• 0888.91.91.98
  • Join group

Trader là gì? Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp?

Trader là gì? Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp?

Trader là gì? Công việc này có gì thú vị khiến cho nó có sức hút vô cùng lớn đến như vậy? Tại sao càng ngày chúng ta càng thấy từ này trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để xem trader là gì và tại sao trader đang trở thành một trong những lựa chọn nghề nghiệp rất hấp dẫn ở thời điểm hiện tại nhé.

Hãy cùng Sinvest tìm hiểu trong bài viết này.

Bắt đầu thôi.

1. Trade là gì?

Trong tiếng Anh, từ Trade là một khái niệm kinh tế cơ bản liên quan đến việc mua và bán một loại hàng hóa hay dịch vụ, có sự trao đổi qua lại giữa người mua và người bán đối với loại hàng hóa hay dịch vụ đó.

2. Trader là gì?

trader là gì

Trader dịch ra tiếng Việt nghĩa là “Người giao dịch”, từ này để chỉ một cá nhân tham gia vào việc mua và bán các sản phẩm tài chính trên bất kỳ thị trường tài chính nào cho chính bản thân họ hay cho một tổ chức nào đó.

Trong các thị trường ngoại hối, chứng khoán hay crypto, trader chính là những người tham gia thực hiện các lệnh giao dịch mua và bán các cặp tiền tệ, cổ phiếu, hàng hóa, coin….để kiếm lợi nhuận.

3. Sự khác nhau giữa Investor và Trader là gì?

Có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm Trader và Investor, thậm chí ngay cả những người tham gia trong lĩnh vực tài chính lâu năm cũng nhập nhằng giữa hai khái niệm này.

Nhưng thực tế, Trader và Investor là hai đại diện cho hai phong cách đầu tư rất khác nhau.

Vậy sự khác nhau giữa Investor và Trader là gì?

3.1. Investor

sự khác nhau giữa investor và trader là gì

Các Investor (Nhà đầu tư) có xu hướng nắm giữ tài sản trong những khoảng thời gian dài.

Ví dụ: trước khi lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, một nhà đầu tư sẽ cần phải tìm hiểu thật chi tiết về hoạt động kinh doanh của công ty đó. Ngành nghề kinh doanh của công ty đó là gì? Công ty có sự tăng trưởng ổn định hay không? Các chỉ số như P/E như thế nào? Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu ra sao? Vv…vv.

Nói tóm lại, một nhà đầu tư khi chọn mua một cổ phiếu là họ thực sự đầu tư vào một doanh nghiệp, thực sự tin rằng đây là một doanh nghiệp tốt, có tiềm năng phát triển trong tương lai.

3.2. Trader

sự khác nhau giữa investor và trader là gì

Trong khi đó, nhắc đến trader, chúng ta thường nói đến những người có xu hướng nắm giữ tài sản (các sản phẩm tài chính) trong thời gian ngắn hơn để tận dụng các xu hướng ngắn hạn.

Việc của trader đơn giản chỉ là mua vào khi anh ta nghĩ giá sẽ tăng lên và bán ra khi giá giảm. Đó là hành động tận dụng sự lên xuống của thị trường để kiếm lời.


Việc lựa chọn trở thành một trader hay investor khi tham gia vào thị trường tài chính hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách và khẩu vị đầu tư của mỗi người.

4. Những thị trường tài chính phổ biến với các trader là gì?

Hiện nay có rất nhiều thị trường tài chính hấp dẫn để một cá nhân có thể tham gia tìm kiếm lợi nhuận.

Trong đó có 4 thị trường chính và cũng là 4 thị trường phù hợp nhất dành cho một trader cá nhân.

4.1. Thị trường Forex

trader trên thị trường forex là gì

Tại Việt Nam, mặc dù thị trường Forex chưa được pháp luật bảo hộ, điều đó đồng nghĩa với việc các trader tham gia vào thị trường Forex có thể gặp những rủi ro như bị sàn lừa đảo, bị các cá nhân dụ dỗ ủy thác vốn….mà không được luật pháp bảo vệ.

Tuy nhiên bất chấp những rào cản về pháp lý đối việc bảo vệ nhà đầu tư, thị trường Forex vẫn đang ngày càng nhận được sự quan tâm vô cùng lớn từ cộng đồng.

