Tổng hợp giấy phép sàn Tickmill CHI TIẾT & ĐẦY ĐỦ nhất 2023
- Thặng Trương
-
05/02/2023
- 0 Bình luận
Giấy phép sàn Tickmill bao gồm những giấy phép nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều trader đặt ra khi bắt đầu tham gia giao dịch trên sàn ngoại hối Tickmill. Giấy phép hoạt động là minh chứng rõ ràng nhất về sự an toàn cũng như uy tín của sàn.
Bài viết hôm nay Sinvest sẽ mang đến những thông tin chi tiết nhất về các giấy phép sàn Tickmill. Theo dõi cùng mình ngay nhé!
1. Sàn Tickmill là gì?
Tickmill là một nhà môi giới ngoại hối trực tuyến được thành lập vào năm 2015 tại Anh Quốc, có trụ sở tại 1 Fore Street Avenue, London EC2Y 9DT, Vương Quốc Anh. Tickmill là thành viên của Tập Đoàn Tickmill, trước đây là sàn môi giới có tên Armada Markets được thành lập vào năm 2008.
Tính từ thời điểm đổi tên thành Tickmill, mặc dù mới có hơn 7 năm trên thị trường nhưng Tickmill đã đạt được những thành tựu đáng kể mà các sàn ngoại hối lâu năm cũng phải dè chừng. Tickmill không hề kém cạnh so với các đàn anh.
Sàn cung cấp các sản phẩm giao dịch đa dạng, bao gồm: forex, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử,… và 3 loại tài khoản giao dịch khác nhau phù hợp với tất cả các trader. Cùng với đó là 2 nền tảng giao dịch phổ biến MetaTrader 4/5 với tốc độ khớp lệnh nhanh, Spread cạnh tranh từ 0.0 pip, không giới hạn giao dịch và hầu như không báo giá lại.
Đến nay, Tickmill đã rất thành công khi được cấp phép bởi các cơ quan quản lí tài chính hàng đầu thế giới như: FSA, FCA, CySEC, Labuan FSA, FSCA. Đây đều là những giấy phép mà không phải sàn giao dịch nào cũng làm được.
Bên cạnh đó, sự uy tín và vang dội của Tickmill còn được thể hiện qua vô vàn giải thưởng mà sàn đã đạt được.
Dưới đây là một thông tin cơ bản đánh giá sàn Tickmill:
Năm thành lập |
2015 |
Cơ quan quản lý |
FSA, CySEC, FCA, FSCA |
Sàn giao dịch |
NDD |
Chênh lệch Spread |
Từ 0.0 pip |
Nền tảng giao dịch |
MT4, MT5 |
Ngôn ngữ hổ trợ |
Tiếng Anh, Tiếng Việt |
Phương thức gửi, rút tiền |
Internet Banking, Visa/Master Card, Skrill, Neteller,.. |
Mở tài khoản Tickmill Xem Review chi tiết
2. Sàn Tickmill có giấy phép hoạt động không?
Khi bắt đầu đặt chân trên một sàn giao dịch ngoại hối nào đó có lẽ câu hỏi đầu tiên các trader băn khoăn đó chính là sàn giao dịch này có uy tín không? Có giấy phép hoạt động để đảm bảo sự minh bạch của sàn không?
Tickmill cũng là một sàn giao dịch ngoại hối được rất nhiều trader hỏi câu hỏi này. Không phải dễ dàng để được rất nhiều nhà đầu tư nói rằng Tickmill là một trong những sàn giao dịch ngoại hối uy tín nhất thế giới.
Như đã giới thiệu sơ qua trong phần trên Tickmill hoàn toàn có các giấy phép hoạt động và thậm chí sàn giao dịch này còn có rất nhiều loại giấy phép hoạt động được cung cấp bởi các cơ quan quản lý tài chính khác nhau.
Các thông tin chi tiết về giấy phép sàn Tickmill sẽ được mình trình bày trong phần ngay sau đây.
3. Tổng hợp danh sách giấy phép sàn Tickmill
Dưới đây là danh sách các giấy phép sàn Tickmill:
#1. Cơ Quan Quản Lý Tài Chính Seychelles (FSA)
FSA được thành lập theo Đạo luật Cơ quan Dịch vụ Tài chính năm 2013. Trách nhiệm chính của cơ quan quản lý bao gồm cấp phép, giám sát và phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng ở Seychelles thông qua một chế độ quản lý vững chắc.
Tickmill Ltd được quản lý như là một công ty môi giới chứng khoán bởi Cơ Quan Quản Lý Tài Chính Seychelles với giấy phép số: SD008
Bạn có thể tham khảo giấy phép FSA sàn Tickmill tại đây:
#2. Cơ Quan Thực Thi Tài Chính FCA (FCA)
FCA là một cơ quan công lập độc lập có quyền hạn theo luật định bởi Đạo luật Thị trường và Dịch vụ Tài chính năm 2000, quy định hành vi của cả các công ty dịch vụ tài chính bán lẻ và bán buôn tại Vương quốc Anh.
