Bear Trap là gì? Bật mí cách phòng tránh bẫy giảm giá trong giao dịch Forex?
- Thặng Trương
-
28/03/2023
- 0 Bình luận
Bạn đã bao giờ bị thị trường “gài bẫy” chưa? Chắc rằng đã có đôi lúc bạn bị “dính bẫy” của thị trường. Một trong những loại bẫy phổ biến trong giao dịch đó chính là Bear trap – bẫy giảm giá.
Vậy Bear trap là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả bẫy giảm giá? Cùng Sinvest tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Bear trap là gì?
Bear trap hay còn được gọi là “Bẫy giảm giá” là một thuật ngữ chuyên dùng trong thị trường tài chính nói chung hay giao dịch Forex nói riêng.
Bear trap dùng để chỉ một tín hiệu giả đánh lừa nhà đầu tư rằng thị trường đang có dấu hiệu suy thoái và bắt đầu giảm giá trở lại sau một chu kì tăng giá trước đó.
Tín hiệu này thường xảy ra khi thị trường đang trên đà tăng giá (Up trend) đột nhiên xuất hiện các tín hiệu đảo chiều giảm giá. Giá phá vỡ các vùng hỗ trợ làm các nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường đang có xu hướng giảm giá nên đặt các lệnh bán.
Tuy nhiên, thị trường lại nhanh chóng tăng trở lại như ban đầu khiến các nhà đầu tư thua lỗ.
2. Nguyên nhân hình thành Bear Trap
Bẫy Bear trap hay bẫy giảm giá đều được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân và đều khiến các nhà đầu tư thua lỗ. Do đó, trong quá trình giao dịch các trader cần phải biết khi nào Bear trap xảy ra để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Hiểu rõ được nguyên xảy ra bẫy giảm giá sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế được tối đa rủi ro khi giao dịch Forex. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra Bear trap:
#1. “Cá mập” thao túng thị trường
“Cá mập” là những nhà đầu tư sở hữu lượng vốn lớn và bẫy giảm giá thường được họ sử dụng. Họ có khả năng tài chính vô cùng lớn để tạo các lệnh mua bán ảo liên tục nhằm tạo cung cầu giả với mục đích đẩy các cặp tiền xuống thấp.
Những trader non trẻ và thiếu kinh nghiệm khi thấy giá đột nhiên giảm mạnh sẽ lo lắng và sợ hãi thị trường đảo chiều. Đồng thời bán đi các vị thế mà mình đã mua vào trước đó hoặc mở một lệnh bán mới.
Nắm bắt cơ hội này, các “cá mập” sẽ đặt mua với mức giá thấp để thu lợi nhuận.
#2. Nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời
Nếu xu hướng tăng đã duy trì trong một thời gian dài, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chốt lời để đảm bảo lợi nhuận.
Khi nhiều nhà đầu tư cùng chốt lời tại một thời điểm sẽ tạo ra hiệu ứng giảm giá tạm thời. Sau đó, khi các lệnh bán yếu dần thị trường sẽ tiếp tục tăng trở lại.
Hoặc vào những ngày nghỉ cuối tuần hay các dịp lễ, thị trường Forex không hoạt động nên nhiều nhà đầu tư cũng muốn chốt lời sớm.
#3. Các sự kiện hoặc tin tức bất ngờ
Khi thị trường có một tin xấu hay sự kiện bất ngờ, nhiều nhà đầu tư sợ hãi và liên tục bán các vị thế mua vào khiến cho giá giảm tạm thời.
Nhưng ngay sau khi tin tức diễn ra, giá lại tăng trở lại hình thành một bẫy giảm giá.
Khám phá Bear Trap trong thị trường với Exness!
3. Làm thế nào để bạn xác định một Bear Trap?
Có rất nhiều cách để xác định Bear trap và điều này là điều không dễ dàng ngay cả với các nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm.