Có nhiều lý do khiến nhiều người muốn trở thành trader forex như:

  • Thị trường Forex cực kỳ dễ tiếp cận, không cần vốn lớn.
  • Việc tạo tài khoản rất dễ dàng
  • Đòn bẩy lớn, phù hợp cho những trader ưa thích sự mạo hiểm
  • Có nhiều sản phẩm giao dịch để lựa chọn
  • Có thể làm việc ở bất cứ đâu chỉ với 1 chiếc smartphone/máy tính kết nối internet
  • Thời gian làm việc 24/5 (thậm chí là 24/7 đối với một số sản phẩm như Crypto)

4.2. Thị trường Cryptocurrency

trader trên thị trường cryptocurrency là gì

Cryptocurrency với công nghệ blockchain đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với chúng ta. Thị trường crypto cũng vì thế mà trở thành một thị trường đầu tư đầy tiềm năng.

Với sự biến động rất nhanh và mạnh, thị trường crypto đang thu hút không chỉ những trader mà cả những investor tham gia vào.

Vào thời điểm 2017-2018, việc giao dịch trên thị trường crypto đơn thuần chỉ là hoạt động mua vào các đồng coin, chờ tăng giá rồi bán ra.

Nhưng ngày nay, các sàn môi giới crypto đã cung cấp hình thức trade margin cho các trader giao dịch như với thị trường Forex, có nghĩa là các trader được cung cấp đòn bẩy và có thể thực hiện các lệnh bán khống để kiếm lời chứ không chỉ mua vào chờ tăng giá như trước kia nữa.

Những ưu điểm của thị trường Crypto thu hút các trader tham gia như:

  • Thị trường crypto rất mới và cực kỳ năng động
  • Biến động thị trường crypto nhanh và mạnh
  • Dễ dàng tìm hiểu và tham gia
  • Có nhiều hình thức đầu tư sinh lời nhanh (đi kèm với rủi ro cao)

4.3. Thị trường chứng khoán

thị trường chứng khoán

Sau hơn 20 năm hoạt động, thị trường chứng khoán ngày nay đã trở nên quá quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính nói chung.

Với thị trường chứng khoán, các trader có thể tham gia mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư hay chứng khoán phái sinh.

Ưu điểm của thị trường chứng khoán đối với các trader là gì:

  • Được pháp luật bảo vệ
  • Công khai minh bạch
  • Có mức thanh khoản tốt
  • Không cần vốn lớn

4.4. Thị trường Hàng hóa

thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa đang khá mới đối với cộng đồng đầu tư hiện nay, tuy nhiên với những ưu thế cạnh tranh của nó khiến cho đây cũng là một thị trường có tiềm năng phát triển rất mạnh trong tương lai.

Thị trường hàng hóa là thị trường vật lý và thị trường ảo dùng để thực hiện các hoạt động mua bán các sản phẩm thô hoặc sơ cấp.

Các sản phẩm hàng hóa bao gồm: Vàng, dầu mỏ, cao su, lúa mạch, gạo, ngô, khoai…

Các trader có thể mua bán hàng hóa như thế nào?

Các trader có thể thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa qua các sàn hàng hóa được cấp phép tại Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau như mua cổ phiếu, quỹ ETF tập trung vào các cty liên quan đến hàng hóa hoặc các trader có thể mua các hợp đồng tương lai.

5. Sự hấp dẫn khi trở thành một trader là gì?

sự hấp dẫn khi trở thành trader là gì

Trong bài viết này, tôi chỉ nói đến khía cạnh trader cá nhân chứ không bao gồm những trader làm việc trong các tổ chức như Ngân hàng, Quỹ đầu tư.

Với tư cách là một trader cá nhân thì rõ ràng đây là một công việc đặc thù và rất khác với những ngành nghề truyền thống từ trước đến nay.

Vậy sẽ thế nào nếu bạn trở thành một trader cá nhân?

5.1. Trader có quyền quyết định thời gian làm việc của mình

Các thị trường tài chính phổ biến như Forex, Chứng khoán, Hàng Hóa, Crypto hoạt động suốt 24h (thậm chí còn hoạt động 24/7 như thị trường Crypto), chính vì vậy bạn muốn làm việc giờ nào cũng được.

Nếu bạn có khả năng tập trung nhiều hơn vào ban đêm, bạn có thể ngủ ngày cày đêm cũng không vấn đề gì.

5.2. Trader toàn quyền quyết định không gian làm việc

Là một trader bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, bởi bạn chỉ cần một laptop, một chiếc máy tính bảng hay một chiếc smartphone kết nối mạng internet là có thể làm việc được rồi.

