia được hỗ trợ nạp tiền bởi sàn Saxo Bank. Trong đó, hình thức nạp – rút tiền qua thẻ tín dụng sẽ phải trả một khoản phí theo quy định của sàn. Tham khảo quy định tại đây

Các phương thức nạp – rút tiền

Tuy nhiên, bất cập nằm ở chỗ sàn môi giới này không cho rút tiền về thẻ tín dụng/ghi nợ mà chỉ có một phương thức rút tiền duy nhất là chuyển khoản ngân hàng. Vì vậy việc rút tiền sẽ mất rất nhiều thời gian, mất khoảng 3-5 ngày đối với các tài khoản ngân hàng mở tại Việt Nam.

10. Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Saxo Bank hiện có cung cấp một trang hỗ trợ hiển thị các câu hỏi nhanh tuy nhiên các câu hỏi này được viết bằng tiếng Anh và câu trả lời khá khó hiểu.

Về dịch vụ hotline, họ tuyên bố rằng sàn hỗ trợ 24/5 tuy nhiên thực tế thì vào buổi tối thường rất khó liên hệ được nhân viên hỗ trợ thông qua hotline.

Liên hệ sàn Saxo Bank
Liên hệ sàn Saxo Bank

Bên cạnh đó sàn còn không hỗ trợ tính năng livechat cho các tài khoản thông thường mà chức năn này chỉ có trên phần mềm giao dịch của những khách hàng VIP. Đây là điểm trừ rất to lớn khi giao dịch trên sàn môi giới này.

11. Đánh giá ưu – nhược điểm sàn Saxo Bank

Ưu điểm

Ưu điểm
Ưu điểm sàn Saxo Bank
  • Sàn giao dịch Saxo Bank có cung cấp các thông tin chi tiết hỗ trợ nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình sản phẩm mà họ phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện giao dịch của mình.
  • Hoạt động dưới sự quản lý và được cấp phép của rất nhiều đơn vị tài chính trên thế giới. Đảm bảo được quyền lợi cho các nhà đầu tư tránh rủi ro không mong muốn khi sàn giao dịch có nhiều biến động.
  • Hỗ trợ cho các nhà đầu tư nạp tiền và rút tiền từ tài khoản giao dịch hoàn toàn miễn phí. Hình thức nạp tiền và rút tiền linh hoạt và thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng.
  • Cung cấp đa dạng nhiều loại sản phẩm tài sản cho nhiều đối tượng khách hàng. Nhà đầu tư có thể thoải mái lựa chọn bất kỳ 1 loại hình tài sản nào để giao dịch ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Hỗ trợ nhà đầu tư kết nối với nền tảng giao dịch của bên thứ ba mà không tính phí. Do vậy, khi nhà đầu tư có thể liên kết với bên thứ 3 để quản lý tài khoản và giao dịch thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo được sự an toàn khi giao dịch.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, sàn Saxo Bank có một điểm trừ nhỏ đó là:

  • Nhà đầu tư muốn thực hiện các giao dịch cần nạp vào số tiền tối thiểu khá lớn. Với các tài khoản nạp tiền lần đầu, yêu cầu tối thiểu phải từ 500 bảng Anh.
  • Phương thức nạp – rút dành cho khách hàng Việt Nam khá hạn chế, mức phí tương đối cao.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được chu đáo.

12. Kết luận

Như vậy tên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về sàn giao dịch Saxo Bank. Theo quan điểm của cá nhân tôi, sàn môi giới này uy tín thì uy tín thật đấy nhưng có lẽ không dành cho các trader Việt Nam.

Hy vọng với những thông tin mà tôi vừa cung cấp, các trader sẽ có đủ dữ liệu để nghiên cứu kỹ hơn về sàn giao dịch này. Từ đó có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư và mở tài khoản giao dịch trên broker uy tín bậc nhất thị trường này hay không.

Câu hỏi thường gặp?

Sàn Saxo Bank có uy tín không?

Đây là môi giới uy tín hàng đầu thị trường với nhiều giấy tờ pháp lý được cấp bởi các tổ chức quản lý tài chính hàng đầu thị trường như: FCA, ASIC, FSA Nhật Bản,…

Saxo Bank nạp tối thiểu bao nhiêu?

Yêu cầu ký quỹ tối thiểu của sàn môi giới này là 50 Bảng Anh.

Saxo Bank có tính phí nạp tiền không?

Thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng phải chịu phí, thông tin chi tiết có tại đây. Phí liên quan được hiển thị trước khi giao dịch được cam kết và được trừ vào tổng số tiền được chuyển.

5/5 - 5 bình chọn

Thặng Trương

Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Chưa có bình luận