Bẫy giảm giá có thể khiến các nhà đầu tư chịu một khoản thua lỗ đáng kể. Do đó, để không dính bẫy Bear trap và giảm thiếu tối đa rủi ro trong giao dịch, các nhà đầu tư cần nắm được một vài dấu hiệu sau đây:
3.1. Ba loại nến phổ biến trong Bear Trap.
#1. Nến giảm giá đóng cửa trên mức hỗ trợ
Sau khi giao dịch xung quanh vùng hỗ trợ một thời gian, giá giảm và nó phá vỡ dưới mức hỗ trợ. Vì vậy các nhà giao dịch nghĩ rằng mức hỗ trợ đã bị phá vỡ.
Tuy nhiên giá tăng trở lại và hình thành một cây nến có giá đóng cửa trên mức hỗ trợ.
#2. Nến giảm giá đóng cửa dưới mức hỗ trợ
Sau khi cố gắng phá vỡ vùng hỗ trợ, cuối cùng giá cũng phá qua được vùng hỗ trợ và hình thành 1 cây nên có giá đóng cửa bên dưới nó.
Tuy nhiên, ngay sau đó là một cây nến tăng trở lại và có giá đóng cửa trên ngưỡng hỗ trợ rồi sau đó thị trường tiếp tục tăng mạnh.
Những nhà đầu tư sợ hãi và bán ngay sau khi cây nến phá vỡ đóng cửa đã khiến tài khoản giao dịch của họ bị sụt giảm nhanh chóng khi sự đảo chiều tăng giá xảy ra.
#3. Nến tăng giá đóng cửa trên mức hỗ trợ
Giá giảm xuống dưới hỗ trợ, nhưng sau đó tăng trở lại và đóng cửa trên hỗ trợ và tạo thành Doji. Đây là cơn ác mộng cho những ai đã bán ngay sau khi vùng hỗ trợ bị xuyên thủng, bởi vì đây là mô hình nến đảo chiều tăng giá hoàn hảo.
3.2. Nhận biết qua khối lượng giao dịch
Thông thường khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều xu hướng thì khối lượng giao dịch tại thời điểm đó sẽ rất lớn do nhu cầu mua/bán của nhà đầu tư tăng lên.
Do đó, nếu xuất hiện tín hiệu đảo chiều, nhưng khối lượng giao dịch thấp, không có nhiều biến động thì rất có thể là một bẫy giảm giá.
Để xác định volume giao dịch tại thời điểm giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ chỉ báo khối lượng như OBV, MFI….
3.3. Thị trường đang trong xu hướng tăng, xu hướng giảm yếu hoặc đi ngang.
Khi thị trường sideway có nghĩa là phe mua và phe bán đều đang cạnh tranh rất khốc liệt để thống trị thị trường.
Nhưng dường như không phe nào tìm thấy đủ động lực để vươn lên dẫn đầu. Cho nên, sự bứt phá qua mức hỗ trợ khi này cũng có động lượng rất yếu và đây cũng sẽ có thể là một bẫy Bear trap.
3.4. Giá kiểm tra hỗ trợ nhiều lần.
Việc giá kiểm tra mức hỗ trợ nhiều lần mà không thể vượt qua được cho thấy mức hỗ trợ này rất mạnh, áp lực giảm yếu. Khi này giá có bứt phá dưới ngưỡng hỗ trợ, thì cũng không có khả năng duy trì động lượng.
Do đó, khi thấy một vùng giá đi ngang, giá chạm hỗ trợ nhiều lần và xu hướng chính là Uptrend đang mạnh mẽ thì đây khả năng cao là một Bear trap cần tránh.
3.5. Thị trường đang trong vùng quá bán
Nếu chưa biết cách nhận biết Bear trap, bạn có thể sử dụng chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) để xem liệu cặp tiền muốn giao dịch hiện đang bị mua quá mức hay quá bán hay không.
Khi RSI giảm xuống dưới ngưỡng 30 được coi là vùng quá bán, giá có xu hướng đảo chiều tăng giá.
Lưu ý:
Để xác định chính xác hơn Bear trap trong giao dịch Forex các nhà đầu tư nên kết hợp tất cả các cách xác định một bẫy giảm giá mà mình nêu ra ở trên.
