• 0888.91.91.98
  • Join group

Sàn Tickmill lừa đảo? Khám phá SỰ THẬT đằng sau lời đồn đoán

Sàn Tickmill lừa đảo? Khám phá SỰ THẬT đằng sau lời đồn đoán

Giao dịch Forex luôn tồn tại rất nhiều rủi ro trong đó rủi ro về sàn môi giới không uy tín là tai hại nhất. Trader có thể mất tất cả số tiền nếu giao dịch trên một sàn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khách hàng. Tickmill được đánh giá là một trong những sàn Forex uy tín nhất hiện nay nhưng cũng không tránh khỏi những đồn đoán về sàn Forex lừa đảo. Vậy sàn Tickmill có lừa đảo không? Thực hư về sàn Tickmill lừa đảo sẽ được Sinvest chia sẻ qua bài viết dưới đây.

1. Sàn Tickmill lừa đảo? Thế nào là một sàn Forex lừa đảo

Trước tiên để trả lời cho câu hỏi sàn Tickmill lừa đảo không? chúng ta cùng đi tìm hiểu xem thế nào là một sàn Forex lừa đảo. Dưới đây là một số dấu hiệu của sàn Forex lừa đảo:

Sàn Tickmill lừa đảo?
Sàn Tickmill lừa đảo?

#1. Không được cấp phép hoặc giả mạo giấy phép của cơ quan quản lí uy tín

Trước tiên là một sàn Forex uy tín thì phải đầy đủ các giấy tờ pháp lý cũng như giấy phép hoạt động. Giấy phép từ các cơ quan quản lý forex như CySEC, FCA, hay ASIC là bằng chứng xác thực nhất để nói về độ tin cậy của sàn.

Sàn Forex không có các giấy phép rõ ràng thường là các sàn trôi nổi, tự thành lập bởi một nhóm các trader để lừa đảo khách hàng.

Ngoài ra, một sàn forex giả mạo giấy phép của bất kỳ cơ quan nào thì có thể chắc chắn rằng sàn đó đang lừa đảo nhà đầu tư. Bởi nếu không có mục đích xấu với khách hàng thì sẽ không cần làm giả bất kỳ một giấy tờ nào cả.

Để nhận biết sàn forex có đang giả mạo giấy phép hay không, các bạn nên vào website của cơ quan quản lý để kiểm tra, không nên vội vàng tin vào những đường link hay hình ảnh giấy phép mà sàn forex đó cung cấp, vì những thứ này đều có thể dễ dàng làm giả được.

Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào về sàn forex trên website của cơ quan quản lý hoặc sàn forex đó bị chính các cơ quan này đưa ra cảnh báo lừa đảo đến nhà đầu tư thì chắc chắn giấy phép mà sàn cung cấp là giả mạo.

Dưới đây là một số website của các cơ quan quản lí tài chính:

  • FCA: Financial Conduct Authority (Cơ quan quản lý hành chính tài chính của Anh)
  • ASIC: Australian Securities and Investments Commission (Cơ quan quản lý chứng khoán và đầu tư của Úc)
  • CySEC: Cyprus Securities and Exchange Commission (Cơ quan quản lý chứng khoán và hoán đổi của Síp)
  • FSA Seychelles: Financial Services Authority Seychelles (Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính của Seychelles)

#2. Cung cấp thông tin không đầy đủ thiếu minh bạch

Các sàn forex uy tín đều luôn muốn “show” những giá trị và dịch vụ tốt nhất của mình đến với khách hàng bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến công ty, giấy tờ pháp lý, đội ngũ quản lý, giới thiệu các sản phẩm giao dịch, các loại tài khoản giao dịch, nền tảng và điều kiện giao dịch để các nhà đầu tư tham khảo và đưa ra quyết định.