Sứ mệnh của cơ quan quản lý là làm cho thị trường tài chính hoạt động tốt với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường tính toàn vẹn của thị trường và thúc đẩy cạnh tranh.
Tickmill UK Ltd được cấp phép và quản lý bởi Cơ Quan Quản Lý Tài Chính Vương quốc Anh với số Đăng Ký FCA: 717270
Bạn có thể tham khảo giấy phép FCA sàn Tickmill tại đây:
#3. Ủy Ban Chứng Khoán Và Giao Dịch Cyprus (CySEC)
CySEC là cơ quan quản lý tài chính của Cộng hoà Cyprus, được thành lập theo điều 5 của Luật Ủy Ban Chứng Khoán Và Giao Dịch (Thành lập và Trách nhiệm) năm 2001.
Mục đích của CySEC là bảo vệ nhà đầu tư và tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển tối ưu thông qua việc thực hiện giám sát hiệu quả.
Tickmill Europe Ltd được cấp phép và quản lý bởi Ủy Ban Chứng khoán và Giao Dịch Cyprus với tư cách là một công ty TNHH CIF với giấy phép số: 278/15
Bạn có thể tham khảo giấy phép CyCES sàn Tickmill tại đây:
#4. Cơ Quan Dịch Vụ Tài Chính Labuan (Labuan FSA)
Labuan FSA đóng vai trò là cơ quan chủ chốt quản lý, giám sát và thực thi của ngành kinh doanh và dịch vụ tài chính quốc tế tại Labuan. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tất cả các thành viên hoạt động dưới Labuan IBFC tuân thủ theo các tiêu chuẩn tài chính cao nhất.
Tickmill Asia Ltd được cấp phép và quản lý bởi Cơ Quan Dịch Vụ Tài Chính Labuan với giấy phép số: MB/18/0028.
Bạn có thể tham khảo giấy phép Labuan FSA sàn Tickmill tại đây:
#5. Cơ Quan Quản Lý Tài Chính Khu Vực (FSCA)
Cơ Quan Quản Lý Tài Chính Khu Vực (FSCA) đóng vai trò là cơ quan quản lý thị trường chuyên trách ở Nam Phi với sứ mệnh nâng cao hiệu quả và nhất quán của thị trường tài chính, thúc đẩy việc đối xử công bằng với khách hàng của các tổ chức tài chính và hỗ trợ duy trì sự ổn định tài chính.
Tickmill South Africa (Pty) Ltd được cấp phép và quản lý bởi Cơ Quan Quản Lý Tài Chính Khu Vực (FSCA) với đăng ký số: FSP 49464.
Bạn có thể tham khảo giấy phép FSCA sàn Tickmill tại đây:
Ngoài ra ở châu Âu, thương hiệu Tickmill hoạt động với tên gọi Tickmill Europe Ltd và được cấp phép bởi nhiều cơ quan quản lý châu Âu khác nhau như sau:
#6. Cơ quan giám sát tài chính liên bang Đức – BaFin
(Số đăng ký: 146511)
Bạn có thể tham khảo tại đây.
#7. Pháp Autorité de contrôle Prudentiel et de Résolution – ACPR
(Số đăng ký: 75473)
Bạn có thể tham khảo tại đây.
#8. Ủy ban Ý Nazionale per le Società e la Borsa – CONSOB
#9. Comisión Nacional de Mercado de Valores của Tây Ban Nha – CNVM
#10. MiFID II tuân thủ theo Dịch vụ đầu tư và Luật thị trường được điều chỉnh năm 2017
Như vậy có thể thấy Tickmill sở hữu một danh sách giấy phép hoạt động khổng lồ từ những cơ quan quản lí tài chính hàng đầu trên thế giới.
4. Chính sách bảo hiểm khách hàng của Tickmill
Cùng tìm hiểm các chính sách bảo hiểm khách hàng sàn Tickmill ngay dưới đây:
#1. Chương Trình Bồi Thường Dịch Vụ Tài Chính (FSCS)
Tickmill UK Ltd là thành viên của Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính Financial Services Compensation Scheme.
FSCS là một quỹ bồi thường độc lập, đây là giải pháp bảo vệ cuối cùng cho khách hàng của các công ty dịch vụ tài chính được ủy quyền của Vương quốc Anh, được thành lập theo Đạo luật Thị trường và Dịch vụ Tài chính năm 2000.
FSCS sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng của Tickmill trong trường hợp nhà môi giới này mất khả năng thanh toán.
#2. Quỹ Bồi Thường Nhà Đầu Tư (ICF)
Tickmill Europe Ltd là thành viên của Quỹ Bồi thường Nhà đầu tư Investor Compensation Fund (ICF). ICF đã được thành lập với tư cách là quỹ bồi thường của nhà đầu tư cho khách hàng CIF và các chức năng của nó được điều chỉnh bởi chỉ thị 144-2007-15 của CySEC.