4. Làm thế nào để tránh bẫy giảm giá Bear Trap?
Bẫy giảm giá là một tín hiệu giả phổ biến và hầu hết các nhà đầu tư khi tham gia thị trường Forex đều gặp phải. Vậy làm thế nào để phòng tránh Bear trap hiệu quả?
Dưới đây là một số cách phòng tránh bẫy giảm giá được các trader chuyên nghiệp chia sẻ lại:
#1. Xác nhận tín hiệu bằng nhiều công cụ
Để xác định điểm bứt phá khỏi ngưỡng hỗ trợ là phá vỡ giả hay thật, nhà đầu tư cần phải kết hợp nhiều công cụ phân tích như: khối lượng giao dịch, chỉ báo, Fibonacci…
#2. Không bán ở mức hỗ trợ và breakout
Một điều cần học thuộc lòng khi bắt đầu đầu giao dịch là “giao dịch theo xu hướng”. Có lẽ sẽ không có cách nào làm điều này tốt hơn là mua ở các mức hỗ trợ và bán ở các vùng kháng cự.
Vậy bạn tuyệt đối không nên bán ở vùng hỗ trợ để tránh bị bẫy tăng giá và hạn chế tối đa rủi ro.
#3. Chờ tín hiệu xác nhận
Không có quy tắc cố định nào cho rằng việc bán ở vùng kháng cự-hỗ trợ là sai. Bạn đã biết rằng một vùng hỗ trợ, khi bị phá vỡ, sẽ trở thành một vùng kháng cự. Theo cách tương tự, một vùng kháng cự, khi bị phá vỡ, cũng sẽ trở thành vùng hỗ trợ.
Tóm lại, bạn nên đợi giá không chỉ phá vỡ một vùng hỗ trợ mà còn kiểm tra lại nó và đạt được động lượng cao hơn trước khi thực hiện các lệnh bán để tránh bẫy giảm giá.
#4. Luôn đặt cắt lỗ, chốt lời
Cắt lỗ, chốt lời là chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng phải nhớ.
Đặc biệt với thị trường nhiều rủi ro như giao dịch Forex thì các tín hiệu giả luôn chờ bạn. Vậy nên cắt lỗ chốt lời là vô cùng cần thiết.
Lúc này dù bạn có nhận định sai thị trường và dính bẫy Bear trap thì bạn cũng không thua lỗ quá nhiều.
5. Cách giao dịch với Bear Trap dành cho nhà đầu tư thích mạo hiểm
Giao dịch với Bear Trap là một phương pháp giao dịch khá mạo hiểm và rủi ro, tuy nhiên vẫn luôn có nhiều trader giàu kinh nghiệm tìm kiếm cơ hội kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường đang trong một bẫy giảm giá.
Là một nhà đầu tư mới, tôi khuyên bạn nên tìm cách TRÁNH bẫy này và KHÔNG NÊN tìm kiếm cơ hội giao dịch trong tình huống này. Đây là một phương pháp giao dịch đầy rủi ro và chỉ dành cho những nhà giao dịch giàu kinh nghiệm.
Có một số cách có thể giao dịch với Bear Trap như sau:
#1. Chờ đợi và xác nhận sự phục hồi giá
Khi thị trường bị rơi vào Bear Trap, giá sẽ tăng trở lại sau khi đạt đáy và giá đang tăng chậm dần. Nhà đầu tư nên chờ đợi đến khi giá có dấu hiệu phục hồi rõ ràng hơn, ví dụ như vượt qua một mức kháng cự quan trọng hoặc kết hợp với tín hiệu khác để xác định xu hướng.
Sau đó, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua để BUY ngay lúc này.
#2. Xác định xu hướng dài hạn
Các trader nên xác định xu hướng dài hạn của thị trường. Nếu xu hướng dài hạn là tăng, bạn có thể xem xét đặt lệnh mua khi giá đã giảm và rơi vào Bear Trap. Tuy nhiên, nếu xu hướng dài hạn là giảm, nhà đầu tư nên cân nhắc đánh giá lại lựa chọn giao dịch.