Bạn có thể ngồi ở nhà, ngồi ở quán cafe, ngồi ở coworking space hay thậm chí ngồi ở công viên cũng có thể làm việc được.

5.3. Trader không bị ai quản lý

Đương nhiên, một trader cá nhân nghĩa là gì? Có nghĩa là bạn tự làm việc cho mình, lời ăn lỗ chịu.

Bạn chẳng cần phải chịu sự quản lý của một ông sếp nào và cũng chẳng có một deadline nào cả.

Bạn hoàn toàn tự do thoải mái với công việc là một trader của mình.

5.4. Không cần có bằng cấp để làm một trader

Tất nhiên là tôi nói trên khía cạnh một trader cá nhân, còn nếu bạn muốn làm việc cho các tổ chức và tổ chức đó yêu cầu bằng cấp thì khác nhé.

Nhiều tổ chức thậm chí cũng chẳng cần quan tâm đến bằng cấp của một trader, cái mà họ quan tâm là gì? Đó chính chính là kỹ năng, kết quả giao dịch đã được kiểm chứng qua thời gian của trader đó mà thôi.

6. Cơ hội và thách thức đối với một trader là gì?

cơ hội và thách thức của trader là gì

Trader không phải là lĩnh vực mới trên thế giới nhưng có thể được xem là mới tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán mới chỉ hoạt động tại thị trường Việt Nam khoảng 20 năm và vẫn được xem là non trẻ, thị trường Forex mới chỉ hoạt động ở Việt Nam khoảng 10 năm, thị trường Crypto và thị trường Hàng hóa thì mới chỉ mấy năm trở lại đây.

Nói vậy để thấy rằng con đường phát triển của các thị trường tài chính tại Việt Nam vẫn là một con đường rất dài và Trader hoàn toàn có thể trở thành một nghề phổ biến hơn nữa.

Hiện tại có rất nhiều người đã xem trading là một công việc full-time, tức họ là những trader toàn thời gian.

Không có lĩnh vực nào chỉ toàn cơ hội và cũng không có lĩnh vực nào chứa toàn rủi ro.

Vậy cơ hội khi trở thành một Trader là gì?

7. Cơ hội khi trở thành trader

cơ hội khi trở thành trader là gì

Là một trader, tất nhiên bạn cũng sẽ phải đánh đổi nhiều thứ, vậy trước khi nói về những thách thức, rủi ro mà bạn có thể gặp phải, hãy cùng xem những cơ hội khi bạn trở thành một trader là gì nhé.

7.1. Khả năng kiếm tiền không giới hạn

Chính xác, với thị trường tài chính, giới hạn nằm ở bản thân bạn. Nếu có khả năng, bạn có thể kiếm tiền không giới hạn.

Có những trader đã gia tăng tài sản gấp hàng trăm, hàng nghìn lần số vốn của mình và bạn cũng hoàn toàn có thể làm được điều đó.

7.2. Tiếp cận với một lĩnh vực đầu tư mới

Rất có thể bạn đã cảm thấy chán ngán với những loại hình kinh doanh cũ hoặc bạn không có vận may với các loại hình kinh doanh truyền thống từ trước đến nay.

Vậy thì việc trở thành trader giúp bạn có thể tiếp cận với một lĩnh vực đầu tư rất mới mẻ và thú vị đấy chứ.

7.3. Khả năng scale up số tiền đầu tư một cách dễ dàng

Với một lĩnh vực kinh doanh truyền thống, việc bạn kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của mình với số vốn nhỏ tương đối đơn giản, nhưng khi bạn nâng số vốn lên nhiều lần, mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều bởi quy mô thị trường thay đổi, môi trường kinh doanh thay đổi, tỷ lệ cung cầu thay đổi….

Với các thị trường tài chính thì khác, bạn nâng số vốn lên nhiều lần cũng chỉ dẫn đến sự thay đổi về con số (và tâm lý của bạn) chứ không hề thay đổi về cách bạn hoạt động.

8. Thách thức khi trở thành trader

thách thức khi trở thành trader là gì

Thị trường tài chính chứng đựng muôn vàn rủi ro, con đường để trở thành một trader luôn đầy chông gai và cạm bẫy.

Cơ hội rất nhiều và rủi ro cũng không hề ít. Có nhiều người dành nhiều năm theo đuổi con đường trở thành một trader những rồi cũng đành phải bỏ cuộc.

Vậy những rủi ro khi trở thành một trader là gì?

