Sàn ICMarkets Lừa Đảo? Sự thật về sàn ICMarkets Lừa Đảo?
- Thặng Trương
-
09/12/2022
- 0 Bình luận
Ngay khi đang tham gia giao dịch Forex, các trader vẫn luôn được nghe nói rằng sàn Forex này lừa đảo, sàn kia lừa đảo hoặc thậm chí chính bạn đã từng tham gia một sàn Forex lừa đảo. ICMarkets là sàn Forex được rất nhiều trader đánh giá là một trong những sàn uy tín nhất thị trường với số lượng khách hàng vô cùng lớn. Vậy sàn ICMarkets lừa đảo không? ICMarkets có thật sự uy tín không?
Bài viết này Sinvest sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết về sàn ICMarkets để các trader có thể đánh giá sàn giao dịch này một cách khách quan nhất.
1. Sàn ICMarkets lừa đảo? Thế nào là một sàn lừa đảo?
Để trả lời cho câu hỏi sàn ICMarkets lừa đảo hay không thì chúng ta cùng thử tìm hiểu xem như thế nào là một sàn Forex lừa đảo. Dưới đây là một số dấu hiệu của một sàn Forex lừa đảo:
1.1. Không được cấp phép hoặc giả mạo giấy phép của cơ quan quản lí uy tín
Trước tiên là một sàn Forex uy tín thì phải đầy đủ các giấy tờ pháp lý cũng như giấy phép hoạt động. Giấy phép từ các cơ quan quản lý forex như CySEC, FCA, hay ASIC là bằng chứng xác thực nhất để nói về độ tin cậy của sàn.
Sàn Forex không có các giấy phép rõ ràng thường là các sàn trôi nổi, tự thành lập bởi một nhóm các trader để lừa đảo khách hàng.
Ngoài ra, một sàn forex giả mạo giấy phép của bất kỳ cơ quan nào thì có thể chắc chắn rằng sàn đó đang lừa đảo nhà đầu tư. Bởi nếu không có mục đích xấu với khách hàng thì sẽ không cần làm giả bất kỳ một giấy tờ nào cả.
Để nhận biết sàn forex có đang giả mạo giấy phép hay không, các bạn nên vào website của cơ quan quản lý để kiểm tra, không nên vội vàng tin vào những đường link hay hình ảnh giấy phép mà sàn forex đó cung cấp, vì những thứ này đều có thể dễ dàng làm giả được.
Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào về sàn forex trên website của cơ quan quản lý hoặc sàn forex đó bị chính các cơ quan này đưa ra cảnh báo lừa đảo đến nhà đầu tư thì chắc chắn giấy phép mà sàn cung cấp là giả mạo.
Dưới đây là một số website của các cơ quan quản lí tài chính:
- FCA: Financial Conduct Authority (Cơ quan quản lý hành chính tài chính của Anh)
- ASIC: Australian Securities and Investments Commission (Cơ quan quản lý chứng khoán và đầu tư của Úc)
- CySEC: Cyprus Securities and Exchange Commission (Cơ quan quản lý chứng khoán và hoán đổi của Síp)
- FSA Seychelles: Financial Services Authority Seychelles (Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính của Seychelles)
1.2. Cung cấp thông tin không đầy đủ thiếu minh bạch
Các sàn forex uy tín đều luôn muốn “show” những giá trị và dịch vụ tốt nhất của mình đến với khách hàng bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến công ty, giấy tờ pháp lý, đội ngũ quản lý, giới thiệu các sản phẩm giao dịch, các loại tài khoản giao dịch, nền tảng và điều kiện giao dịch để các nhà đầu tư tham khảo và đưa ra quyết định.
Ngược lại, các sàn forex lừa đảo lại thường cung cấp thông tin rất sơ sài trên website của mình. Các bạn sẽ không biết được các điều kiện giao dịch cụ thể, số tiền nạp tối thiểu là bao nhiêu, được giao dịch những loại sản phẩm nào,… cho đến khi chính thức mở tài khoản, nạp tiền và chính thức đặt lệnh trên nền tảng giao dịch.
1.3. Cam kết lợi nhuận hấp dẫn
Các sàn forex uy tín thường rất ít khi cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch ủy thác, tín hiệu giao dịch hay EA giao dịch forex, họ sẽ tập trung cung cấp cho trader những kiến thức chính xác nhất về forex trading để trader có thể tự giao dịch một cách tốt nhất.