#3. Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật
Các chỉ báo kỹ thuật, như MA (trung bình động), RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), MACD (độ chênh lệch trung bình di động), có thể được sử dụng để xác định điểm mua vào.
Ví dụ, khi RSI rơi vào vùng quá bán và giá cổ phiếu hoặc ngoại tệ rơi vào Bear Trap, các trader có thể xem xét đặt lệnh MUA trong trường hợp này.
Cuối cùng, xin nhắc lại một lần nữa, những người mới bắt đầu giao dịch nên cẩn thận và nghiên cứu kỹ trước khi quyết định giao dịch với Bear Trap. Nó là một tình huống rủi ro và có thể dẫn đến thiệt hại nếu không thực hiện đúng cách.
6. Cách hạn chế thua lỗ khi “dính bẫy” Bear Trap
Có lẽ không ai khi mới bước chân vào giao dịch trên thị trường Forex này đều không dính phải Bear trap hay Bull trap nhưng đôi khi các nhà đầu tư mới không biết mình đang bị dính bẫy này.
Đọc thêm: Bulltrap là gì?
Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro khi gặp phải Bear trap? Cùng tìm hiểu những biện pháp sau:
- Đặt stoploss cho lệnh giao dịch. Tất cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các chuyên gia tài chính đều đặt stoploss và xem đó như là một công cụ không thể thiếu khi bắt đầu vào lệnh.
- Điểm cắt lỗ không được quá 2% tổng tài khoản cho một lệnh giao dịch.
- Không sử dụng tỷ lệ đòn bẩy quá cao gây nguy hiểm cho tài khoản.
- Khi đặt lệnh không nên “All in one” – tất cả vào một lần duy nhất. Phân bổ vốn hợp lý sẽ giúp hạn chế được rủi ro không đáng có.
7. Lời kết cho Bear Trap là gì?
Bẫy giảm giá được biết là một tín hiệu giả mà rất nhiều nhà đầu tư gặp phải kể cả với những nhà giao dịch đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bằng cách hiểu cách bẫy giảm giá hình thành và ý nghĩa của chúng, chúng có thể trở thành những thiết lập có lợi nhuận.
Trong viết này, chúng ta đã thấy cách các bẫy giảm giá có thể được xác định, cách phòng tránh và hạn chế rủi ro khi gặp phải bẫy này. Đồng thời hãy kiên nhẫn khi giao dịch và không để bị fomo khi gặp bẫy giảm giá trên thị trường nhé!
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Câu hỏi thường gặp?
1. Bear Trap là gì?
Tín hiệu này thường xảy ra khi thị trường đang trên đà tăng giá (Up trend) đột nhiên xuất hiện các tín hiệu đảo chiều giảm giá. Giá phá vỡ các vùng hỗ trợ làm các nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường đang có xu hướng giảm giá nên đặt các lệnh bán.
Tuy nhiên, thị trường lại nhanh chóng tăng trở lại như ban đầu khiến các nhà đầu tư thua lỗ.
2. Làm thế nào để tránh bị rơi vào Bear Trap?
Để tránh bị rơi vào Bear Trap, những nhà đầu tư nên chú ý đến việc phân tích thị trường và tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin có liên quan. Họ cũng nên tìm hiểu về các chiến lược giao dịch và đưa ra quyết định dựa trên các tín hiệu và chỉ báo của thị trường. Ngoài ra, việc đặt các mức stop-loss và take-profit sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi nhuận.
3. Nguyên nhân hình thành Bear Trap?
Bear Trap hay bẫy giảm giá đều được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân và đều khiến các nhà đầu tư thua lỗ trong đó có một số nguyên nhân chính như:
- Cá mập thao túng thị trường
- Nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời
- Xảy ra các sự kiện hoặc tin tức bất ngờ.
Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.
Chúc các bạn giao dịch thành công!