8.1. Rủi ro về pháp lý

Không phải tất cả thị trường tài chính tại Việt Nam đều được pháp luật bảo vệ như thị trường chứng khoán hay thị trường Hàng hóa.

Những thị trường rất hot như Forex hay Crypto lại là những thị trường mà Việt Nam chưa có các quy chế pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư.

Đó là lý do khiến cho rất nhiều vụ lừa đảo với những số tiền cực khủng đã xảy ra và ngày càng có chiều hướng tăng lên.

8.2. Cám dỗ từ các cá nhân, tổ chức lừa đảo

Bạn chỉ cần search cụm từ “lừa đảo tài chính” trên Google sẽ ngay lập tức nhận được hàng ngàn kết quả là những bài viết về các vụ lừa đảo hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỷ từ các cá nhân và các tổ chức.

Không phải ai trở thành trader cũng trang bị đầy đủ những kiến thức và kinh nghiệm để có thể nhận ra các chiêu trò ma quái trên thị trường tài chính.

8.3. Cần rất nhiều kiến thức

Đúng vậy, không phải tự dưng mà trader được xem là nghề khó nhất trên thế giới. Và cũng không phải tự dưng tồn tại giai thoại “có 95% trader thất bại”.

Đó là bởi vì để trở thành một trader thực thụ, bạn cần phải học hỏi rất nhiều kiến thức.

Bạn cần tìm hiểu về kiến thức tài chính, kỹ năng đọc báo cáo tài chính, kỹ năng phân tích thị trường, kỹ năng quản lý tài sản cá nhân….

Bạn càng thành thạo bao nhiêu, cơ hội để bạn sống sót trên thị trường tài chính càng lớn bấy nhiêu.

9. Sự khác biệt giữa trader nghiệp dư và một trader chuyên nghiệp là gì?

sự khác biệt giữa trader nghiệp dư và trader chuyên nghiệp là gì

Con đường của một trader là rất dài. Có rất nhiều người mặc dù đã giao dịch một thời gian tương đối lâu nhưng vẫn không được xem là một trader chuyên nghiệp.

Không phải cứ là một trader full time thì được gọi là trader chuyên nghiệp.

Vậy sự khác nhau cơ bản giữa một trader nghiệp dư và trader chuyên nghiệp là gì?

9.1. Khả năng quản lý rủi ro

Trader nghiệp dư hầu hết đều không nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro. Trong khi một trader chuyên nghiệp luôn hiểu rõ giá trị của việc quản lý rủi ro là gì.

Chỉ vì không quản lý thật chặt rủi ro cho từng giao dịch đã khiến cho hầu hết những người mới tham gia vào thị trường phải chịu những thua lỗ rất lớn, thậm chí là cháy tài khoản.

Việc cháy tài khoản sớm không chỉ khiến cho trader không kịp rút ra nhiều bài học đáng giá cho bản thân mình mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trader đó.

Chúng ta chỉ có thể làm lại khi túi vẫn còn tiền, một khi túi đã hết tiền, bạn buộc phải dừng cuộc chơi. Vì thế hãy quản lý rủi ro thật nghiêm túc.

9.2. Đặt mục tiêu hợp lý

Chúng ta đều biết rằng, yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của một trader.

Một khi đã tham gia vào thị trường tài chính, mục tiêu chính của tất cả chúng ta đều là kiếm tiền.

Tuy nhiên, các trader nghiệp dư lại thường đưa ra những mục tiêu lợi nhuận quá cao đến phi lý.

Mục tiêu lợi nhuận cao khiến cho trader dễ bị cuốn theo thị trường, đưa ra nhiều quyết định vào lệnh hơn và gặp sai lầm nhiều hơn.

Trader chuyên nghiệp thì hoàn toàn khác. Một trader chuyên nghiệp luôn hiểu được tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu hợp lý là gì.

9.3. Khả năng chịu áp lực

Dù cho bạn có quản lý rủi ro chặt chẽ đến đâu thì cũng không tránh khỏi những chuỗi thua lỗ liên tiếp.

Đây là điều mà bất kể một trader nào cũng sẽ gặp phải dù lão luyện đến đâu.

Đó là lúc mà bạn cần đến khả năng chịu được áp lực.

Khả năng chịu áp lực sẽ giúp cho trader có thể vượt qua được chuỗi thua lỗ và tiếp tục bám sát kế hoạch giao dịch của mình.