Cung cấp thông tin không đầy đủ thiếu minh bạch
Cung cấp thông tin không đầy đủ thiếu minh bạch

Ngược lại, các sàn forex lừa đảo  lại thường cung cấp thông tin rất sơ sài trên website của mình. Các bạn sẽ không biết được các điều kiện giao dịch cụ thể, số tiền nạp tối thiểu là bao nhiêu, được giao dịch những loại sản phẩm nào,… cho đến khi chính thức mở tài khoản, nạp tiền và chính thức đặt lệnh trên nền tảng giao dịch.

#3. Cam kết lợi nhuận hấp dẫn

Các sàn forex uy tín thường rất ít khi cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch ủy thác, tín hiệu giao dịch hay EA giao dịch forex, họ sẽ tập trung cung cấp cho trader những kiến thức chính xác nhất về forex trading để trader có thể tự giao dịch một cách tốt nhất.

Ngược lại, các sàn forex lừa đảo thường sẽ marketing và PR dịch vụ giao dịch hộ, tín hiệu giao dịch và robot giao dịch tự động với cam kết lợi nhuận cao ngất ngưởng.

#4. Mời chào đăng kí tài khoản một cách quá “lố”

Các sàn forex lừa đảo luôn tìm mọi cách có được thông tin khách hàng, rồi gọi điện, nhắn tin, gửi mail… với tần suất dày đặc và có thể nói là họ đang làm phiền đến bạn. Nếu bạn tò mò với những thông tin mà họ cung cấp thì rất có thể ngay sau đó, bạn sẽ “dính bẫy”.

#5. Bị nhiều trader phàn nàn, thậm chí tố cáo lừa đảo

Với một sàn forex lừa đảo sẽ bị dính rất nhiều phốt từ các nhà giao dịch, trên khắp các diễn đàn, các trang mạng xã hội. Để xác minh điều này, các bạn có thể tìm kiếm trên Google với các từ khóa như “tên sàn forex + review”, “tên sàn forex + lừa đảo”…

Trên đây là một số dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết nhất của các sàn forex lừa đảo khi các bạn bắt đầu tìm hiểu về giao dịch forex.

2. Sàn Tickmill lừa đảo không?

Sau khi đã biết được một số dấu hiệu của các sàn Forex lừa đảo, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem sàn Tickmill lừa đảo không và tại sao lại nói đây là một trong những sàn Forex uy tín nhất trên thị trường.

2.1. Giới thiệu sàn Tickmill

Tickmill là một nhà môi giới ngoại hối trực tuyến được thành lập vào năm 2015 tại Anh Quốc, có trụ sở tại 1 Fore Street Avenue, London EC2Y 9DT, Vương Quốc Anh. Tickmill là thành viên của Tập Đoàn Tickmill, trước đây là sàn môi giới có tên Armada Markets được thành lập vào năm 2008.

Sàn giao dịch ngoại hối Tickmill
Sàn giao dịch ngoại hối Tickmill

Tính từ thời điểm đổi tên thành Tickmill, mặc dù mới có hơn 7 năm trên thị trường nhưng Tickmill đã đạt được những thành tựu đáng kể mà các sàn ngoại hối lâu năm cũng phải dè chừng. Tickmill không hề kém cạnh so với các đàn anh.

Sàn cung cấp các sản phẩm giao dịch đa dạng, bao gồm: forex, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử,… và 3 loại tài khoản giao dịch khác nhau phù hợp với tất cả các trader. Cùng với đó là 2 nền tảng giao dịch phổ biến MetaTrader 4/5 với tốc độ khớp lệnh nhanh, Spread cạnh tranh từ 0.0 pip, không giới hạn giao dịch và hầu như không báo giá lại.

Đến nay, Tickmill đã rất thành công khi được cấp phép bởi các cơ quan quản lí tài chính hàng đầu thế giới như: FSA, FCA, CySEC, Labuan FSA, FSCA. Đây đều là những giấy phép mà không phải sàn giao dịch nào cũng làm được.