Quỹ ICF bảo đảm cho khách hàng của Tickmill được thanh toán bồi thường nếu có bất kỳ khiếu nại nào xảy ra trong trường hợp Tickmill không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
#3. Chế độ bảo hiểm của Tickmill
Với việc được quản lý bởi các cơ quan tài chính như FSA, FCA, CySEC đồng nghĩa với việc Tickmill phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định về việc bảo hiểm cho khách hàng của mình.
Tickmill đảm bảo chịu trách nhiệm đối với khách hàng và các bên thứ ba bằng chương trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm bảo hiểm đối với những sai sót, gian lận và nhiều rủi ro khác dẫn đến mất mát.
#4. Cơ chế Segregated accounts (Tài khoản tách biệt)
Cơ chế Segregated accounts đảm bảo an toàn cho tài khoản của khách hàng, Tickmill sẽ không được phép sử dụng tài khoản của khách hàng cho bất kỳ hoạt động nào, đồng thời đó cũng là bằng chứng cho việc bồi thường khách hàng theo quy định trong trường hợp Tickmill mất khả năng thanh toán.
Tiền của khách hàng được chuyển hoàn toàn vào các tài khoản ngân hàng, tách biệt với tài khoản do công ty sử dụng.
#5. Bảo vệ Tài khoản khỏi số dư âm
Tickmill là một trong những sàn môi giới có chính sách bảo vệ tài khoản khách hàng khỏi số dư âm, có nghĩa là “ngay cả trong điều kiện thị trường biến động mạnh khiến ký quỹ và stoploss không còn hoạt động chính xác thì khách hàng của Tickmill cũng không phải chịu bất cứ tổn thất nào đối với việc thanh toán số dư âm”.
Thị trường Forex là nơi luôn chứa đựng những rủi ro bất ngờ mà các nhà đầu tư không thể đoán trước, vì vậy việc Tickmill sử dụng chính sách bảo vệ số dư âm cho khách hàng là điều vô cùng tuyệt vời và là điểm cộng trong mắt các trader trên toàn thế giới.
5. Sàn Tickmill có giấy phép hoạt động tại Việt Nam không?
Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều trader Việt Nam đặt ra khi lựa chọn giao dịch trên sàn Tickmill. Vậy sàn Tickmill có giấy phép hoạt động dịch vụ giao dịch ngoại hối ở Việt Nam không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì tại Việt Nam không có cơ quan hay tổ chức nào quản lý hoạt động giao dịch ngoại hối cả.
Vì vậy, tại Việt Nam sẽ không có giấy phép hoạt động forex (đối với tất cả các sàn ngoại hối).
Để biết được một sàn ngoại hối có uy tín hay không, các trader sẽ xem sàn có giấy phép hoạt động ngoại quốc hay không. Vì giấy phép là thước đo chứng minh sự uy tín của sàn. Với Tickmill là 1 trong những sàn ngoại hối uy tín nhất trên thế giới và đảm bảo đủ độ uy tín tại Việt Nam.
6. Kết luận
Có thể thấy Tickmill không chỉ có một giấy phép và có hẳn một danh sách giấy phép hoạt động được cấp từ các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu thế giới. Hy vọng những thông tin về giấy phép sàn Tickmill mà Sinvest vừa chia sẻ sẽ giúp các trader có cái nhìn khách quan hơn và yên tâm hơn khi giao dịch trên Tickmill.
Cảm ơn các trader đã theo dõi!
Câu hỏi thường gặp?
1. Giấy phép sàn Tickmill là gì?
Giấy phép sàn Tickmill là giấy phép hoạt động kinh doanh được cấp cho sàn giao dịch Tickmill bởi một tổ chức tài chính có thẩm quyền, đảm bảo tính hợp pháp và an toàn cho hoạt động giao dịch của sàn.
2. Giấy phép sàn Tickmill gồm những gì?
Sàn Tickmill được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bởi nhiều tổ chức tài chính uy tín và có thẩm quyền như FCA (Financial Conduct Authority) của Vương quốc Anh và CySEC (Cyprus Securities and Exchange Commission) của Síp. Ngoài ra broker này còn sở hữu nhiều giấy phép hoạt động khác như: FSA, FSCA, BaFin, CNMV,…
3. Giấy phép sàn Tickmill có tầm quan trọng như thế nào?
Giấy phép sàn Tickmill là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tính hợp pháp, an toàn và đáng tin cậy của sàn giao dịch. Nó đảm bảo các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch trên sàn một cách an toàn và bảo vệ quyền lợi của mình.
Chào các bạn, tôi là Thặng Trương - một nhà giao dịch tham gia thị trường ngoại hối từ năm 2018. Hy vọng rằng tất cả các kiến thức và kinh nghiệm trong những năm qua tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
Cuối cùng: "Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn." Hãy luôn có một thái độ tích cực để bắt đầu một ngày tốt đẹp.
Chúc các bạn giao dịch thành công!