Ngược lại, các sàn forex lừa đảo thường sẽ marketing và PR dịch vụ giao dịch hộ, tín hiệu giao dịch và robot giao dịch tự động với cam kết lợi nhuận cao ngất ngưởng.
1.4. Mời chào đăng kí tài khoản một cách quá “lố”
Các sàn forex lừa đảo luôn tìm mọi cách có được thông tin khách hàng, rồi gọi điện, nhắn tin, gửi mail… với tần suất dày đặc và có thể nói là họ đang làm phiền đến bạn. Nếu bạn tò mò với những thông tin mà họ cung cấp thì rất có thể ngay sau đó, bạn sẽ “dính bẫy”.
1.5. Bị nhiều trader phàn nàn, thậm chí tố cáo lừa đảo
Với một sàn forex lừa đảo sẽ bị dính rất nhiều phốt từ các nhà giao dịch, trên khắp các diễn đàn, các trang mạng xã hội. Để xác minh điều này, các bạn có thể tìm kiếm trên Google với các từ khóa như “tên sàn forex + review”, “tên sàn forex + lừa đảo”…
Trên đây là một số dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết nhất của các sàn forex lừa đảo khi các bạn bắt đầu tìm hiểu về giao dịch forex.
2. Sàn ICMarkets lừa đảo không?
Sau khi đã tìm hiểu về dấu hiệu để nhận biết một sàn Forex lừa đảo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự thật về sàn ICMarkets lừa đảo. Dựa vào một số tiêu chí mình nêu ra ở trên để có thể đánh giá về mức độ uy tín của sàn giao dịch này.
Dưới đây là một số thông tin và các tiêu chí để đánh giá sàn ICMarkets có thật sự uy tín?
2.1. Thông tin về sàn ICMakets
ICMarkets có tên đầy đủ là International Capital Markets, được thành lập vào năm 2007 bởi một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tại Sydney. Tuy nhiên, mãi đến năm 2009 thì sàn ngoại hối này mới được cấp giấy phép hợp pháp của cơ quan dịch vụ tài chính Úc (AFSL) và Ủy ban chứng khoán & đầu tư Úc (ASIC),
ICMarkets cung cấp nhiều những nền tảng giao dịch đa dạng như MT4 ICMarkets, MT5 ICMarkets và nền tảng cTrader từ SoftWare Systems.
Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, ICMarket đã nỗ lực để trở thành sàn giao dịch CFD Forex lớn nhất thế giới, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho nhà giao dịch và không ngừng đổi mới công nghệ.
Tính đến thời điểm hiện tại, sàn ICMarket đã có hơn 180,000 khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới, khối lượng giao dịch đã đạt hơn 1,11 nghìn tỷ USD.
Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về sàn ICMarkets:
Giấy phép hoạt động | ASIC, CySEC, FSA, SCB |
Năm thành lập | 2007 |
Tiền nạp tối thiểu | 200 USD |
Sản phẩm giao dịch | Tiền tệ forex; Hàng hóa; Chỉ số ,Trái phiếu, Tiền điện tử; Hợp đồng kỳ hạn, Cổ phiếu. |
Đòn bẩy tối đa | 1:1000 |
Nền tảng giao dịch | MT4, MT5, cTrader |
Sàn giao dịch | ECN |
Các loại tài khoản | Tài khoản tiêu chuẩn và Raw Spread |
Phí Spread | Từ 0.0 pip |
Ngôn ngữ website | Tiếng Anh, Tiếng Việt |
Phương thức nạp – rút tiền |
|
Mở tài khoản ICMarkets Xem Review chi tiết
2.2. Giấy phép và các chứng chỉ hoạt động của sàn ICMarkets
Có thể nói giấy phép hoạt động là thước đo chính xác nhất dành cho các sàn ngoại hối Forex. Khi giao dịch trên sàn Forex đã có các giấy phép hoạt động bạn sẽ yên tâm về các quy định pháp lý và chính sách bảo hiểm mà sàn mang lại.
Đương nhiên sàn ICMarkets cũng có đầy đủ các giấy tờ pháp lý được các cơ quan quản lý tài chính cung cấp.