Bên cạnh đó, sự uy tín và vang dội của Tickmill còn được thể hiện qua vô vàn giải thưởng mà sàn đã đạt được.

Dưới đây là một thông tin cơ bản đánh giá sàn Tickmill:

Năm thành lập

2015

Cơ quan quản lý

FSA, CySEC, FCA, FSCA

Sàn giao dịch

NDD

Chênh lệch Spread

 Từ 0.0 pip

Nền tảng giao dịch

MT4, MT5

Ngôn ngữ hổ trợ

Tiếng Anh, Tiếng Việt

Phương thức gửi, rút tiền

Internet Banking, Visa/Master Card, Skrill, Neteller,..

Mở tài khoản Tickmill   Xem Review chi tiết

2.2. Chứng chỉ hoạt động sàn Tickmill

Chứng chỉ hoạt động sàn Tickmill
Chứng chỉ hoạt động sàn Tickmill

Việc được quản lý bởi những tổ chức quản lý tài chính đáng tin cậy nhất trên thế giới luôn là yếu tố hàng đầu để đánh giá mức độ uy tín của một sàn giao dịch, Tickmill có được điều đó.

Hiện nay Tickmill hoạt động với giấy phép được quy định từ Seychelles và Vương quốc Anh. Trong đó:

  • Thương hiệu Tickmill Ltd được quy định bởi FSA tại Seychelles, với tư cách là Đại lý Chứng khoán của Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Seychelles với số giấy phép SD 008.
  • Tại Vương quốc Anh, Tickmill hoạt động với thương hiệu Tickmill UK Limited được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan quản lý tài chính (FCA) có giấy phép số 717270.

FCA của Vương quốc Anh là một trong những cơ quan giám sát tài chính có uy tín nhất trên toàn thế giới. Các nhà môi giới do FCA quản lý phải giữ tiền của khách hàng trong các tài khoản tách biệt (cơ chế Segregated Account), tách biệt với các quỹ hoạt động của công ty.

Bạn có thể xem thông tin quy định về Tickmill trên website chính thức của FCA tại đây.

Ngoài ra, sàn môi giới Vipro Markets hoạt động tại Síp với sự cấp phép của CySEC đã gia nhập Tickmill vào năm 2017. Mang về cho Tickmill hơn 500.000 khách hàng mỗi tháng.

Xem thông tin quy định cho Tickmill Europe Ltd trên website của CySEC tại đây.

Ở châu Âu, thương hiệu Tickmill hoạt động với tên gọi Tickmill Europe Ltd và được cấp phép bởi nhiều cơ quan quản lý châu Âu khác nhau như sau:

  • MiFID II tuân thủ theo Dịch vụ đầu tư và Luật thị trường được điều chỉnh năm 2017 (Luật số: 87 / 2017).

Với một danh sách các nhà quản lý trên khắp Châu Âu, rõ ràng về mặt thủ tục pháp lý, Tickmill đã chứng tỏ được sự chuyên nghiệp nghiêm túc và uy tín của mình. Cho thấy họ xứng đáng là một trong những sàn giao dịch uy tín và đáng được nhiều trader đặt niềm tin.

Xem thêm: Top 10 sàn Forex uy tín nhất hiện nay

2.3. Chính sách bảo hiểm khách hàng của Tickmill

Cùng tìm hiểm các chính sách bảo hiểm khách hàng sàn Tickmill ngay dưới đây:

Chính sách bảo hiểm khách hàng
Chính sách bảo hiểm khách hàng

#1. Chương Trình Bồi Thường Dịch Vụ Tài Chính (FSCS)

Tickmill UK Ltd là thành viên của Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính Financial Services Compensation Scheme.

FSCS là một quỹ bồi thường độc lập, đây là giải pháp bảo vệ cuối cùng cho khách hàng của các công ty dịch vụ tài chính được ủy quyền của Vương quốc Anh, được thành lập theo Đạo luật Thị trường và Dịch vụ Tài chính năm 2000.