10. Cách để trở thành một trader chuyên nghiệp là gì?

cách để trở thành trader chuyên nghiệp là gì

Học cách trở thành một trader chuyên nghiệp không hề dễ dàng, tuy nhiên nhìn vào những tấm gương là các trader thành công đi trước, chúng ta hoàn toàn có thể rút ra những bài học để từ đó nỗ lực rèn luyện mỗi ngày cho đến khi đạt được những thành công như mong muốn.

Hãy cùng xem cách để trở thành một trader chuyên nghiệp là gì nhé.

10.1. Hãy xây dựng tư duy đúng đắn về nghề trader

Tư duy đúng đắn về nghề trader nghĩ là gì?

Đó là, bạn cần phải sẵn sàng tâm lý rằng trader là một nghề rất khó khăn, con đường phía trước của bạn còn rất dài, còn rất nhiều chông gai mà bạn phải vượt qua.

Đừng nhìn vào những hình mẫu trai xinh gái đẹp, tuổi đời còn rất trẻ, sở hữu cuộc sống sang chảnh, vời đồ hiệu, xe sang được khoe đầy rẫy trên mạng mà lầm tưởng về nghề trader.

Bởi đó chỉ là những thứ màu mè được xây dựng lên để lùa gà mà thôi.

Hãy nhớ rằng, người càng thành công thì càng khiêm tốn. Một Trader thành công cũng vậy.

10.2. Xác định một mục tiêu đúng đắn

Hãy loại bỏ ra khỏi đầu những bữa ăn sang chảnh, những chuyến du lịch ở resort đắt tiền, những xe sang, hàng hiệu, những túi tiền kếch xù đi.

Đó không phải là một mục tiêu đúng đắn đâu.

Mục tiêu đúng đắn với một trader là gì?

Đó là tìm ra một hệ thống giao dịch hoạt động hiệu quả, đó là một mục tiêu lợi nhuận phù hợp với số vốn mình có.

Thành công sẽ đến từ những chuỗi hành động đúng đắn.

10.3. Luôn luôn giữ kỷ luật

Ranh giới giữa thành công và thất bại của một trader là gì?

Đó chính là sợi dây kỷ luật.

Bạn đã bao giờ nghe đến câu chuyện về một thử nghiệm đo hiệu suất giao dịch giữa một anh lính và một giáo sư hay chưa?

Bạn đoán kết quả giữa họ như thế nào?

Một kết quả mà không nhiều người dám tin, đó là anh lính đã giành phần thắng.

Chắc chắn chúng ta đều hiểu rằng kiến thức của anh lính khó có thể so sánh được với một vị giáo sư.

Nhưng cái mà anh ta giỏi hơn, đó là khả năng giữ kỷ luật.

Bạn thấy đấy, kỷ luật không phải là tất cả, nhưng có thể nói kỷ luật chính là điều quan trọng nhất đối với một trader để trở nên thành công.

10.4. Học cách kiểm soát tâm lý giao dịch

Kiểm soát tâm lý nghĩa là bạn cần chọn theo lý trí, thay vì đi theo con tim.

Mỗi khi bạn trở nên nóng vội cũng là lúc lý trí của bạn đang mờ dần đi để con tim bạn kiểm soát.

Trader chuyên nghiệp không được phép như vậy.

Trader chuyên nghiệp là gì? Trader chuyên nghiệp là mỗi quyết định đưa ra đều được tính toán kỹ lưỡng.

Trader chuyên nghiệp là gì? Trader chuyên nghiệp biết nếu thua thì họ thua bao nhiêu, và nếu thắng thì thắng bao nhiêu.

Họ sẽ không để cho tâm lý điều khiển cuộc chơi. Họ sẽ luôn bước vào thị trường với một cái đầu lạnh.

10.5. Rèn luyện kỹ năng phân tích tài chính

Là một trader, dù bạn theo đuổi phương pháp giao dịch nào, bạn cũng cần phải có kỹ năng phân tích tài chính.

Bởi nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc nhìn ra một bức tranh thị trường toàn cảnh.

Không chỉ vậy, kỹ năng phân tích tài chính cũng sẽ giúp bạn lý giải được một cách logic sau mỗi giao dịch của bạn dù giao dịch đó đúng hay sai.

10.6. Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ

Kỹ năng phân tích biểu đồ có thể nói là một kỹ năng rất quan trọng đối với một trader cá nhân.

Bởi hầu hết các trader cá nhân hiện nay đều đi theo trường phái phân tích kỹ thuật.

Rất ít trader nào lựa chọn trường phái thuần phân tích cơ bản. Có chăng thì cũng sẽ là phân tích kỹ thuật kết hợp với phân tích cơ bản.