ICMarkets hiện đang sửu hữu các giấy phép hoạt động ASIC (Australian Securities and Investments Commission) : ACN 123 289 109 . FCA (Vương quốc Anh) : SD018, CySEC (Ủy ban Chứng khoán và Trao đổi Síp) : 362/18
- CySEC (Cyprus Securities and Exchange Commission) – Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp
- FSA (Financial Services Authority) – cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm quy định của ngành dịch vụ tài chính Vương quốc Anh
- ASIC (Australian Securities & Investments Commission) – Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc.
Trên thế giới, Ngoài các trung tâm tài chính lớn như UK (Vương Quốc Anh), USA (Nước Mỹ) Thì dường như, Úc là quốc gia có nhiều sàn môi giới ngoại hối uy tín đang hoạt động. Một số sàn forex quen thuộc mà các bạn sẽ cảm thấy quen thuộc như: ThinkMarkets, GO Market, Axitrader…
Vì sao lại có nhiều sàn Forex úc được đánh giá cao? bởi vì, giấy phép ASIC là vô cùng quan trọng và có độ uy tín cao, nên những sàn giao dịch nào có được giấy phép được cấp bởi ASIC, thì đó là một dấu chứng nhận sàn đó là sàn an toàn các trader có thể giao dịch.
Để làm rõ hơn cho minh chứng này, mời các bạn tham khảo điều kiện để một sàn Forex được ASIC cấp phép hoạt động.
- Sử dụng cơ chế tài khoản tách biệt (Segregated account). Đây là phần yêu cầu tài khoản ngân hàng chứa tiền nạp của khách hàng và tài khoản ký quỹ hoạt động của sàn phải là riêng biệt.
- Các sàn giao dịch khi đăng ký tiêu chuẩn của ASIC phải có mức vốn kinh doanh tối thiểu 1 triệu USD.
- Sàn giao dịch có đăng ký chứng chỉ AFC (Australian Financial Securities Licence) là một giấy phép kinh doanh trong khu vực. Đồng thời giấy phép này, cũng bắt buộc các sàn giao dịch sẽ phải tuân thủ các quy tắc hoạt động đa quốc gia, cũng như phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ khách hàng trên toàn thế giới, đảm bảo quyền lợi, lợi ích pháp lý của khách hàng.
- Sàn giao dịch phải tham gia trở thành thành viên của Cơ Quan Khiếu Nại Tài Chính Úc (AFCA), nó cũng giống như cục bảo vệ người tiêu dùng. Khi có bất kỳ khiếu nại, xung đột giữa sàn và khách hàng thì cơ quan này sẽ đứng ra xử lý, can thiệp bảo vệ quyền lợi cho đôi bên.
Xem mọi thông tin về chứng chỉ pháp lý của sàn ICMarkets: https://www.icmarkets.com/company/regulation
2.3. Chính sách bảo vệ nhà đầu tư của ICMarkets
ICMarkets phải tuân thủ nghiệm ngặt các Điều kiện & Điều khoản liên quan đến chính sách bảo vệ khách hàng như:
- Sàn ICMarkets tuân thủ nghiêm ngặt những quy định liên quan đến tài khoản của khách hàng dưới dạng tài khoản tách biệt (Segregated account). Các tài khoản này sẽ được giữ riêng biệt với các quỹ hoạt động của công ty và không được sử dụng cho bất kỳ hoạt động sai mục đích nào khác.
Nó cũng dùng để xác định các tài sản thuộc về khách hàng và lấy đó làm cơ sở để đền bù cho khách hàng trong trường hợp có bất kỳ điều gì xảy ra với công ty (ví dụ như phá sản).
- Khi một tài khoản được cấp vốn giao dịch, tiền của khách hàng sẽ được giữ trong các tài khoản ủy thác tại Ngân hàng quốc gia Úc (NAB) và Tập đoàn Ngân hàng Westpac. ICMarkets phải tuân thủ theo các quy tắc xử lý đối với tài khoản của khách hàng, áp dụng các chính sách và quy trình nghiêm ngặt liên quan đến các tài khoản đó.
- ICMarkets cũng có một thỏa thuận bảo hiểm bồi thường chuyên nghiệp với Hãng bảo hiểm Lloyds của London để bảo vệ các nhà đầu tư của mình.
- Ngoài ra, ICMarkets cũng được đặt dưới một Đơn vị kiểm toán độc lập bên ngoài (Externally Audited) để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và các quy trình hoạt động.