FSCS sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng của Tickmill trong trường hợp nhà môi giới này mất khả năng thanh toán.

#2. Quỹ Bồi Thường Nhà Đầu Tư (ICF)

Tickmill Europe Ltd là thành viên của Quỹ Bồi thường Nhà đầu tư Investor Compensation Fund (ICF). ICF đã được thành lập với tư cách là quỹ bồi thường của nhà đầu tư cho khách hàng CIF và các chức năng của nó được điều chỉnh bởi chỉ thị 144-2007-15 của CySEC.

Quỹ ICF bảo đảm cho khách hàng của Tickmill được thanh toán bồi thường nếu có bất kỳ khiếu nại nào xảy ra trong trường hợp Tickmill không thực hiện được nghĩa vụ của mình.

#3. Chế độ bảo hiểm của Tickmill

Với việc được quản lý bởi các cơ quan tài chính như FSA, FCA, CySEC đồng nghĩa với việc Tickmill phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định về việc bảo hiểm cho khách hàng của mình.

Tickmill đảm bảo chịu trách nhiệm đối với khách hàng và các bên thứ ba bằng chương trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm bảo hiểm đối với những sai sót, gian lận và nhiều rủi ro khác dẫn đến mất mát.

#4. Cơ chế Segregated accounts (Tài khoản tách biệt)

Cơ chế Segregated accounts đảm bảo an toàn cho tài khoản của khách hàng, Tickmill sẽ không được phép sử dụng tài khoản của khách hàng cho bất kỳ hoạt động nào, đồng thời đó cũng là bằng chứng cho việc bồi thường khách hàng theo quy định trong trường hợp Tickmill mất khả năng thanh toán.

Tiền của khách hàng được chuyển hoàn toàn vào các tài khoản ngân hàng, tách biệt với tài khoản do công ty sử dụng.

#5. Bảo vệ Tài khoản khỏi số dư âm

Tickmill là một trong những sàn môi giới có chính sách bảo vệ tài khoản khách hàng khỏi số dư âm, có nghĩa là “ngay cả trong điều kiện thị trường biến động mạnh khiến ký quỹ và stoploss không còn hoạt động chính xác thì khách hàng của Tickmill cũng không phải chịu bất cứ tổn thất nào đối với việc thanh toán số dư âm”.

Thị trường Forex là nơi luôn chứa đựng những rủi ro bất ngờ mà các nhà đầu tư không thể đoán trước, vì vậy việc Tickmill sử dụng chính sách bảo vệ số dư âm cho khách hàng là điều vô cùng tuyệt vời và là điểm cộng trong mắt các trader trên toàn thế giới.

2.4. Cơ quan bảo vệ cho nhà đầu tư Việt Nam

Tại Việt Nam hiện chưa có một bộ luật hay quy định hiện hành nào liên quan tới thị trường Forex và môi giới giao dịch ngoại hối. Tức là Việt Nam vẫn chưa hợp pháp hóa giao dịch ngoại hối. Khách hàng Việt Nam sẽ không được bất cứ sự bảo về nào từ pháp luật Việt Nam.

Cơ quan bảo vệ cho nhà đầu tư Việt Nam
Cơ quan bảo vệ cho nhà đầu tư Việt Nam

Tuy nhiên, Tickmill hiện đang sở hữu giấy chứng nhận của FSA, giúp trader được bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi tranh chấp xảy ra. Các trader vẫn có thể yêu cầu FSA hỗ trợ và điều tra sau khi nhận được thông báo chính thức từ Tickmill.

Như vậy, sự thật đằng sau những lời đồn đoán sàn Tickmill lừa đảo là không có minh chứng, sàn luôn hỗ trợ và bảo vệ các khách hàng của mình. Những sự thật về sàn Tickmill lừa đảo có chăng chỉ là các lỗi và các vấn đề mà khách hàng gặp phải nhưng chưa thể đưa ra được hướng giải quyết.