Vì thế việc hiểu rõ những gì mà thị trường muốn nói thông qua biểu đồ sẽ giúp cho bạn đưa ra được những cái nhìn đúng đắn, từ đó đưa ra được những quyết định vào lệnh đúng đắn.

10.7. Rèn luyện kỹ năng xây dựng hệ thống giao dịch

Có vô số các hệ thống giao dịch trên thị trường, và 99.9% trong số đó đều không có giá trị gì với bạn.

Tại sao lại thế?

Đơn giản là vì, mỗi trader xây dựng một hệ thống giao dịch riêng phù hợp với bản thân mình.

Hệ thống đó cần phải phù hợp với thời gian làm việc, hệ thống đó phải phù hợp với tính cách, lối sống của trader đó.

Chính vì thế, bạn cũng cần phải xây dựng một hệ thống giao dịch cho riêng mình.

Tất nhiên bạn vẫn có thể tinh chỉnh dựa trên một hệ thống giao dịch đã có sẵn.

Nhưng tin tôi đi, để biết được nó có phù hợp với mình hay không, bạn vẫn cần đến rất nhiều thời gian để kiểm chứng hiệu quả của nó. Đó cũng là lúc bạn rèn luyện kỹ năng xây dựng hệ thống giao dịch của mình.

11. Tôi có nên trở thành một trader chuyên nghiệp không?

tôi có nên trở thành trader chuyên nghiệp không

Thật khó để trả lời cho bạn rằng nên hay không. Bởi chỉ có bạn mới có thể biết được liệu mình có phù hợp với nghề trader hay không, liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc với những gì mà nghề trader mang lại hay không.

Nhưng thẳng thắn mà nói, cho dù có rất nhiều khó khăn phải đối mặt, phải vượt qua. Nhưng việc trở thành một trader chuyên nghiệp thực sự là một trải nghiệm vô cùng xứng đáng.

Nếu bạn đã quyết tâm lựa chọn con đường trở thành trader chuyên nghiệp, hãy thật sự nghiêm túc và kiên trì theo đuổi nó.

Chỉ có bạn mới là người quyết định được điều đó mà thôi.

Qua bài viết này, tôi đã trình bày rõ khái niệm trader là gì, sự hấp dẫn của nghề trader này như thế nào, những thách thức và cơ hội mà nghề trader này phải đối mặt.

Hy vọng rằng bạn cũng hiểu được những khó khăn và cách để trở thành một trader chuyên nghiệp là gì.

Chúc bạn thành công.

Những câu hỏi thường gặp

Những câu hỏi thường gặp

Nhiều nhà giao dịch vẫn còn băn khoăn để quyết định có nên trở thành một trader fulltime không hay đơn giản là một nhà đầu tư,

Trader là gì, Lợi ích của việc trở thành một trader là gì?

Trader có xu hướng tạo thu nhập cao. Họ có xu hướng làm việc trong một môi trường có nhịp độ nhanh và thú vị. Điều này sẽ thu hút những người thích ở trong một không gian rất năng động. Trader có thể linh hoạt làm việc từ xa và làm việc theo giờ không theo tiêu chuẩn. Các trader tiếp xúc đáng kể với thị trường tài chính, vì họ phải theo dõi tích cực và chặt chẽ chúng cùng với các yếu tố thúc đẩy thị trường tương ứng.

Investor và Trader khác nhau những gì?

Các Investor (Nhà đầu tư) có xu hướng nắm giữ tài sản trong những khoảng thời gian dài. Trong khi đó, nhắc đến trader, chúng ta thường nói đến những người có xu hướng nắm giữ tài sản (các sản phẩm tài chính) trong thời gian ngắn hơn để tận dụng các xu hướng ngắn hạn.

Rủi ro của một Trader là gì?

  • Rủi ro về pháp lý
  • Cám dỗ từ các cá nhân, tổ chức lừa đảo
  • Cần rất nhiều kiến thức
5/5 - 9 bình chọn

SINVEST

Tại sao SINVEST tồn tại?

Bởi vì chúng tôi muốn làm nên một thứ gì đó có ích cho cộng đồng, cho những anh em trader Việt Nam có một địa chỉ tin cậy để tìm kiếm những kiến thức đúng về Forex, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh và lớn mạnh.

Khi chúng ta có một cộng đồng đủ lớn, tiếng nói đủ lớn, chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích của chính mình.

Chưa có bình luận