Đến đây khi biết các giấy tờ pháp lý cũng như các chính sách bảo vệ nhà đầu tư, chắc hẳn các trader đã phần nào trả lời được câu hỏi “sàn ICMarkets lừa đảo hay không?” rồi đúng không nào!
2.4. Cơ quan bảo vệ cho nhà đầu tư Việt Nam
Tại Việt Nam hiện chưa có một bộ luật hay quy định hiện hành nào liên quan tới thị trường Forex và môi giới giao dịch ngoại hối. Tức là Việt Nam vẫn chưa hợp pháp hóa giao dịch ngoại hối. Khách hàng Việt Nam sẽ không được bất cứ sự bảo đảm nào từ pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, ICMarkets hiện đang sở hữu giấy chứng nhận của ASIC và FCA, giúp trader được bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi tranh chấp xảy ra. Các trader vẫn có thể yêu cầu ASIC hỗ trợ và điều tra sau khi nhận được thông báo chính thức từ ICMarkets.
Như vậy, nói sàn ICMarkets lừa đảo là không có minh chứng, sàn luôn hỗ trợ và bảo về các khách hàng của mình. Những sự thật về sàn ICMarkets lừa đảo có chăng chỉ là các lỗi và các vấn đề mà khách hàng gặp phải nhưng chưa thể đưa ra được hướng giải quyết ngay lúc đó.
Khi gặp bất cứ một thắc mắc hoặc một vấn đề nào liên quan đến sàn bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ sàn ICMarkets ngay để sàn có thể đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bạn.
3. Lý do nên chọn giao dịch sàn ICMarkets?
Sau khi đã biết sự thật về sàn ICMarkets lừa đảo các trader có thể cân nhắc lựa chọn sàn môi giới này để giao dịch Forex qua các ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm:
- Đây là một sàn giao dịch uy tín, được quản lý bởi các cơ quan quản lý đáng tin cậy như ASIC, FCA.
- Lịch sử hoạt động lâu đời và rất minh bạch
- Chi phí giao dịch khá thấp, gần như là thấp nhất thế giới.
- Chất lượng nền tảng giao dịch cực tốt, mượt mà và không có trường hợp requote lệnh
Nhược điểm:
- Thời gian mở và duyệt xác minh tài khoản khá lâu, từ 2-3 ngày (và trừ ngày nghỉ)
- Thời gian rút tiền còn chậm, từ 24-48h
- Thời gian hỗ trợ khách hàng Việt Nam chậm
- Yêu cầu tiền nạp tối thiểu lần đầu cao: 200$
4. Lời kết về sàn ICMarkets lừa đảo?
Qua bài viết Sinvest đã nêu ra các thông tin chi tiết về sàn giao dịch ICMarkets. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho trader cái nhìn khách quan quan nhất về sàn ICMarkets lừa đảo cũng như sự thật về sàn giao dịch này.
Cảm ơn các trader đã theo dõi, chúc các bạn giao dịch thành công!
Câu hỏi thường gặp?
1. ICMarkets có phải là một sàn giao dịch lừa đảo không?
Không, ICMarkets không phải là một sàn giao dịch lừa đảo. Broker này là một trong những sàn giao dịch uy tín bậc nhất trên thị trường và được giám sát bởi các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu trên thế giới.
2. ICMarkets có giấy phép hoạt động pháp lý không?
Có, ICMarkets có giấy phép hoạt động pháp lý và được giám sát bởi Cơ quan quản lý chứng khoán và đầu tư Australia (ASIC) và các cơ quan quản lý tài chính uy tín hàng đầu khác như Cơ quan quản lý tài chính và chứng khoán Síp (CySEC) và Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Seychelles (FSA Seychelles).
3. ICMarkets có đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho khách hàng không?
Có, ICMarkets cam kết bảo vệ thông tin khách hàng một cách nghiêm ngặt và sử dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
4. Làm thế nào để tôi có thể kiểm tra tính pháp lý của ICMarkets?
Bạn có thể kiểm tra tính pháp lý của ICMarkets bằng cách truy cập trang web của Cơ quan quản lý chứng khoán và đầu tư Australia (ASIC) để xem thông tin về giấy phép hoạt động của sàn này.
Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.
Chúc các bạn giao dịch thành công!