Khi gặp bất cứ một thắc mắc hoặc một vấn đề nào liên quan đến sàn bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ sàn Tickmill ngay để sàn có thể đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bạn.

3. Lý do nên chọn sàn Tickmill

Như vậy nói sàn Tickmill lừa đảo là không chính xác cũng như không có minh chứng. Tuy là một sàn giao dịch mới được thành lập không lâu nhưng Tickmill đã để lại những tiếng vang lớn trên thị trường. Tuy nhiên cũng không thể chắc chắn 100% sàn sẽ vẫn phát triển tốt trong tương lai.

Nhưng với hiện tại, Tickmill đang thể hiện sự an toàn, tin cậy và sự lớn mạnh của mình trên thị trường tài chính. Vì vậy, các trader có thể cân nhắc mở tài khoản trên sàn giao dịch này nhưng cũng cần lưu ý tới một số ưu nhược điểm sau:

1) Ưu điểm

  • Tickmill là sàn giao dịch uy tín, có các giấy phép hoạt động bởi FCA, CySEC,…
  • Nhiều loại tài khoản giao dịch bao gồm: Classic, Pro và VIP
  • Phí giao dịch bao gồm phí chênh lệch và hoa hồng thấp, rất cạnh tranh.
  • Hỗ trợ 2 nền tảng giao dịch Metatrader 4/5, công cụ giao dịch hiện đại
  • Đa dạng phương thức nạp rút tiền, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Có cả cổng nạp rút bằng MOMO.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp cho trader Việt Nam nhờ hotline và email hỗ trợ riêng

2) Nhược điểm

  • Yêu cầu mức nạp tối thiểu mức trung bình (tối thiểu 2.000.000 VNĐ).
  • Đòn bẩy tối đa chưa cao
  • Sản phẩm giao dịch còn hạn chế, không có nhiều sản phẩm cổ phiếu, hàng hóa mềm, quỹ ETF.

4. Kết luận về sàn Tickmill lừa đảo?

Như vậy sàn giao dịch ngoại hối Tickmill rất uy tín và không lừa đảo khách hàng. Với những giấy phép hoạt động được cấp bởi các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu thế giới như FSA, FCA, CyCES, … cùng với công nghệ hiện đại và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

Chính Tickmill đã bác bỏ được những tin đồn về sàn Tickmill lừa đảo.

Hy vọng những thông tin Sinvest mang đến sẽ hữu ích cho các trader.

Câu hỏi thường gặp?

1. Sàn Tickmill lừa đảo không?

Tickmill là một trong những sàn môi giới ngoại hối uy tín hàng đầu hiện nay khi sở hữu cho mình nhiều giấy phép hoạt động được cấp bởi các tổ chức quản lý tài chính hàng đầu thế giới như: FCA, FSA, BaFin, CNMV,…. Bên cạnh đó Tickmill vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các điều lệ liên quan đến chính sách bảo vệ khách hàng.

2. Sàn Tickmill được quản lý bởi cơ quan nào?

Sàn Tickmill được quản lý bởi nhiều cơ quan giám sát tài chính hàng đầu trên thế giới, bao gồm FCA (Vương quốc Anh), CySEC (Síp) và FSA (Seychelles). Những cơ quan này đảm bảo rằng sàn Tickmill tuân thủ các quy định và chuẩn mực của ngành tài chính và đảm bảo rằng các khách hàng được bảo vệ.

3. Tôi nên làm gì nếu tôi gặp vấn đề với sàn Tickmill?

Nếu bạn gặp vấn đề khi giao dịch trên sàn Tickmill, bạn nên liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của sàn để được hỗ trợ và giải quyết vấn đề. Nếu bạn vẫn không hài lòng với giải pháp được đề xuất, bạn có thể đệ đơn khiếu nại với cơ quan giám sát tài chính để giải quyết vấn đề.

5/5 - 8 bình chọn

Thặng Trương

Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Chưa có bình luận